ASM-135, sát thủ diệt vệ tinh của Mỹ

Được lắp đặt trên chiến đấu cơ đa năng F-15, tên lửa ASM-135 có khả năng phá hủy mục tiêu ở quỹ đạo tầm trung của Trái Đất.

ASM-135, sát thủ diệt vệ tinh của Mỹ - Hình 1

Mô hình tên lửa ASM-135. Ảnh: Wikipedia

Ngày 2/2, Triều Tiên ra thông báo chính thức, cảnh báo tàu thuyền để chuẩn bị phóng một vệ tinh lên quỹ đạo. Động thái này được đánh giá có nguy cơ làm tái bùng phát cuộc chạy đua vũ khí diệt vệ tinh giữa các cường quốc mà Mỹ đang chiếm giữ vị trí số một, theo le Figaro.

Cuối những năm 1950, sự phát triển mạnh của các vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích quân sự đã đặt ra nhu cầu phát triển một vũ khí có khả năng diệt vệ tinh khi cần thiết, nhằm ngăn chặn, làm gián đoạn thông tin liên lạc của đối phương.

Trong giai đoạn này, không quân Mỹ triển khai một loạt các dự án tên lửa chiến lược tiên tiến mang tên WS-199A. Một trong những dự án đó là tên lửa đạn đạo Bold Orion phóng lên từ trên không (Air Launch Balistic Misile, ALBM) dùng động cơ của tên lửa Sergeant. 12 vụ phóng thử nghiệm đã được thực hiện từ giữa năm 1958 đến cuối năm 1959, nhưng đều không thành công và chương trình ALBM bị đình chỉ.

Hệ thống này sau đó được cải tiến bằng cách gắn thêm một tầng cho tên lửa để tạo ra loại vũ khí chống vệ tinh có tầm bắn 1.700 km. Cuộc thử nghiệm đầu tiên là tấn công giả vào vệ tinh Explorer 6 đang ở độ cao 251 km. Tên lửa đạt đến độ cao của vệ tinh, cách mục tiêu 6,4 km. Nếu được trang bị đầu đạn hạt nhân, tên lửa Bold Orion sẽ dễ dàng tiêu diệt vệ tinh này.

Năm 1963, trong một cuộc thử nghiệm, một tên lửa chống vệ tinh mang đầu đạn nguyên tử của Mỹ đã hủy diệt một vệ tinh đang bay trong quỹ đạo. Với thành công này, năm 1967, Washington triển khai chương trình 437 sử dụng tên lửa Thor được trang bị đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt vệ tinh. Tuy nhiên, nhược điểm của tên lửa sử dụng đầu đạn hạt nhân là nó có thể phá hủy luôn vệ tinh của Mỹ ở gần đó vì sức công phá quá lớn. Chính vì thế, việc phát triển tên lửa Thor không được chú trọng và bị hủy bỏ.

ASM-135, sát thủ diệt vệ tinh của Mỹ - Hình 2

Chiến đấu cơ F-15A diễn tập bắn thử ASM-135. Ảnh: WIkipedia

Sau khi Liên Xô công bố chương trình tên lửa chống vệ tinh vào năm 1978, Tổng thống Mỹ lúc đó là Jimmy Carter đã trực tiếp chỉ đạo không quân Mỹ phát triển hệ thống tên lửa chống vệ tinh mới hiện đại hơn. Cùng năm đó, kế hoạch phát triển hệ thống tên lửa chống vệ tinh “Prototype Miniature Air-Launched Segment (PMALS)” bắt đầu được triển khai.

Năm 1979, không quân Mỹ đã ký hợp đồng với LTV Aerospace để sản xuất mẫu tên lửa chống vệ tinh mới với tên gọi ASM-135 ASAT, viết tắt là ASM-135.

ASM-135 là tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng, kế thừa hai tầng của các loại tên lửa trước, còn tầng thứ ba được phát triển mới với tên gọi Miniature Homing Vehicle MHV(phương tiện đầu dò thu nhỏ).

Tên lửa ASM-135 được trang bị hệ thống dẫn hướng kết hợp con quay laser hồi chuyển cùng đầu dò hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại này sử dụng 4 dải ngang và 4 dải dọc được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc, được làm mát bằng heli lỏng được đặt trong một bình chân không.

Hệ thống dẫn hướng của MHV chỉ theo dõi các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm của cảm biến hồng ngoại mà không xác định độ cao, trạng thái hay phạm vi đến mục tiêu. Một số động cơ nhiên liệu rắn nhỏ được bố trí xung quanh đầu đạn để điều chỉnh quỹ đạo của nó.

Điểm đặc biệt của ASM-135 là nó sử dụng động năng của vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt vệ tinh chứ không sử dụng thuốc nổ, nhằm giảm thiểu nguy cơ tạo ra các mảnh vỡ, ảnh hưởng đến các vệ tinh của Mỹ cũng như các vệ tinh dân sự đang hoạt động trong quỹ đạo.

Video đang HOT

Các kỹ sư tên lửa Mỹ đã quyết định lắp ASM-135 lên chiến đấu cơ F-15 để tận dụng khả năng bay cao và độ cơ động của chiếc máy bay này. Tên lửa được gắn dọc đường trung tuyến dưới bụng máy bay. Hệ thống dẫn đường của F-15 cũng được sửa đổi cho phù hợp nhiệm vụ mới.

Ngày 13/09/1985, chiếc F-15A mang số hiệu 76-0084 do Thiếu tá Wilbert D. “Doug” Pearson điều khiển đã phóng thành công một tên lửa ASM-135 gần căn cứ không quân Vandenberg, phá hủy thành công vệ tinh nghiên cứu Mặt Trời P87-1 Solwind của Bộ Quốc phòng Mỹ ở độ cao 555 km.

Chiếc F-15A bay ở tốc độ Mach 1,22 (khoảng 415 m/s) rồi vọt lên cao với góc tấn 65 độ, tên lửa ASM-135 được tách khỏi F-15A ở độ cao 11,61 km, đầu đạn MHV va chạm với vệ tinh ở tốc độ lên đến 24.140 km/h. Vệ tinh P87-1 Solwind kết thúc hành trình hơn 6 năm hoạt động của mình theo cách trở thành bia tập bắn cho F-15A.

Sự kiện này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêu diệt thành công vệ tinh bên ngoài Trái Đất.

Nguyễn Hoàng

Theo VNE

Trung Quốc làm nóng cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh

Trung Quốc vừa khiến thế giới giật mình khi công bố thông tin đã bắn hạ thành công một vệ tinh nhân tạo bằng vũ khí chuyên dụng hồi tháng 7/2014.

Thông tin này được Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc công bố. Dù chưa biết độ xác thực của thông tin, tuy nhiên việc Bắc Kinh công bố thông tin như vậy đang làm cho cuộc đua vũ khí chống vệ tinh của các cường quốc thêm tăng nhiệt.

Chương trình phát triển vũ khí vũ trụ của Mỹ

Hồi năm 2008, một vệ tinh hỏng chứa hóa chất độc hại đã được quân đội Mỹ bắn hạ, để hóa chất và các mảnh vỡ của nó không gây hại cho trái đất. Nhưng sự kiện này làm dấy lên mối lo ngại rằng các chương trình chống vệ tinh có thể biến vũ trụ thành bãi chiến trường.

Ngay từ năm 1997, từ bang New Mexico, quân đội Mỹ đã phát chùm tia laser vào chiếc tàu vũ trụ của Mỹ. Năm 2001, một hội đồng do Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld lãnh đạo đã cảnh báo rằng, nếu không đẩy nhanh nhịp độ phát triển vũ khí trên vũ trụ, Mỹ rất có thể phải đối mặt với "Sự kiện Trân Châu cảng trên vũ trụ".

Sau đó, Mỹ đã khởi động chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí trên vũ trụ mang tên "Hỏa tinh". Được biết, mục đích của chương trình này là nhằm "có được kỹ thuật đặc biệt về chế tạo vũ khí tia laser năng lượng cao". Tia laser với sức công phá mạnh có thể phá hủy vệ tinh nhân tạo.

Quan chức cấp cao chuyên trách giám sát phát triển vũ khí laser trên vũ trụ của Lầu Năm Góc cho biết, "Hỏa tinh" là chương trình thận trọng và cần thiết, bởi vì kể từ nay đến mấy chục năm tới, Mỹ cần phải bảo vệ vệ tinh của mình khỏi bị tấn công.

Tháng 10/2006, "Chính sách vũ trụ Quốc gia" được Tổng thống Mỹ Bush ký thông qua, đã cho thấy một cách rất rõ ràng rằng Mỹ sẽ loại bỏ thế lực "thù địch" và nắm quyền kiểm soát vũ trụ. "Chính sách vũ trụ Quốc gia" đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch quân sự hóa trên vũ trụ của Mỹ.

Trung Quốc làm nóng cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh - Hình 1

Tàu không gian X-37B đầy bí ẩn của Mỹ.

Bước sang năm 2007, quân đội Mỹ tích cực ấn định kế hoạch tác chiến trên vũ trụ, cơ quan nghiên cứu khoa học bắt đầu thúc đẩy triển khai trang bị quân sự trên vũ trụ. Quân sự hóa vũ trụ do Mỹ sắp đặt đã từ kế hoạch trở thành hiện thực.

Hành động tích cực thúc đẩy kế hoạch vũ khí trên vũ trụ của Mỹ đã thu hút sự quan tâm của các cường quốc vè vũ trụ không giạn. Tính tới tháng 12/2013, tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ đã có trọn một năm hoạt động trong không gian.

Đến nay, nhiệm vụ và chức năng của con tàu vẫn được giữ tuyệt mật, làm nảy sinh rất nhiều đồn đoán. Theo chuyên trang Space.com, tàu này có thể cho phép quân đội Mỹ nhanh chóng thay thế những vệ tinh bị tiêu diệt trong trận chiến không gian.

Kẻ hủy diệt vệ tinh của Nga

Trước sự tiến bộ về chương trình khoa học không gian, đặc biệt là những nghi ngờ về chương trình phát triển vũ khí tấn công vệ tinh của Mỹ, Nga không muốn mình là kẻ đứng ngoài cuộc.

Tính đến năm 2006, Nga đã công bố "Chương trình vũ trụ liên bang 10 năm" nhằm tăng cường thực lực vũ trụ của Nga. Căn cứ vào chương trình này, vũ khí phòng chống vệ tinh là dự án phát triển trọng điểm của Nga. Hiện nay, Nga chủ yếu nghiên cứu chế tạo hai loại vũ khí phòng chống vệ tinh lớn. Năm 2007, dự toán ngân sách tài chính dành cho dự án vũ trụ Liên bang của Nga sẽ vượt 50 tỉ rúp.

Căn cứ vào chương trình hữu quan, trong 10 năm tới, vốn đầu tư vào lĩnh vực vũ trụ của Nga sẽ vượt mức kỷ lục, 486,8 tỉ rúp. Ngoài ra, Nga còn đề ra nhiều chương trình tác chiến khác trên vũ trụ nhằm đánh trả vệ tinh quân sự trong tương lai.

Trung Quốc làm nóng cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh - Hình 2

Đồ họa một vụ tấn công vệ tinh bằng tên lửa.

Sau sự kiện Liên Xô bắn rơi máy bay do thám U-2 của Mỹ vào năm 1960, nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev quyết định phải tìm cách dập tắt mối nguy hiểm đến từ vệ tinh do thám trên không gian, đặc biệt là chương trình SAINT của Mỹ, vốn được bí mật phát triển vào cuối những năm 1950 và công khai vào năm 1960, theo trang tin Popular Mechanics.

Ban đầu, các chuyên gia cân nhắc thử nghiệm tàu không gian được trang bị tên lửa, nhưng lúc đó ý tưởng này quá khả năng thực tiễn. Tiếp theo, cha đẻ của chương trình không gian Liên Xô là Sergei Korolev đề nghị dự án phóng tên lửa liên lục địa R-7 mang theo thiết bị đánh chặn có thể phóng thẳng vào mục tiêu đã định tầng địa tĩnh, còn chuyên gia Vladimir Chelomei cho rằng nên triển khai một thiết bị tự hành trên quỹ đạo, tự động áp sát vệ tinh địch, phát nổ ở cự ly gần và phá hủy hoàn toàn mục tiêu.

Vào năm 1960, Điện Kremlin quyết định chọn ý tưởng của Chelomei. Mang tên Istrebitel Sputnikov (tức Kẻ hủy diệt vệ tinh, viết tắt IS), phi thuyền được gắn 17 thiết bị đẩy và được hỗ trợ bởi một hệ thống phức tạp gồm các trạm trải khắp lãnh thổ Liên Xô để dò tìm dấu vết các vệ tinh địch và phát lệnh dẫn đường.

Sau nhiều cuộc thử nghiệm, đến tháng 11/1968, Liên Xô đánh chặn thành công và phá hủy mục tiêu đặt sẵn trên quỹ đạo, theo trang Russiaspaceweb.com. Tuy nhiên, phải mất thêm hơn 10 năm để hoàn chỉnh hệ thống. Năm 1978, một tên lửa liên lục địa R-36 mang theo thiết bị IS được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan đến thẳng mục tiêu chỉ trong vòng 1 giờ rưỡi.

Từ đó, kế hoạch "sát thủ vệ tinh" của Liên Xô liên tục được nâng cấp với các ý tưởng đột phá như thiết lập các trạm chiến đấu trên quỹ đạo và vũ khí laser. Đầu thập niên 1990, Liên Xô rồi sau đó là Nga bắt tay vào dự án IS-MU nhằm xây dựng khả năng đuổi theo vệ tinh địch. Nhưng do tình hình Nga lúc đó, Tổng thống Boris Yeltsin tuyên bố chấm dứt dự án.

Đến năm 2000, chương trình chống vệ tinh Nga cuối cùng có dấu hiệu hồi sinh, khi Mỹ và Trung Quốc liên tục phô diễn khả năng tấn công và hủy diệt vệ tinh.

RIA Novosti dẫn lời Tổng giám đốc Cơ quan Không gian liên bang Vladimir Popovkin tuyên bố Nga vẫn duy trì năng lực bảo vệ không gian với hệ thống Naryad-V. "Chúng tôi không thể ngồi yên và nhìn những nước khác hành động. Tôi chỉ có thể nói rằng các dự án tương tự cũng đã được Nga hoàn tất", ông Popovkin nói.

Russiaspaceweb.com dẫn các nguồn tin cấp cao cho hay, Naryad-V nói nôm na là một loại vũ khí diệt vệ tinh kế thừa của IS thời Liên Xô. Nhờ thiết bị vận hành hiện đại mang tên Briz-K, vũ khí này có thể "lờ lững" trong thời gian dài trên quỹ đạo để chờ lệnh. Sau khi nhận chỉ thị từ mặt đất, Naryad-V sẽ đặt mục tiêu vào tầm ngắm rồi phóng đầu đạn tấn công tiêu diệt.

Naryad-V được phóng lên bằng tên lửa đẩy Rockot, phiên bản điều chỉnh của tên lửa đạn đạo UR-100NU. Ngoài ra, theo tờ Izvestia, Nga cũng đang tìm cách khôi phục lại chương trình phát triển tên lửa phá hủy vệ tinh chở trên máy bay mang tên Kontakt, vốn đã bị ngưng từ năm 1989.

Giới phân tích lo ngại rằng, cuộc đọ sức giành "quyền kiểm soát trên vũ trụ" rất có thể dẫn tới sự đối đầu quân sự trên vũ trụ giữa các nước, trong khi đó việc triển khai vũ khí trên vũ trụ sẽ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới.

Trung Quốc không đứng ngoài cuộc

Là một cường quốc quân sự mới nổi, Trung Quốc cũng không muốn đứng ngoài cuộc đua phát triển vũ khí tấn công vệ tinh. Chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc được đánh dấu sau vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển từ 20-30 tên lửa chống vệ tinh nhằm cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến vũ trụ, trang Strategy Page đưa tin.

Trong một bài viết mang tựa đề " m mưu của Trung Quốc trong vũ trụ", Strategy Page cho hay Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh đến năm 2020. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.

Trung Quốc làm nóng cuộc đua vũ khí diệt vệ tinh - Hình 3

Tên lửa Trường Chinh-3B mang tàu vũ trụ Hằng Nga-3 rời bệ phóng.

Strategy Page cho biết thêm, từ nay đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.

Do sự tiến bộ về công nghệ, Trung Quốc giờ đây có thể phóng số vệ tinh đó chỉ trong 18 tháng. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng 30 vệ tinh mỗi năm.

Hiện nay, trong số 900 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, gần một nửa trong số đó là của Mỹ. 25 trong số các vệ tinh đó được sử dụng cho mục đích quân sự. Để ngăn chặn sự độc quyền của Mỹ trên vũ trụ, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt chương trình để phá hủy hoặc chặn các vệ tinh đối phương bằng tên lửa và laser.

Đặc biệt là vào ngày 2/12, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Hằng Nga-3 để đưa xe thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng. Theo Tân Hoa xã, đây là những bước đầu tiên của Bắc Kinh tiến tới mục tiêu xây dựng trạm nghiên cứu trên mặt trăng vào năm 2020.

Trang tin Breitbart dẫn lời giới quan sát tỏ ra lo ngại rằng từ trạm nghiên cứu đến căn cứ quân sự không phải là con đường quá dài, trong khi việc phóng thành công Hằng Nga-3 chứng tỏ Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa mang nhiều đầu đạn cùng tấn công một nhóm mục tiêu.

Vụ phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2007 và tàu tàu vũ trụ Hằng Nga-3 lên Mặt trăng thành công đã cho thấy quyết tâm của Trung Quốc nhằm đóng một vai trò lớn trong các hoạt động vũ trụ quân sự và để chứng tỏ với thế giới, mà đặc biệt là Mỹ, rằng Bắc Kinh có khả năng đánh chặn bất kỳ vệ tinh nào trên vũ trụ.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, trong thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh ngày 23/7/2014, Trung Quốc đã bắn thử tên lửa đánh chặn chống vệ tinh DN-1. Trung Quốc cũng sở hữu loại tên lửa chống vệ tinh thứ hai, đó là DN-2 bắn thử năm 2013, tên lửa này thiết kế dùng để tấn công vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo cao, đó là vệ tinh tình báo, dẫn đường và định vị.

Báo chí Nga nhận định, chương trình vũ khí laser trên vũ trụ của Mỹ và đặc biệt là Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu, nếu muốn hoàn thành, có lẽ còn phải bỏ ra nhiều năm nữa. Nhưng vũ khí trên vũ trụ là một vấn đề có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh toàn cầu. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần phải sớm đi đến nhận thức chung, cấm triển khai vũ khí và chạy đua vũ khí trên vũ trụ.

Theo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    "Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
    12:30:59 14/05/2025
    Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
    23:52:37 13/05/2025
    Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?Miss World 2025: đại diện Thái lên đồ bó sát 'nhức mắt', bị quốc tế trừ điểm?
    11:30:36 14/05/2025
    Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
    23:20:22 13/05/2025
    Mỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ emMỹ tiến tới ngừng kê đơn thuốc chứa fluoride cho trẻ em
    06:18:00 15/05/2025
    Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung ĐôngDàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông
    12:20:32 14/05/2025
    Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch SindoorThủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
    13:14:15 14/05/2025
    Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
    18:02:42 13/05/2025

    Tin đang nóng

    Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!Thêm 1 màn bắt hoa cưới linh nghiệm: Hoá ra Hồ Quỳnh Hương đã bất chấp "xin vía" từ đôi Vbiz đặc biệt này!
    06:13:55 15/05/2025
    Vụ phụ xe tử vong khi cố chặn xe buýt đang trôi: Nghi quên kéo phanh tayVụ phụ xe tử vong khi cố chặn xe buýt đang trôi: Nghi quên kéo phanh tay
    09:34:03 15/05/2025
    Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp cameraTôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera
    05:04:30 15/05/2025
    TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạnTPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn
    07:38:50 15/05/2025
    Nhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chếNhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chế
    05:58:14 15/05/2025
    Ái nữ Mai Phương có 'mẹ' mới, loạt ảnh tuổi 12 khiến CĐM sững người y đúc cố DVÁi nữ Mai Phương có 'mẹ' mới, loạt ảnh tuổi 12 khiến CĐM sững người y đúc cố DV
    10:20:15 15/05/2025
    Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư "mẹ xin lỗi con gái"
    07:32:22 15/05/2025
    1 Em xinh bất ổn sau họp báo, tuyên bố "đừng đụng tới tôi", chuyện gì đây?1 Em xinh bất ổn sau họp báo, tuyên bố "đừng đụng tới tôi", chuyện gì đây?
    10:01:31 15/05/2025

    Tin mới nhất

    Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

    Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

    10:08:28 15/05/2025
    Tổng thống Zelensky khẳng định ông sẽ tham dự trực tiếp, nhưng chỉ khi ông có thể gặp trực tiếp Tổng thống Putin. Ông Zelensky nói rằng ông muốn thảo luận về lệnh ngừng bắn 30 ngày và không có vấn đề khác.
    Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

    Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

    09:57:08 15/05/2025
    Ukraine bày tỏ sự thất vọng khi Nga công bố phái đoàn đàm phán trực tiếp tại Istanbul không bao gồm Tổng thống Vladimir Putin.
    "Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

    "Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

    09:47:55 15/05/2025
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh hành pháp đề cử các quan chức cấp cao của Nga tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/5.
    Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

    Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

    09:45:17 15/05/2025
    Trong khi Pháp cho rằng việc triển khai máy bay mang vũ khí hạt nhân tới các nước châu Âu là biện pháp răn đe, Nga chỉ trích đây là hành động leo thang không cần thiết.
    Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

    Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

    09:23:50 15/05/2025
    Phát biểu với kênh Fox Business hôm 13/5, ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết các binh sĩ từ Pháp, Đức, Anh và Ba Lan có thể tham gia lực lượng cơ động , đóng vai trò gìn giữ hòa bình hậu xung đột ở...
    Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

    Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

    08:57:14 15/05/2025
    Phát biểu trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên kênh TF1, ông Macron bảo vệ cách tiếp cận của chính quyền mình đối với cuộc xung đột Ukraine.
    Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

    Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

    08:40:19 15/05/2025
    Một khu dinh thự bề thế tại Trung Quốc sẽ bị phá dỡ trong thời gian tới, vì chủ nhân xây dựng công trình nhưng không được cấp phép.
    Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

    Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

    08:15:18 15/05/2025
    Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 17 đối với Nga, chủ yếu nhắm vào đội tàu chở dầu ngầm của Moscow.
    Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

    Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

    08:05:37 15/05/2025
    Nga sẽ cử một phái đoàn tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 để đàm phán trực tiếp với Ukraine và hy vọng Kiev cũng sẽ làm như vậy.
    Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

    Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

    07:44:56 15/05/2025
    Ấn Độ lên tiếng sau khi Trung Quốc đặt tên lại cho một số địa danh ở khu vực mà 2 bên tranh chấp chủ quyền trong nhiều năm qua.
    Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

    Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

    07:32:24 15/05/2025
    Ông cho biết: Nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong những năm gần đây, xu hướng (thị phần giảm) đang rất rõ ràng và các nhà sản xuất ô tô phương Tây rất khó giữ được vị thế của mình tại Trung Quốc .
    Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

    Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ

    07:26:49 15/05/2025
    Tuy nhiên, theo một cựu quan chức Liên bang Nga tiết lộ với tờ Washington Post, phía Moskva sẽ được đại diện bởi Ngoại trưởng Sergey Lavrov và trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov.

    Có thể bạn quan tâm

    Những đôi giày đẹp nhất khi diện cùng quần jeans xanh

    Những đôi giày đẹp nhất khi diện cùng quần jeans xanh

    Thời trang

    11:31:53 15/05/2025
    Giày lưới bệt màu trắng/đen ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây. Không chỉ là đôi giày giúp nàng khoe đôi chân đẹp, mẫu giày này còn là kiểu dáng thoáng mát giúp đôi chân được thoáng khí bậc nhất
    Bí quyết để có một làn da như sương mai

    Bí quyết để có một làn da như sương mai

    Làm đẹp

    11:30:34 15/05/2025
    Với kem chống nắng, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên sử dụng hằng ngày, ngay cả khi bạn ở trong nhà, trời không nắng hay những ngày mùa đông lạnh giá.
    Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon

    Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon

    Ẩm thực

    11:20:47 15/05/2025
    Hôm nay chúng ta sẽ thêm 1 công thức món hấp vào danh sách thực đơn của bạn. Thành phẩm món ăn sau khi hoàn thành vừa giòn tươi, mềm, ngọt không chê vào đâu được.
    Bị bạn trai "quỵt" hơn 700 triệu đồng tiền thách cưới, người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây sốc

    Bị bạn trai "quỵt" hơn 700 triệu đồng tiền thách cưới, người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây sốc

    Netizen

    11:04:57 15/05/2025
    Người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây phẫn nộ sau khi bị người bạn trai từ chối trả khoản tiền thách cưới đã thỏa thuận.
    Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc

    Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc

    Sáng tạo

    11:01:34 15/05/2025
    Phong thủy nhà ở hiện là vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn nhà được xem là một trong những yếu tố trợ lực giúp mang tới sự may mắn trong cuộc sống, nhất là đường tài lộc.
    "Sóng gió gia tộc" Beckham: Mâu thuẫn của 1 người đàn ông trưởng thành với gia đình đổ lên đầu 3 người phụ nữ?

    "Sóng gió gia tộc" Beckham: Mâu thuẫn của 1 người đàn ông trưởng thành với gia đình đổ lên đầu 3 người phụ nữ?

    Sao thể thao

    10:57:26 15/05/2025
    Nếu bạn nghĩ rằng phụ nữ đã kết hôn không còn bị quy trách nhiệm cho hành vi của chồng mình, hãy suy nghĩ lại. Gần đây, Nicola Peltz đã bị gọi là rắn độc , người phụ nữ tự luyến và ác mộng trên các tờ báo lá cải và trang tin đồn,
    Trên tay Sony Xperia 1 VII: Giá cao ngất ngưởng, có gì để so kè cùng iPhone 16 Pro Max, Samsung Galaxy S25 Ultra?

    Trên tay Sony Xperia 1 VII: Giá cao ngất ngưởng, có gì để so kè cùng iPhone 16 Pro Max, Samsung Galaxy S25 Ultra?

    Đồ 2-tek

    10:44:56 15/05/2025
    Sony Xperia 1 VII vừa trình làng với DNA thiết kế đặc trưng và còn được bơm thêm loạt nâng cấp đắt giá từ phần cứng đến phần mềm.
    2 cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân hầu tòa phúc thẩm

    2 cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân hầu tòa phúc thẩm

    Pháp luật

    10:40:48 15/05/2025
    Sáng nay 15.5, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến 2 cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
    Dàn mỹ nhân Hàn đọ sắc, chứng minh đẳng cấp trên thảm đỏ

    Dàn mỹ nhân Hàn đọ sắc, chứng minh đẳng cấp trên thảm đỏ

    Phong cách sao

    10:35:56 15/05/2025
    Song Hye Kyo, Suzy hay IU luôn rất chỉn chu mỗi lần xuất hiện tại sự kiện lớn. Dàn người đẹp Hàn Quốc lựa chọn váy áo bắt mắt, kết hợp cùng trang sức kim cương đắt giá.
    Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'

    Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'

    Thế giới số

    10:35:07 15/05/2025
    Theo Pushmeet Kohli, Giám đốc khoa học của DeepMind, bên cạnh việc sử dụng hệ thống để tìm ra giải pháp cho các bài toán mở, DeepMind đã áp dụng kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) này vào những thách thức thực tế của chính họ.
    Bạn tốt Wren Evans tố Lim Feng 'hám fame', đàng gái 'lật kèo', nam chính câm nín

    Bạn tốt Wren Evans tố Lim Feng 'hám fame', đàng gái 'lật kèo', nam chính câm nín

    Sao việt

    10:34:28 15/05/2025
    Những ngày qua ồn ào của nam ca sĩ Cứu Lấy Âm Nhạc và hot girl Lim Feng đã thu hút sự chú ý. Khi nam chính trong câu chuyện mất tâm thì 1 người nhận là bạn thân của Wren Evans lên tiếng bênh vực nam ca sĩ và tố ngược đàng gái lợi dụng .