Apple đã trở thành bậc thầy quảng cáo như thế nào?
Apple có thể đối đầu với các nhà sản xuất khác như Samsung nhưng chưa bao giờ chạy đua giảm giá. Họ không cạnh tranh bằng giá và họ cũng không có lý do phải làm như vậy.
Cố nhà sáng lập Steve Jobs và ban lãnh đạo biết được các sản phẩm người dùng yêu thích là gì. Chiến lược tiếp thị của hãng cũng hiệu quả tới mức trở thành “kim chỉ nam” cho các doanh nghiệp khác nếu muốn chạm tới mức độ phổ biến, tăng trưởng doanh thu và quyền lực tương tự. Bất kể hoạt động trong lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ gì, công ty đều học được nhiều điều từ Apple.
Chiến lược tiếp thị của Apple
“Hữu xạ tự nhiên hương”, đó là lý do vì sao Apple luôn duy trì thông điệp và hình ảnh tiếp thị đơn giản. Hầu hết các hoạt động tiếp thị không có yếu tố như danh sách tính năng, giá bán hay hiệu ứng đắt đỏ.
Apple biết rằng sản phẩm chất lượng tự lên tiếng mà không cần tới các chiêu trò, mánh khóe. Với nội dung và quảng cáo đơn giản, công ty vẫn bán được hàng tỷ sản phẩm trên thế giới. Logo “táo khuyết” là một bằng chứng hoàn hảo cho triết lý đơn giản này. Nó không cần thêm một từ nào đi kèm. Ai còn cần tới ngôn từ khi hình ảnh đã nói đủ?
Theo CEB, phương pháp bán sản phẩm hiệu quả nhất cho người dùng là không thông qua các quảng cáo phức tạp, website hào nhoáng hay thổi phồng sự thật. Bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng cách rút gọn quy trình ra quyết định.
Steve Jobs đã xây dựng Apple dựa trên một bộ giá trị cốt lõi và câu chuyện tập trung vào khách hàng. Công ty tận dụng mọi cách để chỉ ra cho mọi người thấy họ đang là cho cuộc sống của mọi người thêm phong phú. Chẳng hạn, nhân viên đeo thẻ nhắc nhở về tầm quan trọng của những giá trị doanh nghiệp, nhân viên bán hàng không được nhận hoa hồng để họ tập trung giúp đỡ khách hàng hơn là chăm chăm “chốt sale”, mở khu vực vui chơi cho con của khách và chăm sóc khách hàng Genius Bar.
Video đang HOT
Apple cũng có những khoảng thời gian khó khăn khi khởi nghiệp. Chính Steve Jobs đã dẫn dắt Apple vươn tới hết đỉnh vinh quang này đến đỉnh vinh quang khác nhờ đổi mới. Câu chuyện đó của hãng lôi kéo trái tim của mọi người, kết nối họ với thương hiệu. Từ sản phẩm đến giá trị cốt lõi, Apple luôn củng cố niềm tin của khách hàng.
Một yếu tố khác không thể không nhắc tới là Apple vận dụng sức mạnh để hiểu được khách hàng mục tiêu: cách họ nghĩ, họ nói, sử dụng ngôn ngữ, thói quen, sở thích… Họ biết cách nói chuyện với khách hàng bằng ngôn ngữ riêng, thay vì cố gắng nói chuyện như một nhân viên bán hàng. Sự thấu hiểu tạo ra mối dây liên hệ bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu.
Ví dụ, quảng cáo nổi tiếng “PC vs Mac” cho thấy Apple hiểu được sự bực bội của người dùng máy tính khi tìm kiếm giải pháp tốt hơn. Quảng cáo thể hiện qua ngôn ngữ đơn giản mà ai cũng hiểu được và giành được thiện cảm của nhiều khách hàng. Với máy tính bảng iPad, các quảng cáo cũng ghi lại cảm xúc hài lòng của người dùng trước sự đơn giản của thiết bị. Cảm xúc tích cực chính là động lực đứng sau việc mua hàng, chứ không phải các thông số kỹ thuật khô khan. Nói cách khác, Apple bán cảm xúc hạnh phúc xuất phát từ lối sống đơn giản, nhờ sở hữu các sản phẩm của Apple.
Tạo sự bí ẩn, gợi sự tò mò
Thông thường, khi chuẩn bị ra sản phẩm mới, đội ngũ tiếp thị sẽ cung cấp thông tin cho báo chí, công bố mọi thông tin về nó để khách hàng phấn khích. Tuy nhiên, Apple chọn hướng đi khác, tạo sự hứng thú bằng cách giữ bí mật càng nhiều càng tốt. Tạo ra sự bí ẩn là một trong những phương pháp tiếp thị xuất sắc nhất.
Cách tiếp cận ấy biến khách hàng hiện tại hành người hâm mộ cuồng nhiệt, thúc giục họ “sục sạo” mọi ngóc ngách trên Internet để tìm kiếm thông tin và chia sẻ mọi thứ họ tìm được. Nó cũng giúp thu hút sự chú ý bằng cách đánh vào sự tò mò của khách hàng tiềm năng. Apple còn thể hiện sự cao tay khi “vô tình” làm lộ thông tin nào đó và để khách hàng truyền nhau tin đồn trước khi ra công bố chính thức.
Theo thời gian, người dùng Apple trở thành cộng đồng có tính liên kết chặt chẽ, từ doanh nhân, nghệ sỹ, nhà thiết kế, chuyên gia, tác giả, trẻ em, trẻ vị thành niên, người về hưu. Họ giúp Apple quảng bá đắc lực sản phẩm trong và ngoài cộng đồng. Họ rất chăm chỉ để lại đánh giá trên các trang thương mại điện tử. Đây là một trong những động lực đứng sau sự phát triển của Apple và nâng tầm thương hiệu. Khoảng 63% người tiêu dùng cho biết họ muốn mua tại cửa hàng liệt kê đánh giá và chấm điểm sản phẩm. 92% dựa vào đánh giá để ra quyết định mua sắm hơn là ảnh hưởng từ quảng cáo.
Apple không định vị sản phẩm như một món hàng mà xem chúng như công cụ tạo ra trải nghiệm cho khách hàng. Chúng sinh ra để cải thiện cuộc sống của mọi người. Để truyền tải thông điệp này, họ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và kéo khách hàng quay trở lại. Ngay từ những quảng cáo ban đầu, sản phẩm của hãng đã được định vị như một trải nghiệm, không phải phụ kiện hay thiết bị công nghệ.
Ngoài ra, Apple cũng có lợi thế khi quan hệ sâu rộng với Hollywood. Trong một phiên tòa, công ty tiết lộ họ phụ thuộc khá lớn vào product placement (hình thức quảng cáo trong đó hàng hóa, dịch vụ xuất hiện trong phim ảnh, chương trình phát thanh truyền hình…). Sản phẩm Apple có mặt la liệt trong những bộ phim và chương trình của Hollywood. Họ sẵn sàng cung cấp vô số máy tính, iPad và iPhone cho đoàn làm phim. Như vậy, sản phẩm của họ hiện ra trước mắt hàng triệu khán giả, trong khi đoàn làm phim cũng tiết kiệm được hàng chục ngàn USD chi phí sản xuất.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là Apple không bao giờ vướng vào những cuộc chiến giảm giá triền miên. Tất nhiên, công ty thực hiện một số điều chỉnh trong giá bán những năm vừa qua để phù hợp hơn với đối thủ song họ chưa bao giờ “xuống đáy”. Thay vào đó, “táo khuyết” tập trung nâng cao giá trị thông qua tính năng và dịch vụ. Vì vậy, dù mang tiếng bán đắt hơn đối thủ, Apple vẫn tiếp tục ghi nhận doanh thu, lợi nhuận vượt trội nhờ vào chiến lược tiếp thị hiệu quả, giá trị sản phẩm mang lại và nhu cầu của khách hàng.
Báo cáo khiến đế chế Alphabet chao đảo, vốn hóa bốc hơi 237 tỷ USD trong 1 tháng: Doanh thu quảng cáo YouTube đang ít đi vì TikTok
Lãnh đạo YouTube thừa nhận đang đạt tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nhất vì TikTok.
Tờ Bloomberg đưa tin, công ty mẹ Google là Alphabet đã chứng kiến cổ phiếu giảm 13% vào tháng 4, thổi bay 237 tỷ SUSD vốn hóa trong bối cảnh các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo cổ phiếu.
Nhà đầu tư hoảng loạn không phải không có cơ sở. Phố Wall dự báo rằng gã khổng lồ Internet sẽ báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt hơn trong năm nay so với hầu hết các cổ phiếu khác thuộc FAANG như Facebook, Apple, Amazon, Netflix.
Tuy nhiên, cú sụt đến vào ngày thứ 3 tuần này khi họ lần đầu tiên báo cáo kết quả kinh doanh quý 1. Theo đó, doanh thu của Alphabet đạt 68,01 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn mức 34% trong quý đầu tiên của năm 2021 - khi nền kinh tế bắt đầu mở lại sau đại dịch.
Công ty cũng báo cáo doanh thu quảng cáo đạt 54,66 tỷ USD trong quý này - tăng từ mức 44,68 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, doanh thu quảng cáo của YouTube trong quý đã giảm so với dự đoán của các chuyên gia phân tích. YouTube đặc biệt hưởng lợi trong đại dịch khi người dùng phải ở nhà nhiều và sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, việc không đạt doanh thu như dự báo cho thấy đối thủ TikTok đang đi lên quá mạnh và chiếm thị phần mảng video truyền thông xã hội.
Giám đốc tài chính Ruth Porat nói trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh rằng YouTube đang trải qua giai đoạn "tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nhất" trong mảng quảng cáo phản hồi trực tiếp. Tuyên bố này phần nào phản ánh khó khăn mà họ đang gặp phải so với thời điểm quý 1 năm 2021.
CEO Sundar Pichai thì nói rằng sản phẩm cạnh tranh của YouTube với TikTok là YouTube Shorts hiện có 30 tỷ người dùng hàng ngày - đã tăng gấp đôi so với quý trước và gấp 4 lần so với năm trước.
Mảng kinh doanh điện toán đám mây chứng kiến hoạt động kinh doanh vượt trội trong quý này, tăng 44% và vượt mọi dự báo khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang dùng dịch vụ này thay vì các trung tâm dữ liệu của riêng họ. Tuy nhiên, mảng điện toán đám mây đang thua lỗ, chứng kiến mức lỗ 931 triệu USD so với mức 974 triệu USD vào năm trước.
Trong quý đầu tiên này, Google đã phải tạm ngừng hầu như mọi hoạt động tại Nga. Tốc độ tăng trưởng doanh thu tại khu vực châu Âu giảm xuống 19% trong quý đầu tiên so với mức 33% của 1 năm trước.
Các công ty được Alphabet rót tiền đầu tư, bao gồm các công ty khoa học đời sống và đơn vị xe tự lái Waymo, đã tăng gần gấp đôi doanh thu so với năm trước lên 440 triệu USD từ 198 triệu USD. Dẫu vậy, khoản lỗ của đơn vị này cũng tăng nhẹ lên 1,15 tỷ USD.
Chi phí mua lại lưu lượng truy cập (tac), số liệu được sử dụng để cho thấy công ty trả bao nhiêu cho các trang web khác để có được lưu lượng truy cập, cao hơn dự kiến của Phố Wall ở mức 11,99 tỷ USD.
Các phân khúc doanh thu khác của Google, bao gồm phần cứng, Play Store và doanh thu YouTube không quảng cáo, đạt 6,81 tỷ USD, cao hơn một chút so với năm trước.
Cổ phiếu của Alphabet đã giảm 18% trong năm tính đến cuối ngày thứ ba. Vài giờ sau cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, cổ phiếu công ty tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021.
Bên trong cuộc chiến smartphone 'hung bạo' giữa Apple và Samsung Trong cuốn sách "Samsung Rising: The Inside Story of the South Korean Giant That Set Out to Beat Apple and Conquer Tech", tác giả Geoffrey Cain giúp độc giả hình dung ngọn ngành cuộc đua song mã giữa Apple và Samsung. Năm 2005, ông Chang Gyu Hwang - khi ấy là Chủ tịch bộ phận bán dẫn và bộ nhớ Samsung - cùng...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Microsoft đưa tính năng Recall gây tranh cãi trở lại PC Copilot+

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm
Có thể bạn quan tâm

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4
Tin nổi bật
19:22:44 30/04/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: 3 tháng tới công việc của bạn có gì mới?
Trắc nghiệm
19:18:19 30/04/2025
Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra
Sao thể thao
19:02:56 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
Netizen
18:44:46 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Thế giới
17:38:55 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Sao nữ từng khiến Quyền Linh sẵn sàng đóng quần chúng không công chỉ để xin chữ ký: Hiện là mẹ 4 con, sống kín tiếng
Sao việt
14:36:44 30/04/2025