Armenia: LHQ có thể cử phái đoàn tìm hiểu thực tế tới Hành lang Lachin
Thủ tướng Armenia và Tổng thư ký LHQ đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Nagorny- Karabakh và các biện pháp giải quyết, trong đó có việc cử một phái đoàn đến hai khu vực này.
Binh sỹ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sỹ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, ngày 26/11/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan báo chí của Chính phủ Armenia cho biết Thủ tướng nước này Nikol Pashinyan và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 23/2 đã tiến hành điện đàm và thảo luận khả năng cử một phái đoàn tìm hiểu thực tế của Liên hợp quốc đến khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh và Hành lang Lachin.
Theo nguồn tin trên, hai bên đã thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Nagorny-Karabakh sau khi Azerbaijan phong tỏa Hành lang Lachin và các biện pháp giải quyết, trong đó có việc cử một phái đoàn của Liên hợp quốc đến hai khu vực này. Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng cho biết ông sẽ tập trung vào vấn đề này.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Armenia cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó thảo luận về tình hình ở khu vực Nagorny-Karabakh và Hành lang Lachin. Hai bên đã trao đổi ý kiến về cuộc khủng hoảng nhân đạo, môi trường và năng lượng ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Video đang HOT
Thủ tướng Pashinyan cũng nhắc lại tuyên bố của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) thuộc Liên hợp quốc đưa ra ngày 22/2 yêu cầu Azerbaijan chấm dứt phong tỏa tuyến đường nối giữa Armenia và khu vực Nagorny-Karabakh khi cho rằng người dân ở khu vực này sẽ có nguy cơ phải gánh chịu “tổn thất không thể bù đắp được.”
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận ba bên được các nhà lãnh đạo Armenia, Nga và Azerbaijan ký vào các ngày 9/11/2020, 11/1/2021, 31/10/2022 và 26/11/2022.
Hành lang Lachin là tuyến đường duy nhất nối Armenia với Nagorny-Karabakh. Vào ngày 12/12/2022, một số người Azerbaijan tự nhận là các nhà hoạt động môi trường đã chặn Hành lang Lachin, nơi lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga được triển khai.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp.
Hồi tháng 5/2022, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Nga khẳng định tiếp tục vai trò trung gian giữa Armenia và Azerbaijan
Ngày 29/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga quan ngại về căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan liên quan việc phong tỏa hành lang giao thông Lachin - tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh với Armenia - trong suốt 2 tuần qua, đồng thời khẳng định sẽ duy trì vai trò trung gian giúp 2 quốc gia này.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn báo giới, người phát ngôn Peskov nhấn mạnh Moskva quan ngại về căng thẳng leo thang quanh hành lang Lachin và phía Nga sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực của nước này, theo đó duy trì liên lạc với cả hai phía Armenia và Azerbaijan.
Hành lang Lachin là tuyến đường cho phép hàng hóa được vận chuyển từ Armenia tới cộng đồng khoảng 120.000 người gốc Armenia hiện ở khu vực vùng núi Nagorny-Karabakh. Hành lang này đã được lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đảm bảo trật tự từ năm 2020. Tuy nhiên, kể từ ngày 12/12 vừa qua, các công dân Azerbaijan đã phong tỏa tuyến đường này.
Giới chức tại Nagorny-Karabakh cho biết lương thực, thuốc men và nhiên liêu tại khu vực này đang dần cạn kiệt.
Hôm 27/12 vừa qua, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về hành lang Lachin bên lề cuộc họp của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại thành phố St Petersburg của Nga.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề căng thẳng này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5 năm nay, hai nước thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới và động thái này được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Armenia hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết nước này đã hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan và đã gửi dự thảo này cho Baku cũng như các quốc gia thành viên của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tại môt cuộc họp báo ở Yerevan. Ảnh tư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
Có thể bạn quan tâm

Thanh niên có "bề dày" tiền án, tàng trữ súng để phòng thân
Pháp luật
23:37:36 21/05/2025
Nhan sắc thật của nữ diễn viên bị ghét nhất Hàn Quốc khiến MXH kinh ngạc
Hậu trường phim
23:35:22 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Mỹ nam đang viral khắp Trung Quốc vì cảnh khóc đẹp đến phong thần
Phim châu á
23:30:29 21/05/2025
Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu
Tin nổi bật
23:29:47 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025