B-52 khoét sâu mâu thuẫn Mỹ – Trung trên Biển Đông
Những chuyến bay của B-52 Mỹ trên Biển Đông trong tương lai có thể làm bùng lên xung đột với Trung Quốc.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Ảnh: Military.com
Ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 của không quân nước này đã vô tình bay vào khu vực hai hải lý gần một hòn đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông, đồng thời cho biết đang điều tra vụ việc sau khi nhận được kháng thư của Trung Quốc, theo Wall Street Journal.
Một quan chức Mỹ tiết lộ với ABC News rằng hai chiếc B-52 của Mỹ xuất phát từ căn cứ trên đảo Guam và thực hiện chuyến bay tuần tra như thường lệ trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi bay qua khu vực này, một trong hai chiếc máy bay ném bom đã đi vào khu vực hai hải lý gần đá Châu Viên và bị lực lượng quân đội Trung Quốc đóng quân trên đảo nhân tạo phi pháp này phát tín hiệu cảnh báo.
Mặc dù ông Bill Urban, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng chiếc B-52 này “không cố tình bay vào khu vực 12 hải lý của bất cứ bãi đá nào” và “đây không phải là một chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải”, giới phân tích cho rằng vụ việc trên đã khiến Mỹ can dự sâu hơn vào tình hình Biển Đông.
Armin Rosen, chuyên gia phân tích an ninh quốc phòng của Business Insider, cho rằng kháng thư của Trung Quốc đã khoét sâu hơn sự rạn nứt về địa chính trị đầy nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Cơ sở để Trung Quốc kháng nghị là họ cho rằng chiếc B-52 đã vi phạm cái gọi là “không phận” của một đảo nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền của họ ở khu vực này.
Trong khi đó, Mỹ kiên quyết không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp, và điều này được thể hiện rõ qua chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ thực hiện gần đá Subi hồi tháng 11. Sau đó, Mỹ còn điều một chiếc B-52 bay qua một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp vào ngày 12/11, dù không tiến vào khu vực 12 hải lý.
Video đang HOT
Theo WSJ, Trung Quốc coi việc chiếc B-52 bay gần đá Châu Viên là “sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng”, là hành vi xâm phạm đến cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” mà Bắc Kinh không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, phía Mỹ bác bỏ hoàn toàn cáo buộc này và cho rằng những đảo nhân tạo trên không hề đại diện cho lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Rosen cho rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về địa vị pháp lý của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang bồi đắp trái phép trên Biển Đông không phải là nguy cơ duy nhất có thể làm dậy sóng vùng biển chiến lược này. Theo Reuters, Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện các cuộc tập trận lớn trên Biển Đông vào cuối tháng này, với sự tham gia của “tàu ngầm và chiến đấu cơ mô phỏng các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào tàu chiến đối phương”.
Ảnh vệ tinh chụp đá Châu Viên hồi tháng 11/2014. Ảnh: CSIS
Mới đây, Nhật Bản cũng đã nâng cấp hệ thống phòng thủ trên các hòn đảo xa ở biển Hoa Đông. Đây là những hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, nằm rất gần với nhóm đảo Senkaku/Điều Ngư tranh chấp với Trung Quốc, và có thể khống chế các tuyến đường biển chiến lược nối từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương.
Hôm 27/11, Trung Quốc đã điều 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược H-6K bay trên vùng đặc quyền kinh tế và vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản gần đảo Miyakojima ở phía nam nước này. Dù máy bay Trung Quốc không vi phạm không phận hay chủ quyền Nhật Bản, chuyến bay này được coi là một lời nhắc nhở của Trung Quốc về sức mạnh quân sự của họ, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị rất nhạy cảm.
Từ trước tới nay, Mỹ luôn thể hiện rõ lập trường rằng họ không muốn các bên thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và Hoa Đông. Một trong những lý do quan trọng để Mỹ “xoay trục” sang châu Á là nhằm kiềm chế bất cứ sự bành trướng sức mạnh nào của Trung Quốc trong khu vực, theo ông Rosen.
Chuyên gia này cho rằng việc Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho nhiều quốc gia trong khu vực, tổ chức các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn với các đồng minh như Thái Lan, Philippines đều được coi là dấu hiệu cho thấy Washington sẵn sàng hậu thuẫn những nước có nguy cơ bị Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ trong tương lai.
Thời gian gần đây, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đóng quân tại căn cứ không quân Andersen ở Guam thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra và huấn luyện trong khu vực, trong đó trọng tâm là ở Biển Đông, theo USA Today.
“Những chuyến bay này được thực hiện nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và thể hiện cam kết của chúng tôi rằng sẽ bay, đi lại, hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép”, ông Urban tuyên bố.
“B-52 của Mỹ có khả năng răn đe chiến lược. Nhưng cuộc tranh cãi ngoại giao xung quanh chuyến bay của chiếc B-52 trên cho thấy chính sách này có thể ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng, đến lúc nào đó có thể làm bùng lên xung đột giữa hai nước dù họ có quan hệ rất sâu sắc về kinh tế và ngoại giao”, ông Rosen nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
B-52 Mỹ bay sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông
Máy bay ném bom Mỹ vô tình bay trong phạm vi hai hải lý quanh một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, khi đang thực hiện nhiệm vụ thường kỳ.
Máy bay B-52 trên Thái Bình Dương. Ảnh: USAirforce
Theo Wall Street Journal, các quan chức Lầu Năm Góc đang điều tra lý do một chiếc B-52 thực hiện nhiệm vụ hồi tuần trước bay gần Đá Châu Viên hơn so với dự định. Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói thời tiết xấu góp phần làm phi công bay chệch hướng.
Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo.
Hồi tháng 10, một tàu khu trục của hải quân Mỹ đi vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo khác Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. Hai máy bay B-52 cũng bay gần các đảo nhân tạo hồi tháng trước, nhưng không đi vào phạm vi 12 hải lý.
Tuy nhiên, hành trình của chiếc B-52 hồi tuần này không phải là có chủ định như các cuộc tuần tra trước. "Với nhiệm vụ này, không có ý định bay vào trong phạm vi 12 hải lý", Bill Urban phát ngôn viên Lầu Năm Góc, nói. "Phía Trung Quốc đã nêu quan ngại với chúng tôi về đường bay của nhiệm vụ gần đây. Chúng tôi đang xem xét vấn đề".
Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.
Phát ngôn viên Urban cho hay các nhân viên Trung Quốc trên mặt đất đã cảnh báo phi cơ trong chuyến bay, nhưng không có dấu hiệu cho thấy quân đội nước này đã triển khai chiến đấu cơ. Ông từ chối nói liệu có hành động kỷ luật nào hay các chuyến bay khác có bị dừng hay không.
Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 1.000 km về phía nam. Kể từ giữa năm 2014, hoạt động cải tạo đá trái phép đã làm mở rộng diện tích hơn 230.000 m2. Hiện đá có hai bãi đỗ trực thăng, có thể có nơi đặt súng hay tên lửa, và có thể có hai tháp radar, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington D.C. Nó nằm trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ 'bay nhầm', áp sát Đá Châu Viên Lầu Năm Góc đang xem xét phàn nàn của Trung Quốc về vụ máy bay B-52 ngày 10.12 đã "bay nhầm", áp sát Đá Châu Viên ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Bắc Kinh chiếm và xây đảo nhân tạo phi pháp. Một máy bay ném bom chiến lược B-52 - Ảnh: AFP Ngày 10.12 qua, hai máy bay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Tổng thống Trump tuyên bố đạt tiến triển lớn trong đàm phán thương mại với Trung Quốc

Kết thúc ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng, Nga phóng 108 UAV vào Ukraine

Những kênh ngoại giao giúp ngăn xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng nổ

Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản

Tổng thống Ukaine bình luận về 'dấu hiệu tích cực' của Nga trong chấm dứt xung đột

'Báo động đỏ' tình báo thúc đẩy Mỹ làm trung gian ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan

Ba Lan và Pháp ký kết hiệp ước mới: Thiết lập 'ô hạt nhân' hay chỉ là ngoại giao?

EU trong khó ló ý hay

Hamas đàm phán trực tiếp với Washington, đồng ý thả con tin Mỹ

Tổng thống Pháp lên tiếng về đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine của Tổng thống Nga

Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
Có thể bạn quan tâm

Du khách gặp cảnh 'dở khóc dở cười' khi đi tàu ra đảo xinh đẹp ở Nha Trang
Du lịch
14:06:29 12/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi bung xõa như 'tắc kè hoa', dưới cơ đại diện Bờ Biển Ngà?
Người đẹp
14:05:44 12/05/2025
Nunez được 4 CLB săn đón
Sao thể thao
14:03:19 12/05/2025
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần
Tv show
13:57:22 12/05/2025
Phạm Phan Y Hạ: Quán quân The Next Face chuyển mình đến Miss Cosmo Vietnam 2025
Sao việt
13:56:20 12/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 37: Nguyên nói 'trúng tim đen' An
Phim việt
13:52:38 12/05/2025
Chương Tử Di chờ cái ôm của 1 người đàn ông suốt 25 năm
Sao châu á
13:43:11 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
Netizen
13:41:01 12/05/2025
Vụ tài xế xe bus cố va vào xe máy: triệu tập 2 bên, 'ngầu' 15s bị phạt 5 triệu
Tin nổi bật
13:35:53 12/05/2025
Những người giữ cho ngư trường lặng sóng...
Pháp luật
13:18:59 12/05/2025