Apple chi nửa tỷ USD xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm tại Mỹ
Apple đã ký một thỏa thuận trị giá 500 triệu USD với công ty MP Materials, một doanh nghiệp được Lầu Năm Góc hậu thuẫn, về việc cung cấp nam châm đất hiếm.
Biểu tượng Apple tại một cửa hàng ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Động thái này đưa Apple trở thành một trong những công ty công nghệ đầu tiên ký kết thỏa thuận cung ứng tại Mỹ sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu mặt hàng này vào đầu năm nay.
Các thông tin chi tiết về thời hạn của thỏa thuận hay khối lượng nam châm cụ thể sẽ được cung cấp đều không được công bố, mặc dù thỏa thuận có đề cập đến việc nam châm sẽ được sản xuất từ vật liệu tái chế, phù hợp với mục tiêu lâu dài của Apple là chấm dứt sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng.
Theo một phần của thỏa thuận, Apple sẽ trả trước cho MP Materials 200 triệu USD cho một lượng nam châm dự kiến bắt đầu được cung cấp vào năm 2027. Các công ty này cho biết nam châm sẽ được sản xuất tại cơ sở của MP ở Fort Worth , Texas , sử dụng nam châm được tái chế tại khu phức hợp khai thác của MP ở Mountain Pass , California .
MP cho biết, thỏa thuận sẽ cung cấp nam châm cho hàng trăm triệu thiết bị, chiếm một phần đáng kể trong bất kỳ dòng sản phẩm nào của Apple, bao gồm cả các thiết bị đeo như đồng hồ và tai nghe.
Video đang HOT
MP hiện đang sản xuất đất hiếm được khai thác và chế biến, và cho biết công ty dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất nam châm thương mại tại cơ sở ở Texas vào cuối năm nay. Công ty này đã có thỏa thuận cung cấp nam châm với General Motors và công ty Vacuumschmelze của Đức.
Thỏa thuận được công bố ngày 15/7 này đảm bảo cho Apple một nguồn cung cấp đất hiếm và nam châm ổn định, không phụ thuộc vào Trung Quốc – nhà sản xuất lớn nhất thế giới . Các nhà phân tích cho rằng, đối với Apple, chi phí để hỗ trợ sản xuất nam châm tại Mỹ là không đáng kể so với rủi ro dài hạn về việc có thể mất hoàn toàn quyền tiếp cận các linh kiện quan trọng này.
Tuần trước, MP đã đồng ý một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD với Bộ Quốc phòng Mỹ, theo đó Lầu Năm Góc sẽ trở thành cổ đông lớn nhất và là chỗ dựa tài chính cho MP. Bà Gracelin Baskaran, Giám đốc chương trình an ninh khoáng sản thiết yếu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng sự sở hữu của chính phủ luôn là một sự tín nhiệm rất lớn, và các công ty sẵn sàng trả giá cao để có được một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và không gián đoạn.
Trong một tuyên bố, CEO của Apple, ông Tim Cook, cho biết các vật liệu đất hiếm rất cần thiết để tạo ra công nghệ tiên tiến, và mối quan hệ đối tác này sẽ giúp tăng cường nguồn cung các vật liệu quan trọng này ngay tại Mỹ.
Ông Bob O’Donnell, Chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường TECHnalysis Research, nhận định động thái trên là hoàn toàn hợp lý, vì Apple cần một lượng lớn nam châm đất hiếm cho các thiết bị của mình. Ông nói thêm rằng việc tập trung vào một nhà cung cấp có trụ sở tại Mỹ cũng giúp Apple có được hình ảnh tích cực hơn tại Washington.
Apple cho biết, thỏa thuận này là một phần trong cam kết đầu tư 500 tỷ USD trong vòng 4 năm vào Mỹ. Công ty đã phải đối mặt với các lời đe dọa từ Tổng thống Trump về việc iPhone không được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng việc sản xuất iPhone tại Mỹ là không khả thi do các nguyên nhân về chi phí lao động và chuỗi cung ứng điện thoại thông minh hiện có.
Các hạn chế về đất hiếm của Trung Quốc làm rung chuyển thị trường toàn cầu
Việc Trung Quốc hạn chế khai thác và xuất khẩu đất hiếm đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá lên cao.
Các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, dễ bị ảnh hưởng bởi những gián đoạn này do họ phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.
Đất hiếm có vai trò đặc biệt trong các ngành sản xuất quan trọng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 6/9, Trung Quốc, với vị thế là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, đang thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác và xuất khẩu khoáng sản quan trọng này, gây ra những gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá cả lên cao. Những biện pháp này không chỉ làm ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp năng lượng xanh mà còn tạo ra thách thức nghiêm trọng cho các công ty quốc phòng Mỹ vốn phụ thuộc vào đất hiếm từ Trung Quốc.
Giá đất hiếm tăng do hạn chế từ Trung Quốc
Chỉ số kim loại hàng tháng (MMI) của đất hiếm đã tăng 8,66% sau khi giảm đều đặn từ tháng 5 năm nay, với các thành phần chính như neodymium và terbium oxide đảo ngược xu hướng giá. Trung Quốc, quốc gia chiếm khoảng 90% sản lượng đất hiếm tinh chế toàn cầu, đã thắt chặt quy định về khai thác và xuất khẩu, gây ra những biến động lớn trên thị trường. Tỉnh Giang Tây, trung tâm sản xuất đất hiếm của Trung Quốc, đã tiến hành chiến dịch kéo dài bốn tháng để trấn áp các hoạt động khai thác bất hợp pháp, góp phần đẩy giá đất hiếm lên cao trong ngắn hạn.
Những hạn chế này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm đang tăng mạnh nhờ xu hướng chuyển đổi sang năng lượng xanh. Các nguyên tố như neodymium, praseodymium và dysprosium là thành phần quan trọng của nam châm được sử dụng trong xe điện, tua bin gió, và nhiều thiết bị công nghệ cao khác.
Việc Trung Quốc giảm hạn ngạch sản xuất đất hiếm và các quy định nghiêm ngặt đã làm gia tăng căng thẳng cung-cầu, với dự đoán thị trường sẽ chuyển từ thặng dư sang thâm hụt vào cuối năm 2024.
Các biện pháp hạn chế đất hiếm của Trung Quốc đặc biệt ảnh hưởng đến ngành quốc phòng Mỹ, nơi các công ty như Raytheon và Lockheed Martin sử dụng đất hiếm cho máy bay chiến đấu, radar và hệ thống tên lửa. Việc phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc đã khiến các nhà thầu quốc phòng đối mặt với rủi ro chuỗi cung ứng nghiêm trọng, làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia. Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn của việc phụ thuộc quá nhiều vào đất hiếm từ Trung Quốc, thúc đẩy các nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung.
Để ứng phó với các hạn chế từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ có thể mở rộng mạng lưới nhà cung cấp của mình sang các quốc gia khác như Australia, Brazil và Canada, những nơi có trữ lượng đất hiếm lớn. Lynas Rare Earths, một công ty từ Australia, đã trở thành một nhà cung cấp thay thế quan trọng, giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng đang tích cực khuyến khích sản xuất đất hiếm trong nước, với MP Materials và mỏ Mountain Pass ở California đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết chuỗi cung ứng nội địa.
Ngoài ra, tái chế đất hiếm từ các sản phẩm đã hết vòng đời cũng là một chiến lược tiềm năng. Mặc dù công nghệ tái chế vẫn đang ở giai đoạn đầu, nó có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Các ngành công nghiệp như công nghệ và ô tô, nơi tiêu thụ lượng lớn đất hiếm, có thể hưởng lợi từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế để thu hồi các nguyên tố quý từ các thiết bị điện tử và phương tiện lỗi thời.
Dưới sức ép của Tổng thống Trump, Apple đổ tiền mua nguyên liệu quan trọng ngay tại Mỹ Apple đầu tư 500 triệu USD vào một hợp đồng với công ty đất hiếm Mỹ MP Materials trong bối cảnh hãng sản xuất điện thoại iPhone này chịu sức ép từ Tổng thống Donald Trump về việc sản xuất điện thoại tại Mỹ. Điện thoại iPhone 15 của Apple được giới thiệu tại Cupertino, California, Mỹ ngày 12/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN. Theo kênh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel không kích trụ sở quân đội và mục tiêu gần dinh tổng thống Syria

Giao tranh tái diễn tại Syria, Israel ra tối hậu thư

Bắt giáo viên và phụ huynh cùng đột nhập vào trường trộm đề thi tại Hàn Quốc

Campuchia ra quy định nhằm trấn áp nạn lừa đảo trực tuyến

Lầu Năm Góc ký hợp đồng 800 triệu USD với 4 công ty AI

Mỹ 'soi' Đại học Michigan sau vụ mang vật liệu sinh học trái phép từ Trung Quốc

Vua Thái Lan thu hồi quyết định phong giáo phẩm của 81 nhà sư giữa bê bối

Ông Trump công bố dự án đầu tư 92 tỉ USD phát triển AI

Anh bí mật tiếp nhận hàng ngàn người Afghanistan bị lộ thông tin cá nhân

Thủ tướng Pháp muốn bỏ 2 ngày quốc lễ để giảm nợ công

Tổng thống Trump khuyên Ukraine không nên tấn công Moscow

Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Israel lâm nguy
Có thể bạn quan tâm

Tuấn Tú mất ăn, mất ngủ với vai trưởng công an xã trong phim chính luận
Hậu trường phim
22:38:28 16/07/2025
'Cô đừng hòng thoát khỏi tôi' mở đầu với 50 triệu lượt: Lên án nạn buôn người, lừa đảo trực tuyến
Phim việt
22:35:09 16/07/2025
Nữ tài xế 'hết hồn' vì ô tô biến mất tại tiệm rửa xe, bất ngờ nơi tìm thấy
Pháp luật
22:33:53 16/07/2025
Miss Grand Vietnam 2025: Loạt nữ nghệ sĩ Hài đổ bộ, có cả đối thủ Ngọc Trinh
Sao việt
22:18:29 16/07/2025
Loạt phim Hàn bị ghét nhất năm 2025: 'Good Boy' của Park Bo Gum cũng góp mặt
Phim châu á
22:11:47 16/07/2025
Tài xế ô tô bị hành hung giữa đường ở Bắc Ninh
Tin nổi bật
22:04:10 16/07/2025
Giao tranh ở Syria leo thang, Israel đối mặt lựa chọn khó khăn tại biên giới
Sức khỏe
22:03:55 16/07/2025
(Review) 'Một nửa hoàn hảo': Tình yêu, lý trí và những khoảng lặng đầy chất thơ
Phim âu mỹ
21:49:41 16/07/2025
Nam rapper Hàn từng chèn ép BTS 'đi đường quyền' với khán giả, vừa bị tuyên án
Sao châu á
21:30:25 16/07/2025
Kanye West tố Kim Kardashian hủy hoại các con, đẩy mâu thuẫn lên cao
Sao âu mỹ
21:25:15 16/07/2025