Australia chính thức thông qua luật mới về quan hệ đối ngoại
Luật về Quan hệ Đối ngoại sẽ được áp dụng đối với tất cả các thỏa thuận được ký kết giữa chính quyền các bang và vùng lãnh thổ, hội đồng địa phương và trường đại học công của Australia với nước ngoài.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Australia ở Canberra. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quốc hội Australia ngày 8/12 đã chính thức thông qua đạo luật mới về quan hệ đối ngoại , theo đó chính phủ liên bang được quyền phủ quyết các thỏa thuận do chính quyền địa phương và các trường đại học ký kết với các tổ chức và chính phủ nước ngoài.
Luật về Quan hệ Đối ngoại sẽ được áp dụng đối với tất cả các thỏa thuận được ký kết giữa chính quyền các bang và vùng lãnh thổ, hội đồng địa phương và trường đại học công của Australia với nước ngoài, ngoại trừ những thỏa thuận và hợp đồng của các tập đoàn thương mại và doanh nghiệp nhà nước.
Chính quyền các bang và vùng lãnh thổ, các hội đồng địa phương và trường đại học của Australia phải hoàn thành công tác kê khai các thỏa thuận hiện có với nước ngoài trong vòng sasu tháng kể từ khi luật có hiệu lực.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết luật mới sẽ cung cấp một cơ chế để các bang, chính quyền địa phương và các trường đại học tham vấn với chính phủ liên bang về sự hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Bà nhấn mạnh các bang và vùng lãnh thổ của Australia đang ngày càng vươn ra nhiều hơn với thế giới , việc tăng cường hợp tác và các chiến lược phức tạp ngày càng tăng trong thế kỷ 21 mang lại rủi ro lớn hơn, đòi hỏi sự tham vấn và thẩm định nhiều hơn từ các cấp quản lý vĩ mô để đảm bảo chính quyền bang, địa phương, các tổ chức học thuật, nghiên cứu… hành động phù hợp với chính sách đối ngoại chung của liên bang.
Hiện một đơn vị chuyên trách mới thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã được thành lập để thực hiện các quy định của luật nói trên. Sau khi luật chính thức được áp dụng, hằng năm Chính phủ Australia sẽ báo cáo Quốc hội nước này về các quyết định của Bộ trưởng Ngoại giao.
Theo luật mới, Bộ trưởng Ngoại giao Australia sẽ có quyền hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận nào nếu xét thấy thỏa thuận đó không có lợi cho quan hệ đối ngoại hoặc không phù hợp với chính sách đối ngoại của Canberra.
Danh sách các thỏa thuận có thể bị hủy bỏ bao gồm những thỏa thuận về thành phố kết nghĩa, các bản ghi nhớ, cũng như tất cả các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý và không ràng buộc về mặt pháp lý.
Điều này có nghĩa là thỏa thuận Vành đai và Con đường mà bang Victoria của Australia đã ký kết biên bản ghi nhớ với Trung Quốc năm 2018 và dự kiến sẽ sớm đi đến ký kết thỏa thuận có khả năng bị hủy bỏ vì Canberra cho rằng thỏa thuận này không phù hợp với lợi ích của Australia.
Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham Australia cho biết bang Victoria sẽ có ít nhất ba tháng để chứng minh cho chính quyền liên bang thấy thỏa thuận Vành đai và Con Đường phù hợp với lợi ích quốc gia của Australia cũng như đảm bảo các quy định trong Luật Quan hệ Đối ngoại vừa được Quốc hội thông qua.
An Giang đề nghị WB và Australia hỗ trợ xây dựng hồ trữ nước ngọt
Hồ trữ nước ngọt được xây dựng tại An Giang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho người dân trong vùng không bị thiếu nước ngọt vào mùa khô, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Ngày 1/12, Đoàn công tác do bà Carolyn Turk , Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, dẫn đầu có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi nông nghiệp và chuyển đổi sinh kế, quản lý tài nguyên nước và xói lở bờ sông.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đề nghị phía WB và Chính phủ Australia hỗ trợ An Giang đầu tư, xây dựng hồ trữ nước ngọt quy mô lớn gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên .
Hồ trữ nước ngọt được xây dựng tại An Giang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho người dân trong vùng không bị thiếu nước ngọt vào mùa khô, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trước sự tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cũng kiến nghị phía WB và Chính phủ Australia hỗ trợ An Giang ứng phó với tình trạng sụt lún đất và sạt lở bờ sông; trước mắt, ưu tiên nguồn lực cho việc đầu tư các cụm dân cư để di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm đến nơi an toàn.
Tại buổi làm việc, bà Robyn Mudie , Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho biết: Chính phủ Australia đã hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 650 triệu USD triển khai các dự án phát triển kinh tế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu, trong đó cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) là dự án lớn nhất tại khu vực ASEAN do Chính phủ Australia tài trợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. An Giang cũng là tỉnh hưởng lợi từ dự án này.
Bà Robyn Mudie khẳng định thông qua WB, Chính phủ Australia sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang triển khai các dự án quản lý nguồn nước; hỗ trợ tỉnh An Giang lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn; hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang các dự án phát triển nông nghiệp bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một gay gắt.
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk cũng khẳng định Phía WB luôn cam kết luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là về vấn đề nước sạch, sạt lở bờ sông.
Thời gian qua, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Australia và WB, tỉnh An Giang triển khai các chương trình, dự án góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của địa phương như Dự án tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước; Tiểu dự án xử lý sạt lở bờ sông; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật từ quỹ ủy thác của Australia thông qua WB (ABP2), vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang đã nhận được sự hỗ trợ về mặt thể chế, chính sách nhằm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
An Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được xem là trung tâm kinh tế thương mại vùng, là cửa ngõ giao thương với các nước khu vực ASEAN như Campuchia, Lào và Thái Lan và là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với các mặt hàng chủ lực là lúa gạo, cá tra, rau màu và cây ăn trái.
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như: hạn hán gay gắt, kéo dài vào mùa khô; mưa to và kéo dài vào mùa mưa; đặc biệt là tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng gia tăng.
Các tác động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khiến cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trở nên khó khăn hơn. Thiệt hại do biến đổi khí hậu qua các năm trên địa bàn tỉnh từ 981 tỷ đồng vào năm 2011 tăng lên 247 tỷ đồng vào năm 2020.
Ảnh binh sĩ kề dao vào cổ trẻ em: Australia yêu cầu xin lỗi, Trung Quốc nói gì? Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác lời kêu gọi xin lỗi của Thủ tướng Australia sau khi phát ngôn viên Bộ này đăng bức ảnh gây tranh cãi lên Twitter. "Phía Australia đang phản ứng rất mạnh mẽ với dòng tweet của đồng nghiệp của tôi. Điều này có nghĩa là họ nghĩ rằng việc sát hại dã man sinh mạng người Afghanistan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

FBI điều tra lại việc phát hiện cocaine ở Nhà Trắng, rò rỉ tài liệu tòa án

Chiến tranh, nạn đói và lương tri

Trục lợi chính sách đe dọa sức mạnh công nghệ Trung Quốc

Đối phó UAV trong chiến tranh hiện đại

Vụ án xuyên biên giới suốt 20 năm chưa dứt

Hamas đồng ý đề xuất ngừng bắn của Mỹ tại Dải Gaza

Trung Quốc thông báo tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông

Tổng thống Indonesia đặt điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel

Cá hộp - Chỉ báo mới của nền kinh tế Mỹ?

Thông tin mới nhất từ Liên bang Nga và Ukraine về đàm phán hòa bình

Quan chức Mỹ tiết lộ hành động tiếp theo nhằm vào các trường đại học

Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa, nhằm vào máy bay chở thành viên Houthi
Có thể bạn quan tâm

Triệt phá nhóm chuyên dùng "vỏ lãi" đột nhập nhà dân dọc kênh rạch miền Tây
Pháp luật
21:21:39 28/05/2025
Bà ngoại bất ngờ khi được cháu gái nhỏ tặng cành hoa, nhưng chi tiết đáng sợ phía sau khiến các bậc phụ huynh tranh cãi
Netizen
21:04:07 28/05/2025
Có 1 người la hét thất thanh, làm náo loạn concert SOOBIN, đòi "trả tiền" mà không ai dám cãi
Sao châu á
20:59:17 28/05/2025
Người phụ nữ tử vong bất thường tại phòng khám tư ở Thanh Hóa
Tin nổi bật
20:57:09 28/05/2025
Cha đẻ bán hit Mr Đàm cho chồng Bích Tuyền: Cưới 2 người vợ tên giống hệt nhau!
Sao việt
20:52:10 28/05/2025
Động thái "trả đũa" của nữ thần tượng bị chê "giả nai" nhất Kpop
Nhạc quốc tế
20:48:20 28/05/2025
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu đối mặt với rào cản tài chính và chính trị

Cha tôi, người ở lại - Tập 45: Đại trêu chọc khiến Việt, Chi ngượng chín mặt
Phim việt
18:20:48 28/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm ngày hè 4 món thanh mát
Ẩm thực
18:17:49 28/05/2025
Viktor Gyokeres khó sang Arsenal vì 'nóc nhà' xinh đẹp đưa ra tuyên bố cứng
Sao thể thao
17:59:13 28/05/2025