ASEAN – Australia nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện
Lãnh đạo ASEAN và Australia nhất trí nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện trong hội nghị hôm nay, đánh dấu chương mới trong mối quan hệ.
Trong bản tóm tắt nội dung Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN – Australia thường niên lần thứ nhất, Brunei, nước chủ tịch ASEAN, nhấn mạnh việc nâng cấp quan hệ “có ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi”.
“Cột mốc này nhấn mạnh cam kết của Australia với vai trò trung tâm của ASEAN tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và định vị quan hệ đối tác của chúng ta trong tương lai”, Thủ tướng Scott Morrison nói trong tuyên bố chung với Ngoại trưởng Marise Payne. “Australia ủng hộ một khu vực hòa bình, ổn định, kiên cường và thịnh vượng với ASEAN là trung tâm”.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ủng hộ việc nâng cấp quan hệ, đồng thời nói hội nghị đã đánh dấu một chương hợp tác mới có ý nghĩa lịch sử giữa ASEAN và Australia, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực nối lại dòng chảy thương mại – đầu tư bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thúc đẩy hợp tác và giao lưu, đồng thời mong Australia tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của ASEAN.
Các lãnh đạo ASEAN khẳng định Australia luôn là đối tác kinh tế quan trọng. Tổng kim ngạch thương mại hai bên đã đạt hơn 100 tỷ AUD (khoảng 75 tỷ USD) trong năm 2020. Australia cũng đã có những hỗ trợ kịp thời cho ASEAN trong cuộc chiến chống Covid-19, gồm đóng góp một triệu AUD cho Quỹ Ứng phó Covid-19 và 21 triệu AUD cho Trung tâm ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.
Video đang HOT
Các lãnh đạo ASEAN và Australia tại Hội nghị trực tuyến Cấp cao ASEAN – Australia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Australia cho biết quốc gia này đã cung cấp khoảng 4 triệu liều vaccine Covid-19 cho các nước cho khu vực và dự kiến thêm 10 triệu liều trước giữa năm sau. Australia đang tích cực triển khai chương trình tiếp cận vaccine cho khu vực trị giá 523 triệu AUD và gói 500 triệu AUD hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng.
Lãnh đạo Australia đề xuất sáng kiến Australia vì Tương lai ASEAN và công bố thêm 124 triệu AUD hỗ trợ dự án hợp tác ứng phó với thách thức nảy sinh.
Các nước cũng trao đổi về tác động của thỏa thuận AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ đối với khu vực, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực, trong đó có Biển Đông. Thủ tướng Morrison ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, cũng như ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar.
Thái Lan coi EAS là cơ chế chính tạo cơ hội đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là cơ chế chính mở ra cơ hội đối thoại thẳng thắn và mang tính xây dựng, cũng như để thăm dò hợp tác mà tất cả các bên cùng thắng, trong khi duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết phát biểu tại EAS lần thứ 16 diễn ra dưới hình thức trực tuyến ngày 27/10, Thủ tướng Prayut nhấn mạnh Thái Lan luôn coi trọng việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông và sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy hợp tác dựa trên các nguyên tắc 3M, đó là tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Theo ông Prayut, Thái Lan cũng ủng hộ hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên và hy vọng sẽ thấy được tiến bộ trong đối thoại và hợp tác hướng tới một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa.
Thái Lan cũng khẳng định lại lập trường của nước này dựa trên các nghĩa vụ theo những công cụ khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) và Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), đồng thời khuyến khích tất cả các bên tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ theo các thỏa thuận quốc tế liên quan đến hạt nhân, bao gồm cả Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Thái Lan không mong muốn thấy xung đột và đối đầu giữa các nước bạn bè của Thái Lan và ASEAN, đồng thời chân thành tin tưởng rằng mọi quốc gia trên thế giới đều có chung mục tiêu cơ bản là làm cho đất nước của mình và thế giới hòa bình và bình yên, cũng như giúp đỡ người dân hạnh phúc và sống hòa thuận nhất có thể.
Theo người đứng đầu Chính phủ Thái Lan, các quốc gia hiện phải đối mặt với nhiều thách thức chung, trong đó có biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, thiên tai, chuyển đổi số và công nghệ và an ninh mạng. Chính vì vậy, đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, quan hệ đối tác và đoàn kết là những chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa dẫn đến tồn tại một cách bền vững.
Thái Lan kỳ vọng một cơ hội quan trọng cho EAS, với tư cách là một diễn đàn chiến lược do các nhà lãnh đạo dẫn dắt để đối thoại giữa các quốc gia, nhằm tổng hợp nhiều tiềm năng, thế mạnh và sự xuất sắc để quản lý thành công những thách thức chung đó. Tuy nhiên, EAS cần chuyển đổi mô hình từ tập trung vào cạnh tranh có thể mang lại chiến thắng tạm thời, sang hướng tới hợp tác để tạo ra chiến thắng lâu dài cho tất cả. Hợp tác cùng có lợi và lấy con người làm trung tâm có thể được xây dựng trên cơ sở tăng cường an ninh con người, đặt nền tảng và định hướng phục hồi kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Theo Thủ tướng Prayut, COVID-19 nhắc nhở tất cả rằng an ninh y tế công cộng là mục tiêu cơ bản hàng đầu trong sinh kế của người dân. Do đó, tiếp cận công bằng và phân phối nhanh vaccine, nghiên cứu và phát triển về vaccine và thuốc kháng virus, cũng như nâng cao năng lực y tế và sức khỏe cộng đồng để ứng phó với các thách thức về y tế công cộng hiện tại và trong tương lai thông qua trao đổi kiến thức liên quan, kỹ năng, công nghệ và đổi mới, là những lĩnh vực hợp tác cần được chú trọng hàng đầu. Trong khi đó, sức khỏe tâm thần của người dân thuộc tất cả các nhóm cũng cần được chăm sóc đúng cách. Thái Lan sẵn sàng mở rộng hợp tác toàn diện để thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo EAS về Hợp tác sức khỏe tâm thần hướng tới các kết quả rõ ràng.
Một ưu tiên hàng đầu khác là phục hồi kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng khả năng phục hồi lâu dài. Thái Lan sẵn sàng làm việc với các nước tham gia EAS trong việc thực hiện Khuôn khổ Phục hồi toàn diện ASEAN (ACRF) và các hiệp định kinh tế khác hướng tới các kết quả cụ thể. Ngoài ra, Thái Lan cam kết tận dụng sự đổi mới và công nghệ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng. Thái Lan cũng sẵn sàng làm việc hướng tới khôi phục đi lại và du lịch của người dân bằng cách thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo EAS về tăng trưởng kinh tế thông qua phục hồi du lịch mà Thái Lan là nước đồng bảo trợ.
Thủ tướng Thái Lan khẳng định nước này sẵn sàng làm việc với mọi quốc gia nhằm thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo EAS về Phục hồi Bền vững, đồng thời cam kết đẩy mạnh vai trò chủ động trong việc thúc đẩy tính bền vững ở mọi khía cạnh, bao gồm cả việc sử dụng Mô hình Kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh (BCG). Ngoài ra, Thái Lan sẵn sàng đóng góp mang tính xây dựng hướng tới tăng cường hợp tác quốc tế về những thách thức toàn cầu như bảo vệ môi trường, giải quyết biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai.
Tham dự EAS lần thứ 16 có các nhà lãnh đạo và đại diện của các quốc gia thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ, cũng như các Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Malaysia ủng hộ sự lãnh đạo của ASEAN trong việc phát triển Kho dự trữ vật tư y tế Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 27/10 bày tỏ ủng hộ quyết định dẫn dắt của ASEAN trong việc phát triển Kho dự trữ vật tư y tế ASEAN cho các trường hợp khẩn cấp về y tế công. Sáng kiến này do ASEAN 3, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đề xuất. Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob. Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Guardiola rơi nước mắt khi De Bruyne nói lời chia tay Man City
Sao thể thao
11:52:08 21/05/2025
Bắt cóc bé gái 7 tuổi ở Tây Ninh để đòi nợ, đến Long An thì bị bắt
Pháp luật
11:48:37 21/05/2025
Honda SH 350i 2025 nhập khẩu từ Ý: Đẳng cấp xe ga với giá tương đương 175 triệu đồng
Xe máy
11:23:46 21/05/2025
Mercedes-Benz ra mắt siêu phẩm AMG SL 63 S E PERFORMANCE hơn 800 mã lực
Ôtô
11:22:26 21/05/2025
Lần nào gia đình liên hoan, con gái cũng đến khi mọi người đã ăn được một nửa bữa, biết nguyên nhân mà tôi chết lặng
Góc tâm tình
11:20:14 21/05/2025
5 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến da lão hóa nhanh, mắt thâm quầng mỗi ngày
Làm đẹp
11:14:30 21/05/2025
Viêm phế quản có lây không?
Sức khỏe
11:08:48 21/05/2025
Cuộc đời của diễn viên từng là "mỹ nam cổ trang": Một đời không kết hôn, 65 tuổi sống với gà vịt chó mèo
Sao châu á
11:06:59 21/05/2025
Mẹ biển - Tập 43: Ba Sịa và Đại hoá giải mọi hận thù
Phim việt
11:02:58 21/05/2025
Phản ứng của công chúng về việc ngôi sao từng dính bê bối tấn công tình dục được vinh danh tại Cannes
Sao âu mỹ
10:58:33 21/05/2025