Áp lực lớp 1
Những năm gần đây, từ ‘áp lực’ là một trong những từ khóa xuất hiện nhiều nhất, và cũng là một trong những từ được xã hội dùng nhiều nhất. Đủ thứ áp lực trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội.
Học sinh lớp 1 năm nay bắt đầu học chương trình mới – NGỌC DƯƠNG
Ở đây tôi muốn nói, một dạng áp lực khá kỳ lạ, đó là áp lực trên việc học của trẻ lớp 1.
Vài chục năm về trước, không bao giờ chúng ta nghe trẻ em đi học lớp 1 lại chịu áp lực, dù là áp lực của học sinh hay áp lực của phụ huynh. Bây giờ thì chuyện áp lực cho trẻ học lớp 1 đã đè lên phụ huynh, đè lên trẻ em, ảnh hưởng tới cô giáo, và như thế, nó là từ mà xã hội không thể không nhắc đến, không thể không quan tâm.
Chương trình học, cái này là bình đẳng cho cả con nhà nghèo lẫn con nhà giàu, đó là khoản mà phụ huynh kêu ca nhiều nhất. Các cháu nhỏ, chưa biết kêu ca, nhưng nhiều cháu đã tỏ ra lo sợ, tỏ ra phải vất vả khi học. Mới lớp 1, mà đã có nhiều cháu phải học thêm, đơn giản, vì nếu không học thêm thì theo không kịp chương trình. Đã có những đòi hỏi phải sớm biết đọc biết viết, phải thế này thế khác mà trẻ em chưa thể nghĩ tới.
Với trẻ em lớp 1, thì chuyện ăn ngủ vui chơi phải được đặt trước chuyện học, cùng lắm, thì phải song hành với chuyện học. Khi trẻ lớp 1 mà phải học nhiều hơn chơi, tất sẽ phải chịu áp lực. Với trẻ con, chịu áp lực sớm như thế rất không có lợi cho sức khỏe, cho sự phát triển bình thường của thể chất và trí tuệ.
Video đang HOT
Với phụ huynh, thì “áp lực lớp 1″ của con cộng thêm vào bao nhiêu áp lực phải chịu, đã khiến nhiều phụ huynh mỏi mệt, dù không biết kêu vào đâu, kêu vào ai.
Có thể chương trình giáo dục dành cho lớp 1 có nhiều điểm rất thoáng và chú trọng đến tâm sinh lý trẻ em, nhưng thực tế sách giáo khoa lại khá nặng nề và chưa chắc đã phù hợp với tinh thần của chương trình giáo dục. Hãy suy nghĩ từ chính sách giáo khoa, để tìm cách giảm áp lực không đáng có cho học sinh. Và nhất là không để loại sách tham khảo tràn vào học đường, bất chấp bậc học và lớp học của học sinh.
Cô trò chật vật chương trình lớp 1: Yêu cầu của Bộ có phù hợp thực tế?
Trước thực tế môn tiếng Việt chương trình lớp 1 mới khó hơn khiến cô trò chật vật, Bộ GD-ĐT và các sở đã liên tiếp đưa ra các văn bản chỉ đạo nhằm không gây quá tải. Liệu động thái này có làm giảm 'sức nóng'?
Chương trình lớp 1 mới thực hiện hơn 1 tháng, nhiều ý kiến từ giáo viên đến phụ huynh cho rằng nặng hơn so với chương trình cũ, nhất là môn tiếng Việt - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Giáo viên có được dạy chậm lại?
Văn bản mới nhất của Bộ GD-ĐT yêu cầu sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình mới được xây dựng theo hướng mở.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng khác với trước kia, chương trình quy định cứng bài học này phải dạy trong mấy tiết, bài học kia dạy mấy tiết thì hiện nay giáo viên (GV) được trao quyền chủ động trong việc này. Tuy nhiên, theo ông Tiến, nếu GV còn "kêu" phần nội dung này đi nhanh quá hay chậm quá có thể là do GV hoặc cán bộ quản lý cấp trường vẫn còn quá máy móc khi dạy theo đúng tiến độ trong sách giáo khoa (SGK). Điều quan trọng là chuẩn đầu ra cuối kỳ và cuối năm học mới là quan trọng. Hơn nữa, cấp tiểu học lâu nay đã bỏ chấm điểm thường xuyên nên không lý do gì gây áp lực với học sinh (HS).
"Sắp tới sở sẽ yêu cầu rà soát lại, nơi nào chưa hiểu và vận dụng đúng tinh thần của kế hoạch giáo dục nhà trường sẽ phải làm tốt hơn vì đây là cơ hội để dạy học đúng đối tượng HS một cách tốt nhất", ông Tiến nói và cho biết sẽ yêu cầu các phòng GD-ĐT và nhà trường tăng cường dự giờ, thăm lớp, tăng cường trao đổi, sinh hoạt chuyên môn để xử lý các vấn đề phát sinh.
Trong khi đó cô Nguyễn Quỳnh Nga, GV Trường Marie Curie (Hà Nội), cho rằng việc các trường và GV được chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thời gian vừa qua cũng giúp giảm áp lực hơn một chút, GV có thể dạy chậm lại, kỹ hơn so với thời lượng trong SGK ở một số bài nhưng không thể học quá chậm vì quỹ thời gian dự trữ không nhiều. Yêu cầu GV dạy chậm hơn nhưng phân phối trong chương trình, SGK ghi rõ tuần này học những bài nào nên cũng chỉ co kéo trong 1 tuần, nếu không theo kịp thì sẽ chậm tiến độ chương trình. "Chúng tôi cũng cần sự chỉ đạo rõ hơn về vấn đề này, mong muốn Bộ có chỉ đạo và sở có hướng dẫn giảm tải cụ thể hơn nữa", cô Nga bày tỏ.
Không giao bài tập về nhà, thực hiện đến đâu?
Một trong những nội dung tại công văn chỉ đạo của Bộ GD-ĐT ngày 5.10 là giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho HS. Nhiều ý kiến cho rằng quy định này vốn đã tồn tại từ lâu trong các văn bản trước đó của Bộ GD-ĐT chứ không phải phát sinh khi thực hiện chương trình SGK mới. Tuy nhiên, với chương trình hiện tại, liệu yêu cầu này có thực hiện được không?
Theo nhiều GV, việc giao nhiều bài tập về nhà có thể gây áp lực cho các HS. Tuy nhiên, nếu cấm GV giao bài tập về nhà là khá cứng nhắc, vì nhiều HS lớp 1 hiện nay chỉ học 1 buổi/ngày, các em không có đủ thời gian hoàn thành bài học trên lớp.
TP.HCM giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng
Ngày 7.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có chỉ đạo tăng cường về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với chương trình lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Đối với môn tiếng Việt lớp 1, giai đoạn đầu năm học, GV có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng. Đối với kỹ năng đọc đoạn, những HS đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những HS này có thể vừa đánh vần vừa đọc.
Đối với kỹ năng viết, với những HS viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ. Yêu cầu về các kỹ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng "chặng" học tập tiếp sau.
Bích Thanh
Cô N.T.B, GV lớp 1 tại một trường tiểu học công lập ở Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng việc cấm GV hoàn toàn không được giao bài tập về nhà là khá cứng nhắc vì thực tế nhiều trường học ở TP.HCM và các thành phố lớn khác HS vẫn chỉ được học 1 buổi/ngày, chỉ đảm bảo được tối thiểu 6 buổi/tuần. Với sĩ số khoảng 50 HS/lớp thì GV khó lòng đảm bảo kèm cặp được hết cho tất cả HS, các em cũng không đủ thời gian để hoàn thành được bài học ngay tại lớp.
Trong khi chương trình môn tiếng Việt hiện tại "đi rất nhanh", mỗi ngày các em đều được học thêm 2 âm mới, nếu không có bài tập không cách nào HS nhớ được. Tuy nhiên, cô N.T.B cũng thừa nhận: "Với chương trình lớp 1 mới hiện nay môn nào cũng có kèm theo sách bài tập, nếu GV và phụ huynh yêu cầu các em làm bài tập ở tất cả các môn thì thật sự rất áp lực cho HS".
Khẳng định việc không giao thêm bài tập về nhà cho HS nhưng cô Phạm Phương Chi, Trường tiểu học Ngọc Khánh (Q.Ba Đình, Hà Nội), cho rằng: "Dù học sách mới hay sách cũ thì việc tạo cho HS thói quen ôn bài ở nhà là rất cần thiết. Việc ôn lại bài sẽ giúp HS ghi nhớ kiến thức, học tập sẽ vững vàng hơn. Với chương trình mới năm nay, việc ôn bài ở nhà của con nên ưu tiên cho nội dung luyện đọc. Tuy nhiên, phụ huynh cần tránh tạo áp lực, gây căng thẳng cho con và tuyệt đối không cho con học bài quá muộn".
Lo lắng lớp 1 quá nặng, phụ huynh đổ xô tìm lớp tiền tiểu học cho trẻ lên 5 Một bộ phận phụ huynh có con là học sinh năm cuối mẫu giáo cũng bắt đầu lo lắng tìm kiếm các lớp tiền tiểu học nhằm chuẩn bị trước kiến thức cho con mình. Trước tình hình phụ huynh học sinh lớp 1 vật vã cùng con học tiếng Việt, nhiều phụ huynh của trẻ mầm non 5 tuổi bắt đầu lo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025
Google xác nhận sự cố 'đứng hình' trên YouTube
Thế giới số
08:47:28 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025
Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ
Thế giới
08:41:18 08/05/2025
4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây
Sức khỏe
08:40:09 08/05/2025
Xuất hiện hình thức giả danh 'tiểu tam' để lừa đảo trực tuyến
Pháp luật
08:27:53 08/05/2025
MC Long Vũ 'cướp hit' Trúc Nhân, dí dỏm: 'Mọi người cứ nghĩ tôi hát không ra gì'
Tv show
08:25:03 08/05/2025
Sao Việt 8/5: Mỹ Tâm trẻ trung bên bố, H'Hen Niê tiết lộ tập gym 4 tiếng/ngày
Sao việt
08:19:19 08/05/2025
Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa
Tin nổi bật
08:18:48 08/05/2025