Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, hướng vào Nam Trung Bộ
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão, đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Các tỉnh Nam Trung Bộ trong ngày và đêm nay (12/9) có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có giông.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: NCHMF).
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4h sáng nay (12/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 113,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 4h ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Nam – Bình Định khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 đến 36 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10; biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận-Cà Mau có mưa giông và gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Cảnh báo mưa lớn ở Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau có khả năng mạnh lên thành bão nên ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong ngày và đêm nay (12/9) có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có giông; từ đêm nay (12/9) đến ngày 14/9, ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có khả năng xuất hiện một đợt mưa to đến rất to diện rộng. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong 2-3 ngày tới ở Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
"Bão số 1 có lúc không di chuyển nên mới gây gió mạnh kéo dài"
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này..." - ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết.
Bão số 1 quật đổ gần 700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Dương).
Bão số 1 di chuyển không ổn định
Chiều nay (28/7), trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải cho biết, cơ quan khí tượng thủy văn đã luôn theo dõi rất sát sao diễn biến của cơn bão số 1.
Bắt đầu từ Bản tin bão khẩn cấp phát lúc 14h30 ngày 27/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ) giữ nguyên hướng di chuyển của bão số 1 và khu vực đổ bộ đã được xác định trước là Thái Bình - Ninh Bình và cảnh báo khu vực ảnh hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Khu vực gần tâm bão được cảnh báo cấp gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 10-12, sau đó được tăng thêm lên cấp 10-13. Khu vực Hà Nội cũng được cảnh báo riêng với gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 kèm mưa rất to.
Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Ảnh: Nguyễn Dương).
Nhìn chung, các dự báo đều cho thời gian bão ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam vào khoảng chiều tối đến đêm ngày 27/7. Thực tế, khoảng 21-22h ngày 27/7, tâm bão số 1 đã đi vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Nam Định, sau đó chuyển hướng lên phía Tây Bắc, hướng về các tỉnh phía tây Bắc Bộ.
"Đây là cơn bão đầu tiên của năm 2016, di chuyển không ổn định, khi vào gần bờ biển Thái Bình - Ninh Bình bão di chuyển chậm, có thời điểm vài ba giờ hầu như không di chuyển nên gây gió mạnh kéo dài gần như suốt đêm 27/7 cho khu vực này. Vì vậy, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình); các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 8, riêng Hà Đông có gió giật mạnh cấp 9 - ông Hải cho biết.
Trong 24 giờ vừa qua (tính từ 13h ngày 27/7 đến 17h ngày 28/7), ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 160mm, Ninh Bình 210mm, Thái Bình 200mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 180mm, Hưng Yên 155mm, Chi Nê (Hòa Bình) 220mm. Hiện nay, diễn biến mưa còn rất phức tạp và nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất rất cao ở Trung du và vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc, Việt Bắc.
Trùng khớp với dự báo của quốc tế
Lúc 10h này 26/7, khi đến vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm 2016 trên Biển Đông và di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) và mạnh lên cấp 9, giật cấp 10-11. Tại thời điểm này, TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế cùng có nhận định bão số 1 sẽ di chuyển vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam và hướng về các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Thời điểm dự báo 13h ngày 26/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Sau khi phân tích về tính phức tạp của cơn bão, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã đưa ra hai phương án về khu vực bão sẽ đổ bộ với xác suất 70% là khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và 30% là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Ở thời điểm này, các dự báo (quốc tế và Việt Nam) đều chung nhận định khi đổ bộ vào đất liền Việt Nam sẽ gây gió mạnh cấp 8, giật cấp 9-10 cho vùng ven biển và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến đêm 26/7, bão số 1 đi vào phía Nam đảo Hải Nam, suy yếu còn cấp 8, giật cấp 9-10 và tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Trong đêm 26/7, vào lúc 22h52', nhận thấy có sự thay đổi của quỹ đạo bão, Giám đốc TTDBKTTVTƯ đã gửi tin nhắn đến các thành viên chủ chốt của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông tin về bão số 1 có khả năng đổi hướng đổ bộ vào đất liền Hải Phòng - Nam Định, cường độ cấp 8-9 thay vì vào Quảng Ninh như nhận định trước đó.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Lúc 7h sáng ngày 27/7, bão số 1 đi vào vịnh Bắc Bộ và tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, hướng về phía đất liền nước ta. Sáng ngày 27/7, dự báo của TTDBKTTVTƯ và các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế chung nhận định bão sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, các dự báo sau đó có điều chỉnh dần vùng đổ bộ xuống phía Nam.
TTDBKTTVTƯ nhận định gió mạnh nhất do bão khi đổ bộ đất liền đạt cấp 9, giật cấp 10-11. Các Trung tâm cảnh báo bão quốc tế dự báo cấp 8-9 khi đổ bộ vào Việt Nam.
Dự báo quỹ đạo bão số 1 của các Trung tâm dự báo bão quốc tế. Thời điểm dự báo 11h ngày 27/7 (Ảnh: TTDBKTTVTƯ).
Theo Dân Trí
Bón phân Văn Điển nâng chất lượng mủ cao su Nhiều nhà vườn trồng cao su ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ sử dụng phân bón Văn Điển đã thu được kết quả là năng suất, chất lượng mủ cao vượt trội. Nhu cầu dinh dưỡng lớn Sử dụng phân bón Văn Điển cùng một lần bón cung cấp đầy đủ thỏa mãn tất cả các yếu tố dinh dưỡng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội

Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai

Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối

Hà Nội: Ăn hết bát bún mới thấy vật lạ, khách bức xúc vì thái độ nhân viên

TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ

TP.Phan Thiết: Tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né
Có thể bạn quan tâm

Những bó hoa cưới "linh nghiệm" của Vbiz: Sau màn "xin vía" là những đám cưới cực kỳ hoành tráng
Sao việt
14:32:14 16/05/2025
Các ứng dụng deepfake AI - Mối lo ngại lớn của các thần tượng K-pop
Sao châu á
14:28:46 16/05/2025
HOT: Vừa ngủ dậy, cả thế giới bị BLACKPINK dí DEADLINE!
Nhạc quốc tế
14:25:24 16/05/2025
Ngập tràn lời chê MV Anh Tài: Bống Bống Bang Bang phiên bản U40, còn "ghê" hơn cả thảm họa Pickleball?
Nhạc việt
14:22:49 16/05/2025
Hai đại gia bắt tay thực hiện màn lừa đảo ngoạn mục, trục lợi hơn 18 tỷ đồng
Pháp luật
14:20:36 16/05/2025
Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'
Thế giới
14:10:14 16/05/2025
Sự trở lại ngoạn mục của tất cao cổ trong mùa hè 2025
Thời trang
14:07:38 16/05/2025
Ghi nhận bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam
Sức khỏe
14:07:09 16/05/2025
Động đất 5.0 độ xảy ra tại Điện Biên, nhiều người cảm nhận rung lắc, hoảng hốt chạy ra khỏi nhà
Netizen
14:02:14 16/05/2025
Lỡ đi giày đôi cùng Văn Hậu mặc dù đã cũ, tiểu thư Doãn Hải My bị đồn chồng sa sút, hết tiền
Sao thể thao
13:58:29 16/05/2025