Ba Lan lần đầu cho phép thụ tinh trong ống nghiệm
Với 261 phiếu thuận, 176 phiếu chống và sáu phiếu trắng, Hạ viện Ba Lan đã thông qua dự luật làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Thủ tướng Ewa Kopacz mô tả cuộc bỏ phiếu như là một thành công của Ba Lan hướng tới sự tự do và một cơ hội có được hạnh phúc của các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Tuy nhiên Đảng Luật pháp và Công lý đối lập (PiS) đã bỏ phiếu chống, cho rằng thụ tinh trong ống nghiệm sẽ phá vỡ các quyền hiến định cuộc sống. Đảng này cũng cảnh báo là sẽ đưa dự luật mới này ra một tòa án đặc biệt cân nhắc tính hợp hiến của nó. Giáo hội Công giáo nước này cũng phản đối dự luật trên.
Dự luật này cần phải được Thượng viện thông qua và phải có sự chấp thuận của Tổng thống trước khi trở thành luật. Theo dự luật mới, các cặp vợ chồng kết hôn và chưa kết hôn có đủ điều kiện để thực hiên thụ tinh trong ống nghiệm nếu các phương pháp điều trị khác cho không có kết quả trong vòng 12 tháng.
Video đang HOT
Ba Lan đã cho phép thụ tinh ống nghiệm tại các phòng khám được cấp phép, tuy nhiên nước này vẫn thiếu các quy định luật pháp thống nhất cho vấn đề này./.
PV
Theo_VOV
Nội các Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, cởi trói cho quân đội
Dự luật mới dự kiến được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 14/5 sẽ cho phép nước này tham chiến tại nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2.
Theo Reuters, dự luật mới với sự thay đổi quan trọng này thể hiện rõ chính sách quốc phòng mà Mỹ và Nhật Bản vừa công bố trong tháng 4 vừa qua và cho phép Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong việc giúp liên minh Mỹ- Nhật đối phó với các thách thức hiện nay, trong đó có việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động cải tạo các bãi đá nhằm áp đặt chủ quyền trái phép trên Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh Reuters)
Tháng 7/2014, Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua một nghị quyết nhằm diễn giải lại Hiến pháp vì hòa bình của nước này trong đõ dỡ bỏ lệnh cấm Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể- trong đó có việc hỗ trợ một nước đồng minh của Nhật Bản trong trường hợp nước này bị tấn công.
Dự kiến, sau khi Nội các Nhật Bản phê chuẩn dự luật này, ông Abe sẽ tiến hành họp báo để giải thích rõ về dự luật nói trên.
Trước đó, việc ông Abe đưa ra cam kết trước Quốc hội Mỹ ngày 29/4 rằng dự luật trên sẽ có hiệu lực vào mùa Hè năm nay đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các đảng đối lập. Tuy nhiên, với việc đảng cầm quyền của ông Abe đang chiếm đa số trong Quốc hội, nhiều khả năng dự luật này sẽ sớm được thông qua trong vài tháng tới.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cử tri Nhật Bản đang có sự chia rẽ đối với dự luật mới này của ông Abe. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng cho rằng, dự luật này vượt quá giới hạn của Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Abe đã nói rõ, ông muốn sửa đổi lại Điều 9 bất chấp đây là một mục tiêu rất khó thành hiện thực.
Một cuộc thăm dò do đài NHK thực hiện cho thấy 49% người tham gia thăm dò không hiểu rõ về những sự thay đổi trong dự luật này. Trong khi đó 50% số người tham gia thăm dò không chấp thuận việc Nhật Bản nới rộng vai trò của quân đội nước này.
Theo đó, dự luật mới sẽ cho phép Nhật Bản điều một số lượng binh sĩ ở mức tối thiểu đến hỗ trợ các nước đồng minh của mình trong trường hợp các nước này bị tấn công. Ngoài ra, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp hậu cần cho quân đội nước ngoài theo đúng Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, dự luật mới sẽ dỡ bỏ giới hạn về địa lý cho các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản đối với Mỹ và các nước khác. Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể thực hiện điều này tại các khu vực lân cận như bán đảo Triều Tiên./.
Trần Khánh
Theo Dantri
Nhật Bản soạn luật cho phép quân đội hỗ trợ Mỹ ở Biển Đông Kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng vai trò phi quân sự của Nhật Bản ra bên ngoài "các khu vực quanh nước Nhật" có thể khiến Tokyo bị kéo vào các hoạt động hỗ trợ cho quân đội Mỹ ở biển Đông, nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nói với Reuters hôm 21.4. Thủy thủ Nhật Bản trên boong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu
Thế giới số
09:41:32 21/05/2025
Triệt xóa ổ nhóm đánh bạc trong rừng với nhiều đối tượng có tiền án
Pháp luật
09:20:55 21/05/2025
Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển
Tin nổi bật
09:19:05 21/05/2025
Galaxy S25 Edge: Minh chứng cho chiếc smartphone vừa có thiết kế đẹp, vừa có ảnh sang
Đồ 2-tek
09:12:01 21/05/2025
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025
Hoàng tử George được chuẩn bị làm vua từ bây giờ nhưng cha mẹ lại dè dặt vì một lý do đặc biệt
Netizen
08:06:16 21/05/2025