Australia tuyên bố xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất kể từ Thế chiến 2
Ngày 20/2, Australia đã vạch ra kế hoạch kéo dài một thập kỷ nhằm tăng gấp đôi hạm đội tàu chiến lớn và tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7 tỷ USD, trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á – Thái Bình Dương đang gia tăng nhanh chóng.
Các tàu tham gia Cuộc tập trận Malabar 2023, INS Sahyadri, JS Shiranui, INS Kolkata và HMAS Brisbane, tiến vào Cảng Sydney vào ngày 11/8/2023. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Australia
Theo kế hoạch, Australia sẽ có lực lượng hải quân gồm 26 tàu chiến mặt nước lớn, tăng từ 11 tàu hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles tuyên bố: “Đây là hạm đội lớn nhất mà chúng ta có kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc “.
Australia sẽ đóng 6 tàu khu trục lớp Hunter, 11 tàu khu trục đa năng và 6 tàu chiến mặt nước hiện đại không cần thủy thủ đoàn.
Một số hạm đội sẽ được trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Video đang HOT
Thông báo này được đưa ra sau khi các quốc gia trong khu vực tăng cường hoạt động vũ trang, cũng như trong bối cảnh các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ở một số khu vực trên thế giới.
Kế hoạch mới sẽ cho phép Australia tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,4% tổng sản phẩm quốc nội, cao hơn mục tiêu 2% do các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt ra.
Một số tàu sẽ được đóng ở thành phố Adelaide, đảm bảo tạo ra hơn 3.000 việc làm. Tuy nhiên, một số tàu chiến sẽ có nguồn gốc từ thiết kế từ Mỹ, một số số thiết kế vẫn chưa được quyết định từ Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tháng 8/2023, Australia cho biết nươc snayf sẽ mua tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ trị giá 1,3 tỷ USD để tăng cường khả năng phòng thủ tầm xa. Theo một tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Australia, chính phủ nước này đã phân bổ ngân sách hơn 1,7 tỷ USD để mua sắm các hệ thống vũ khí mạnh nhất và có công nghệ tiên tiến nhất.
“Australia sẽ trở thành một trong 3 quốc gia sở hữu khả năng tấn công tầm xa khi mua hơn 200 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ để trang bị cho các tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Australia”, tuyên bố của Bộ trên nêu rõ.
Tuyên bố lưu ý rằng Australia cũng sẽ mua hơn 60 tên lửa dẫn đường chống bức xạ tầm xa để trang bị cho máy bay chiến đấu Growler, Super Hornet và F-35A, với tổng trị giá 431 triệu USD.
Ngoài ra, nước này sẽ phân bổ hơn 50 triệu USD để trang bị cho xe bọc thép Boxer tên lửa dẫn đường chống tăng. Theo tuyên bố, việc chuyển giao tên lửa dẫn đường Spike đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm nay.
Lý do Ukraine từ chối 2 phi đội F/A-18 Hornet dù đang thiếu sức mạnh trên không
Dù thiếu sức mạnh không quân trầm trọng, nhưng Ukraine vẫn từ chối tiếp nhận 2 phi đội F/A-18 Hornets đã nghỉ hưu của Australia.
Theo Tạp chí Tài chính Australia (AFR), một quan chức cấp cao của Không quân Ukraine đã coi các tiêm kích ném bom F/A-18 Hornet của Australia là 'rác' mà Canberra muốn loại bỏ. Khi Kiev đổi ý không muốn nhận tiêm kích của Australia và yêu cầu mua các máy bay khác, những chiếc F/A-18 Hornet đã bị loại biên.
Ý tưởng chuyển giao 41 chiếc F/A-18 Hornet đã nghỉ hưu của Không quân Hoàng gia Australia lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 3/2023. Hai tháng sau, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho các đồng minh phương Tây gửi máy bay phản lực thế hệ thứ 4 do Mỹ sản xuất tới Ukraine.
Tiêm kích F/A-18 Hornet của Australia. Ảnh: The Warzone
Tuy nhiên, AFR dẫn lời một nhà thầu quốc phòng có mặt trong cuộc đàm phán cho hay, khi Kiev được khuyến khích gửi yêu cầu chính thức để nhận F/A-18, một quan chức Không quân Ukraine giấu tên đã gọi chúng là phế liệu mà Australia muốn loại bỏ.
"Ông ấy gọi chúng là 'thùng rác bay'. Về cơ bản, điều đó đã giết chết thỏa thuận F/A-18. Nếu ông ấy không làm như vậy, thì bây giờ F/A-18 đã có mặt ở Ukraine", nhà thầu quốc phòng cho biết.
Vào thời điểm đó, Kiev cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán với một số nhà tài trợ phương Tây về việc nhận tiêm kích F-16 Fighting Falcons. Các nước Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan đã đề nghị chuyển các F-16 cho Kiev, trong khi các quốc gia khác đề xuất đào tạo phi công cho Ukraine.
F/A-18 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16, nhưng nó nặng hơn. Các quan chức Ukraine được cho lo ngại cơ sở hạ tầng bảo trì, đạn dược, và huấn luyện sẽ gặp khó, do yêu cầu hoạt động của F/A-18 và F-16 là khác nhau. Ngoài ra, phi công Ukraine vẫn chủ yếu sử dụng các máy bay từ thời Liên Xô cũ.
Vào tháng 12/2023, các cuộc đàm phán một lần nữa lại đề cập đến F/A-18 Hornet, sau khi những nỗ lực phản công của Ukraine thất bại. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Australia nói với AFR rằng vào thời điểm đó, F/A-18 đã ở giai đoạn cuối cùng của việc loại biên.
Ngoài ra, Ukraine được cho đã bỏ qua cơ hội nhận trực thăng MRH-90 Taipan của Australia, bởi khi Kiev nghĩ đến việc chính thức yêu cầu, trực thăng này đã bị tháo rời.
Các nhà tài trợ phương Tây hứa chuyển giao F-16 cho Kiev bắt đầu vào năm 2024, trong đó Đan Mạch và Hà Lan cam kết cung cấp 61 chiếc. Thụy Điển cũng đã hứa sẽ tặng một số máy bay Gripen, sau khi nước này được chấp nhận gia nhập NATO.
Nga cảnh báo các máy bay chiến đấu của phương Tây sẽ bị tiêu diệt giống như những loại vũ khí khác do nước ngoài cung cấp cho Ukraine, và chúng không có khả năng làm thay đổi cục diện cuộc xung đột.
Giữa lúc 'dầu sôi lửa bỏng', Iran tiếp nhận khí tài 'khủng' Truyền thông Iran ngày 24/12 đưa tin Hải quân nước này đã tiếp nhận các tên lửa hành trình có tầm bắn 1.000 km và các máy bay trực thăng trinh sát, trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Iran tấn công một tàu chở hóa chất ở Ấn Độ Dương bằng máy bay không người lái. Iran giới thiệu các vũ khí mới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines

Tàu sân bay Mỹ lập kỷ lục về không kích trong chiến dịch chống Houthi

Trung Quốc phản ứng mạnh với biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ

Ông Netanyahu: Israel đã hạ thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
Có thể bạn quan tâm

Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?
Phim việt
15:10:33 22/05/2025
3 mẫu xe mới ra mắt thị trường quốc tế, hứa hẹn ngày về Việt Nam không xa
Ôtô
15:07:01 22/05/2025
Vụ kẹo rau Kera bị khởi tố, hàng nghìn người hoang mang chưa nhận được tiền hoàn
Netizen
15:02:43 22/05/2025
Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái
Phim âu mỹ
14:40:46 22/05/2025
Ý Nhi 'tạch' 2 vé đặt cách, gỡ gạc lại bằng hành động duyên nhưng vẫn khó thắng
Sao việt
14:40:05 22/05/2025
Động thái mới của Jack đang gây xôn xao trên MXH
Nhạc việt
14:32:50 22/05/2025
Đoạn video quay cảnh 2 nữ idol "quyết chiến" ngay giữa đường nhưng phản ứng của netizen lạnh nhạt đến sốc
Nhạc quốc tế
14:28:40 22/05/2025
Vụ bé trai 7 lần mổ sọ: liệt nửa người bên phải, cha đèo con đến tòa làm 1 điều
Pháp luật
14:08:48 22/05/2025
Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision
Xe máy
14:08:15 22/05/2025
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên
Tin nổi bật
13:41:43 22/05/2025