Ba cách đơn giản ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể
Theo TS Tạ Thanh Sơn, những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng. Chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2.
Bên cạnh các biện pháp phòng dịch Covid-19 đã được biết đến như khử trùng tay bằng nước sát khuẩn, giữ khoảng cách, mang khẩu trang hàng ngày…, có 3 cách khác giúp bạn ngăn chặn được SARS-CoV-2 tấn công cơ thể.
Những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng, chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2 hiệu quả.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng có chứa cồn và tinh dầu được khuyến khích sử dụng do hiệu quả cao chống lại SARS-CoV-2 ở các thử nghiệm trong ống nghiệm. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2.
Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 5% hoặc trà xanh cũng được xem như một giải pháp thay thế. Dung dịch nước súc miệng chứa Povidon Iod 1,25% cũng được khuyến cáo để điều trị dự phòng trong trường hợp bị phơi nhiễm.
Các loại nước súc miệng có chứa cồn và tinh dầu được khuyến khích sử dụng do hiệu quả cao chống lại SARS-CoV-2. Ảnh: Verywellhealth.
Video đang HOT
Thuốc xịt mũi
Carragelose là một hoạt chất thu được từ tảo đỏ và có khả năng tạo thành màng bảo vệ như hàng rào vật lý trên các tế bào của màng nhầy. Ngoài ra, Carragelose còn có tác dụng trực tiếp chống lại SARS-CoV-2 trong ống nghiệm. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi có chứa thành phần Carragelose (Betadine, Algovir…). Chúng đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng ở phòng thí nghiệm và trên người.
Phương pháp khác có thể thay thế nhưng kém hiệu quả hơn là thuốc xịt mũi có chứa dung dịch muối, nồng độ từ 0,9-3%.
Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược kéo dài 3 tuần được thực hiện với thuốc xịt mũi Algovir trên nhân viên y tế ở Argentina có tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19 (n = 394). Với Algovir, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 có thể giảm 80%. Các nghiên cứu sâu hơn đang được chuẩn bị hoặc đã trong giai đoạn thực hiện.
Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D
Vitamin D được cho rằng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có liên quan việc tăng nguy cơ mắc Covid-19.
Trong khuyến nghị về hành động của Hiệp hội Y khoa Tổng quát Đức (DEGAM), người lớn tuổi được khuyên nên bổ sung 1.000-2.000 vitamin D IU/ngày.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ lớn trên 18.148 người thử nghiệm, mối liên kết này đã biến mất sau khi các yếu tố ảnh hưởng khác như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, giáo dục, BMI, hút thuốc và huyết áp cao được thêm vào.
Dù vậy, với chi phí thấp và rất ít tác dụng phụ khi tuân thủ đùng liều lượng sử dụng, bổ sung vitamin D vẫn là một biện pháp tốt để phòng ngừa SARS-CoV-2.
Bài viết do TS.DS Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức), cung cấp thông tin.
Tại sao không nên dùng nước súc miệng sau khi đánh răng?
Nước súc miệng và kem đánh răng đều có lợi cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không ít người có thói quen dùng cả 2 thứ này, đánh răng sau đó súc lại bằng nước súc miệng.
Cách chăm sóc răng miệng sẽ dễ gây sâu răng.
Mọi người không nên dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng vì như vậy có thể gây hại hơn là có lợi cho răng. ẢNH: SHUTTERSTOCK
"Súc miệng sau khi đánh răng sẽ khiến bạn dễ bị sâu răng hơn", Fox News dẫn lời nha sĩ Anna Peterson ở thành phố London (Anh).
Cô Peterson mới đây đã đăng một video trên TikTok để cảnh báo mọi người về thói quen dùng nước súc miệng sau khi đánh răng. Đoạn video này đã thu hút hơn 1,8 triệu lượt xem.
Nước súc miệng từ lâu được xem là phương pháp giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, kể cả ở những nơi mà bàn chải đánh răng không chạm tới được. Do đó, những người chăm sóc răng miệng kỹ tính thường dùng nước súc miệng sau khi đánh răng.
Nha sĩ Peterson lại khuyên hãy chấm dứt thói quen này vì nó gây nhiều tác hại cho răng. Vì sau khi đánh răng, kem đánh răng sẽ phủ một lớp florua có lợi cho răng. Tuy nhiên, nước súc miệng lại làm trôi mất lớp florua này.
Hơn nữa, nồng độ florua trong kem đánh răng là 1.450 ppm. Đây là nồng độ lý tưởng để bảo vệ răng chống lại các tác nhân gây hại men răng từ thực phẩm và đồ uống.
Trong khi đó, nồng độ florua của nước súc miệng chỉ là 220 ppm. Nồng độ này không đủ để ngăn ngừa mảng bám hình thành trên răng.
Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng không chỉ làm rửa trôi lớp florua nồng độ cao bao phủ men răng mà việc này còn khiến mảng bám dễ tích tụ trên răng. Những mảng bám này chính là nơi vi khuẩn sinh sôi và tấn công men răng.
Điều này không có nghĩa là nha sĩ Peterson yêu cầu mọi người không dùng nước súc miệng. Nước súc miệng vẫn là thứ cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng nên cô Peterson vẫn thường khuyên các bệnh nhân của cô nên dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần dùng và nếu có thì cũng không nên dùng ngay sau khi đánh răng, cô Peterson nói.
Đoạn video đã thu hút nhiều bình luận. Một số người cho biết họ thường dùng nước súc miệng để súc bỏ phần kem thừa trong miệng sau khi đánh răng. Cô Peterson khuyên họ hãy chỉ súc sạch miệng bằng nước lọc thay vì nước súc miệng.
Nước súc miệng được tạo ra để sử dụng ngay khi chúng ta ăn những món có nhiều đường. Vì sau khi ăn đường, nồng độ a xít trong miệng sẽ tăng lên khiến men răng dễ bị tổn thương. Nếu lúc này đi đánh răng thì có thể làm tổn hại men răng. Khi đó, nước súc miệng là lựa chọn phù hợp, cô giải thích.
Nên súc miệng trước hay sau khi đánh răng? Có thể nhiều người trước giờ vẫn làm sai cách Mới đây, một nha sĩ đã có những chia sẻ bất ngờ về việc sử dụng nước súc miệng. Các bước vệ sinh răng miệng của hầu hết mọi người lần lượt là đánh răng, súc miệng bằng nước sạch và sau đó là sử dụng thêm một loại nước súc miệng nào đó. Tuy nhiên, một nha sĩ mới đây đã tuyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025