Áp niên hạn sở hữu chung cư: Không cần thiết!
Có chung cư dự kiến 70 năm nhưng bảo dưỡng không tốt thì 30 năm đã xuống cấp, ngược lại chung cư bảo dưỡng tốt có thể tồn tại hơn 100 năm.
Tại buổi đối thoại chủ đề: “Sở hữu chung cư : Có cần thời hạn?” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 20-6, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận Phát triển Nhà ở CBRE Việt Nam, nhận định việc Bộ Xây dựng dự thảo Luật Nhà ở, trong đó áp niên hạn sở hữu chung cư sẽ tạo nên tâm lý bất ổn cho người mua.
Bởi, niên hạn công trình không có nhiều ý nghĩa. Một sản phẩm chung cư quy định 50 năm hay 70 năm chỉ là con số lý thuyết. Công trình tồn tại lâu hay dài không chỉ dựa vào thiết kế thi công, nguyên vật liệu mà còn phụ thuộc vào quá trình bảo trì bảo dưỡng. Có chung cư dự kiến 70 năm nhưng bảo dưỡng không tốt thì 30 năm đã xuống cấp, ngược lại chung cư bảo dưỡng tốt có thể tồn tại hơn 100 năm.
“Niên hạn là con số xác định chất lượng công trình tương đối còn thực tế như nào cần thẩm định đánh giá định kỳ. Áp niên hạn quyền sở hữu tạo nên tâm lý bất ổn với người sở hữu, nhiều sản phẩm chung cư hiện nay bán ra thị trường có thể có sở hữu 30-40 năm thì bản thân người mua đã băn khoăn rồi chưa kể tài sản của họ được sở hữu đúng thời hạn” – ông Kiệt nêu.
Một khu căn hộ tại TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP HCM, cho hay pháp luật Việt Nam không có quy định nào về sở hữu có thời hạn. Theo LS Phượng, có thể Bộ Xây dựng đang hiểu sai vấn đề quyền sở hữu (quyền sở hữu không có thời hạn).
“Nhà chung cư không được sử dụng thì vẫn thuộc sở hữu của người ta. Giống trường hợp người dân có quyền sử dụng đất mà không sử dụng thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người dân đó, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi. Như vậy, kể cả sau này, Luật Đất đai được sửa đổi đề phù hợp với dự thảo của Luật Nhà ở trên thì quan điểm của Bộ Xây dựng cũng không đúng với khoa học pháp lý, không đúng với Bộ Luật dân sự” – ông Phượng nói.
Video đang HOT
Song ông Phượng cũng lưu ý dù có quy định như thế nào đi chăng nữa, tâm lý người mua bị ảnh hưởng thì khi nguồn cung hạn chế, người dân vẫn buộc phải mua.
Ông Võ Hồng Thắng – Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển, DKRA Việt Nam – cũng cho rằng nếu có việc sở hữu chung cư có thời hạn thì người có đủ tài chính, điều kiện chắc chắn không lựa chọn mà họ sẽ chọn sản phẩm có thời hạn vĩnh việc.
Ở góc nhìn khác, TS Đỗ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, nếu làm nhà có niên hạn 50-70 năm nhưng giá tốt, giá rẻ hơn nhà ở thương mại trên thị trường nhiều thì có thể vẫn thu hút người mua như chung cư Lê Thành vì nó đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân chưa có nhà ở.
Khó cấp sổ đỏ cho "đất ở không hình thành đơn vị ở"
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân vừa đưa ra hướng xử lý "đất ở không hình thành đơn vị ở" mà tỉnh này đã từng cấp phép cho nhiều dự án.
Nhiều dự án có mục đích sử dụng đất là "đất ở không hình thành đơn vị ở" đang dần chuyển lại đất thương mại dịch vụ
Loay hoay xử lý đất "tự sáng tác"
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, với những dự án chưa tiến hành triển khai thì tỉnh chuyển đổi sang đất ở thương mại - dịch vụ, phương án nếu xét thấy đủ cơ sở hạ tầng có thể đề xuất cho dự án đó chuyển sang hình thức đất ở, chủ đầu tư phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Khánh Hòa cũng cho biết, trước đây, chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định đất đó là đất thương mại, dịch vụ, tỉnh cấp phép để làm du lịch, chứ không phải để doanh nghiệp xây lên, bán cho nhà đầu tư thứ cấp. Vì thế, bây giờ người dân (nhà đầu tư thứ cấp) đề nghị chính quyền cấp sổ đỏ cho " đất ở không hình thành đơn vị ở " là rất khó.
Đối với trường hợp đã cấp sổ sai, ông Tuân đưa ra 2 phương án, một là thu hồi và hủy sổ. Hai là, kiểm tra lại quy hoạch xem phù hợp như thế nào. Còn không thì phải trả lại hiện trạng ban đầu.
Trên thực tế, giai đoạn 2013 - 2017, để tăng cạnh tranh trong chính sách thu hút phát triển hạ tầng du lịch, nhiều địa phương đã "sáng tạo" ra loại hình "đất ở không hình thành đơn vị ở, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho một số doanh nghiệp để triển khai xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. Mà trong đó đi đầu là tỉnh Khánh Hòa với các dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Bắc bán đảo Cam Ranh.
Tỉnh này người mua bất động sản du lịch tại các dự án có loại hình đất được tỉnh "sáng tác" ra sẽ được sở hữu lâu dài, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chỉ phục vụ vào mục đích kinh doanh dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng.
Ông Đào Công Thiên (khi còn giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa) từng chia sẻ: Cụm từ "đất ở không hình thành đơn vị ở" là do tỉnh Khánh Hòa "sáng tạo và làm trước thời đại" nhằm đem lại lợi ích cho cả nhà nước và nhà đầu tư khi phát triển các dự án condotel; đồng thời không cho hình thành các khu dân cư vì liên quan đến hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện...). Tuy nhiên, cụm từ này lại không có trong Luật Đất đai nên dẫn đến một số bất cập chưa thống nhất.
Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nội dung đất ở không hình thành đơn vị ở chưa phù hợp với Luật Đất đai và các quy hoạch chung.
Từ cuối năm 2020, tỉnh Khánh Hòa cũng đã lần lượt có động thái khắc phục, điều chỉnh nội dung giao đất từ "đất ở không hình thành đơn vị ở" sang "đất thương mại dịch vụ" để phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt tại nhiều dự án.
Quyền lợi nhà đầu tư giải quyết ra sao?
Song, hệ lụy để lại của các dự án cũng không nhỏ, quyền lợi của doanh nghiệp và nhà đầu tư khó được đảm bảo. Riêng Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh có gần một nửa trong tổng số hơn 40 dự án đầu tư liên quan đến "đất ở không hình thành đơn vị ở".
Một số dự án đã đi vào sử dụng được giấy chứng nhận loại này, nhưng một số khác mặc dù đã xây dựng xong nhưng người mua vẫn chưa được cấp, người mua vẫn lao đao bởi không được cấp sổ, cũng khó chuyển nhượng.
Doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp khó vì "đất ở không hình thành đơn vị ở".
PGS. TS. Doãn Hồng Nhung - Giảng viên Cao cấp Khoa Luật, Đại học QGHN cho rằng, việc thay đổi chính sách quản lý đối với hình thức "đất ở không hình thành đơn vị ở" dẫn đến tiến độ dự án tiếp tục kéo dài do phải điều chỉnh hình thức sử dụng đất, thay đổi quy hoạch dự án; làm phát sinh rủi ro, khách hàng tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện về việc sản phẩm dự án không đúng như cam kết ban đầu.
Các doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với nhà đầu tư rơi vào cảnh tiến không được, lùi không xong khi đối mặt với những tranh chấp, khiếu kiện của khách hàng, gây thiệt hại lớn đến uy tín của doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, phương án gỡ vướng của UBND tỉnh Khánh Hòa còn nhiều tranh cãi cho thấy câu chuyện "đất ở không hình thành đơn vị ở" vẫn cần hướng đến một giải pháp tối ưu nhất là hoàn thiện hệ thống chính sách pháp lý theo hướng đồng bộ, nhất quán. Khi những "lỗ hổng pháp lý" được giải quyết sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích của nhà đầu tư thứ cấp, đảm bảo sự ổn định, phát triển lâu dài của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để hài hòa quyền lợi các bên, "phá băng" thị trường, nên giải quyết theo hướng hoặc chủ đầu tư dự án có quyền lựa chọn một phần là đất sản xuất kinh doanh, một phần là đất để ở.
"Nên chăng cần đưa ra một chính sách mới, quy định đất sản xuất kinh doanh thì chủ đầu tư trả tiền ít, còn phần để bán cho người sử dụng cuối cùng thì chấp nhận là đất ở, trả tiền cao hơn", ông Võ đề xuất.
Cổ phiếu than lại đồng loạt kịch trần Trong khi Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới năm 2020 (theo IEA), thì Nga cũng là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD vào năm 2021), chủ yếu là than nhiệt. Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn, đây được đánh giá là động lực tăng trưởng cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng

Hình ảnh độc quyền: Xá lợi Đức Phật đang chuẩn bị lên máy bay từ Ấn Độ đến Việt Nam

Đang đi du lịch với gia đình, người đàn ông lao xuống sông rồi mất tích

Đề nghị cung cấp hồ sơ dự án khu xen cư hồ Toàn Thành ở Thanh Hóa

Đàn trâu tung tăng trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng

Đà Nẵng thông tin tiến độ xử lý bến du thuyền liên quan Vũ "Nhôm"

Bố chồng xách súng AK ra dọa, nàng dâu chạy đi báo công an

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Huyện miền núi ở Quảng Nam xảy ra 3 trận động đất trong một ngày

Phạm nhân ngày đặc xá: Chỉ cần được ra ngoài sẽ không để mẹ già khóc thầm nữa

Vụ xây 'chui' dãy phòng học ở Hà Nội: Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo

Xem xét kỷ luật sinh viên có thái độ không phù hợp với các cựu chiến binh tại Lễ kỷ niệm 30-4
Có thể bạn quan tâm

Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Sức khỏe
08:39:48 02/05/2025
FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm
Thế giới
08:39:30 02/05/2025
Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công
Thế giới số
08:34:25 02/05/2025
Đối thủ của Ranger và Triton đang được "xả kho", giảm gần 100 triệu đồng
Ôtô
08:31:42 02/05/2025
Đầu tư vàng lời 35 tỷ, ông chủ siêu thị lập tức chia toàn bộ cho nhân viên vì lời "nói dối" năm xưa
Netizen
08:19:32 02/05/2025
Con kiến đập mãi không chết của showbiz
Hậu trường phim
08:15:10 02/05/2025
Chiêu "lùa gà, bắt cả đàn" của chủ sàn tiền ảo
Pháp luật
08:13:05 02/05/2025
Hoa hậu Việt kết hôn 3 lần thừa nhận đang bị khủng hoảng
Sao việt
08:10:25 02/05/2025
Fan khen Maguire rê bóng khó lường như Yamal
Sao thể thao
08:09:34 02/05/2025
Mẹ đơn thân được con trai ủng hộ 'đi bước nữa' sau đổ vỡ
Tv show
08:04:18 02/05/2025