ARF dậy sóng biển Đông
Căng thẳng trên biển Đông sẽ là chủ đề chính tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ( ARF) và Hội nghị ngoại trưởng Đông Á, diễn ra từ ngày 9 đến 13-7 tại Phnom Penh (Campuchia).
Đội tàu hải giám Trung Quốc sau khi tuần tra bất hợp pháp trên biển Đông từ ngày 26-6 đã trở về Quảng Châu – Ảnh: China.com.cn
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tham dự ARF tại Phnom Penh vào ngày 12-7. Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Úc… cũng sẽ tham dự. Tranh chấp và căng thẳng trên biển Đông được đánh giá là chủ đề chính tại Phnom Penh trong thời điểm Trung Quốc liên tục thể hiện giọng điệu hiếu chiến và có các hành vi gây hấn.
Tiêu biểu nhất là vụ Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu thăm dò dầu khí trên vùng biển của Việt Nam hay việc truyền thông Trung Quốc liên tục đòi đánh Philippines vì tranh chấp bãi cạn Scarborough. Trước thềm ARF, các học giả quốc tế tiếp tục chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên biển Đông.
Chờ đợi đột phá về COC
Theo báo Phnom Penh Post, tối 7-7 Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Soeung Rathchavy tuyên bố các quan chức cấp cao ASEAN đã hoàn tất việc soạn thảo các yếu tố chủ chốt của bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). “Giờ ASEAN đã sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông” – bà Soeung Rathchavy khẳng định. ASEAN hi vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về COC với Trung Quốc vào cuối năm nay, 10 năm sau khi ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).
Video đang HOT
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định đây là thời điểm then chốt với các thành viên ASEAN và có khả năng hai bên sẽ tạo được bước đột phá về COC. Tuy nhiên, giáo sư Thayer nhận định để COC không trở thành một văn bản yếu ớt, nó cần có cơ chế mang tính ràng buộc và phân định rõ đâu là vùng tranh chấp, đâu là vùng không có tranh chấp trên biển Đông.
“Một vấn đề quan trọng nữa là làm thế nào để ngăn chặn các cơ quan hàng hải Trung Quốc không gây ra căng thẳng trên vùng biển tranh chấp – giáo sư Thayer nhận định – Nếu COC không giải quyết vấn đề này, nó sẽ chẳng khác gì DOC”.
Khó khăn lớn nhất, theo giáo sư Thayer, là việc COC chỉ quy định cách các quốc gia hành xử cho đến khi giải quyết tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên Trung Quốc không chỉ “đòi” chủ quyền trên biển Đông mà còn đang dùng sức mạnh để khẳng định chủ quyền một cách bất hợp pháp.
“Khi Trung Quốc tiếp tục hiếu chiến thì sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp” – giáo sư Thayer cho biết.
Ý đồ thâm độc
Trước thềm ARF, các chuyên gia và quan chức quốc tế tiếp tục chỉ trích các thủ đoạn của Trung Quốc trên biển Đông. Theo báo Philippines Star, mới đây chính quyền Philippines cho biết sẽ không đối thoại song phương với phía Trung Quốc tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và ARF để phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục gây căng thẳng ở bãi cạn Scarborough.
Hiện nay vẫn có vài chục tàu Trung Quốc lởn vởn ở khu vực này dù trước đó Bắc Kinh và Manila đã cam kết rút hết tàu ra khỏi đây. Tổng thống Philippines Benigno Aquino chỉ trích Bắc Kinh đang cố tình kéo dài căng thẳng để gây sức ép lên Philippines. Thượng nghị sĩ Philippines Defensor Santiago cho rằng việc Trung Quốc giở giọng đe dọa các quốc gia láng giềng với ý đồ thâm độc là buộc các quốc gia này phải chấp nhận khai thác tài nguyên chung trên vùng biển của mình với Trung Quốc.
“Đó luôn là trò của họ” – thượng nghị sĩ Santiago nhận định. Bà cảnh báo kể cả khi cùng khai thác chung với các nước khác thì Trung Quốc với lợi thế về công nghệ và tài chính cũng sẽ nuốt trọn nguồn lợi. Trên trang Eurasia Review, hai chuyên gia Youna Lyons và Tara Davenport thuộc Trung tâm Luật quốc tế ĐH Quốc gia Singapore lên án việc Trung Quốc đang cố tình khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá trên biển Đông. Bắc Kinh đang dùng tàu công xưởng để khai thác quy mô lớn và thậm chí còn khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Đây đều là những hành vi vi phạm Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc.
Các quan chức Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ tìm cách giảm căng thẳng giữa ASEAN và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông tại ARF. Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Ernie Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington (Mỹ) nhận định bà Clinton sẽ không đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như ở hội nghị hồi năm 2010 mà sẽ chỉ thể hiện sự hỗ trợ phía sau hậu trường dành cho ASEAN.
Bà Clinton cũng sẽ đảm bảo với các nước châu Á rằng Mỹ quyết tâm tăng cường hợp tác với khu vực chứ không chỉ muốn “tái cân bằng” lực lượng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Giới chuyên gia dự báo bà Clinton sẽ đưa ra hàng loạt đề xuất nhằm nhấn mạnh Washington có nhiều mối quan tâm lớn ở Đông Nam Á chứ không chỉ là tái cân bằng quân sự.
Theo Tuổi Trẻ
Hàn Quốc, Triều Tiên gặp trực tiếp ở Indonesia
Hai nước láng giềng trên bán đảo Triều Tiên hôm nay có cuộc gặp gỡ công khai và trực tiếp hiếm hoi tại đảo Bali, Indonesia, sau một thời gian dài căng thẳng.
Thông tin này được đưa ra bởi một quan chức Mỹ tháp tùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bali, AFP đưa tin.
"Chúng ta sẽ được thấy sự tiếp xúc công khai đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau một thời gian dài. Điều này rất quan trọng", vị quan chức hiện chưa rõ tên tuổi nói. "Diễn biến của cuộc gặp này sẽ được công bố trong vài ngày tới".
Quan chức Mỹ này không tiết lộ về địa điểm diễn ra cuộc gặp cũng như nó được tổ chức ở cấp nào, mà chỉ cho biết đàm phán đa phương về các vấn đề của Triều Tiên sẽ không thể tiến hành trừ phi có một cuộc gặp trước đó giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc, Triều Tiên không có cuộc gặp công khai nào nhiều tháng qua. Trong ảnh minh họa là binh sĩ hai bên tại khu vực phi quân sự giữa hai miền. Ảnh: AP
Sung Kim, người sắp trở thành đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, hôm qua tỏ ý nghi ngờ việc Triều Tiên sẵn sàng quay trở lại các cuộc đàm phán nghiêm túc về chương trình hạt nhân của nước này, dù Bình Nhưỡng đề nghị được đối thoại.
"Đó là lý do vì sao tôi nghĩ rằng Seoul và Washington cùng phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quay trở lại bàn đàm phán", ông Kim, đồng thời là đặc phái viên của Mỹ tại vòng đàm phán 6 bên, nói trong một phiên điều trần của Thượng viện Mỹ về quyết định bổ nhiệm ông cho vị trí mới tại Hàn Quốc.
Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của nước này hồi năm 2009, sau khi cáo buộc Mỹ có thái độ thù địch. Bình Nhưỡng sau đó tiến hành thử một quả bom hạt nhân. Năm 2010, Triều Tiên bị Hàn Quốc cáo buộc bắn ngư lôi làm chìm tàu Cheonan khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng bác bỏ điều này nhưng cuối năm lại bắn pháo lên đảo Yeonpyeong của nước láng giềng, làm 4 người chết.
Triều Tiên cùng với Trung Quốc gần đây kêu gọi việc nối lại đàm phán. Tuy nhiên, Mỹ yêu cầu Bình Nhưỡng trước hết phải làm rõ cam kết đối với các thỏa thuận trước đây về phi hạt nhân hóa cũng như giảm căng thẳng với Hàn Quốc. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả chính sách của mình là "kiên nhẫn chiến lược", khi chờ đợi Triều Tiên có chuyển biến.
Theo VNExpress
Ngoại trưởng Mỹ-Triều Tiên không gặp nhau ở ARF Hãng Yonhap của Hàn Quốc ngày 21/7 dẫn phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campell cho biết Mỹ không có ý định gặp gỡ CHDCND Triều Tiên bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra Bali, Indonesia, cuối tuần này. Bà Hillary Clinton đặt chân tới Bali...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm
Có thể bạn quan tâm

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi
Tin nổi bật
07:52:00 17/05/2025
41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?
Lạ vui
07:45:48 17/05/2025
GMC Hummer EV 2026 ra mắt, bổ sung phiên bản Carbon Fiber Edition
Ôtô
07:40:05 17/05/2025
Giám đốc bị 2 công nhân đánh trọng thương
Pháp luật
07:40:05 17/05/2025
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
07:39:13 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
Sao việt
07:30:10 17/05/2025
Yến sào rất bổ dưỡng, nhưng ai không nên ăn?
Sức khỏe
07:29:57 17/05/2025
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Phim việt
07:26:16 17/05/2025
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?
Netizen
07:25:44 17/05/2025
Nữ diễn viên sở hữu nông trại 50.000m ở Đà Lạt, 5 két sắt kim cương, bỏ đóng phim vẫn hot khủng khiếp
Hậu trường phim
07:16:25 17/05/2025