Ba lý do Mỹ muốn tấn công Iran
Những khó khăn bộn bề trong nước khó lòng cản bước Washington tấn công Tehran, Foreign Policy nhận định.
Những nhận định “đoán mò”
Hiện Chính phủ Iran cũng như nhiều quốc gia khác tại Trung Đông tin rằng, chính quyền Obama đang nỗ lực sửa chữa những sai lầm của người tiền nhiệm Bush và cố gắng thoát khỏi vũng lầy chiến tranh tại Trung Đông. Do đó, giới chức Tehran dường như “chắc mẩm” rằng, Tổng thống Obama sẽ không tấn công nước này.
Tương tự, Chính phủ Israel cũng đang hoang mang về việc, đồng minh số 1 của mình ngày càng mất nhuệ khí tại khu vực. Giới chức nước này cho rằng, bằng cách sử dụng quân bài Tehran, Tel Aviv có thể thôi thúc Washington hành động, theo đó, đưa quan hệ hai nước trở về thời kỳ khăng khít như xưa.
Nhiều nước cho rằng, khả năng Mỹ tấn công quân sự Iran sẽ không xảy ra. Ảnh: alternativenews.org.
Không chỉ Israel và Iran, ngay cả những quan chức hết sức thân thiết với Washington trong chính quyền Anh còn nhận định: “Tổng thống Obama không muốn có bất cứ hành động nào quân sự nào trong vài tháng tới bởi đó là thời điểm cận kề bầu cử”.
Trong khi đó, tại Washington, giới phân tích cũng có những lập luận và suy đoán tương tự khi cho rằng, Tổng thống Obama sẽ không “kéo cò súng”, bất chấp căng thẳng leo thang trong bối cảnh Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra những minh chứng cho thấy có yếu tố quân sự trong chương trình hạt nhân Iran.
“Khả năng Mỹ sử dụng biện pháp quân sự với Iran sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama. Nếu bạn là Tổng thống Mỹ và ưu tiên hàng đầu của bạn là phục hồi kinh tế và đưa đất nước thoát khỏi vũng lầy Trung Đông thì chắc chắn bạn sẽ không đánh bom Iran để rồi tự đạp đổ hai mục tiêu quan trọng của mình bởi khi đó, giá dầu sẽ tăng lên, tác động lớn đến nền kinh tế”, một nhà phân tích Mỹ nhận định.
Video đang HOT
Hé lộ suy nghĩ của Tổng thống Obama
Tuy nhiên, Foreign Policy dẫn nguồn tin thân cận trong chính quyền Mỹ khẳng định, khả năng tấn công Iran không phải không thể xảy ra và cách lập luận của ông Obama đối với trường hợp không hành động quân sự cũng không giống như suy đoán của giới phân tích.
Theo tờ báo này, có ba yếu tố tác động đến quyết định tấn công của Tổng thống Mỹ. Thứ nhất, nếu như không “phủ đầu” Tehran thì có thể đến một ngày, quốc gia Hồi giáo sẽ chủ động tấn công khủng bố Washington, gây ra hậu quả khôn lường với nước Mỹ và chính uy tín của ông Obama. Tuy nhiên, theo Foreign Policy, dường như ông chủ Nhà Trắng quá lo xa khi tính đến trường hợp này.
Ngoài ra, nếu ông nhất quyết cự tuyệt lời thúc giục hành động của Israel thì phe Cộng hòa chắc chắn sẽ lợi dụng cơ hội này để “bêu riếu”.
Và nhân tố thứ 3 ảnh hưởng đến quyết định của ông Obama chính là khả năng Tehran kích hoạt một quả bom hạt nhân. Khi đó, ông Obama sẽ bị chỉ trích kịch liệt vì để lãng phí thời gian vào một chính sách can dự kém hiệu quả.
Tuy nhiên, Foreign Policy khẳng định, nếu ông Obama tin rằng không còn biện pháp thay thế nào khác để ngăn chặn Iran làm giàu uranium ở cấp độ cao và sở hữu vũ khí hạt nhân thì chắc chắn ông sẽ nghiêm túc tính đến khả năng can thiệp quân sự. “Không ai có thể đảm bảo Tổng thống Mỹ sẽ không đưa ra quyết định tấn công Iran”, Foreign Policy quả quyết.
Theo tờ báo này, Tổng thống Obama cũng như lãnh đạo các cơ quan an ninh Mỹ hết sức lo ngại về những hậu quả nghiệm trọng sau khi Iran đạt được bước ngoặt quan trọng trong chương trình hạt nhân của mình. Khi đó, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ xảy ra trong bối cảnh khu vực này đang trải qua nhiều biến cố bất ổn.
Ngoài ra, việc Tehran tiến gần hơn với vũ khí hạt nhân sẽ đẩy căng thẳng giữa Iran và Israel, cũng như giữa quốc gia Hồi giáo với một số kẻ thù truyền thống trong vùng Vịnh lên cấp độ mới.
Không chỉ vậy, Foreign Policy nhận định, dù một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran có thể làm giá dầu tăng vọt nhưng mức giá cao đó sẽ đi vào ổn định nếu nỗ lực can thiệp quân sự thành công. Vả lại, với một nền kinh tế thế giới phục hồi yếu ớt như hiện nay thì giới quan sát cho rằng, giá dầu cũng khó có thể tăng cao.
Nếu thực sự xảy ra một cuộc tấn công quân sự thì thời điểm hành động cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Theo Foreign Policy, giới chức Anh sai lầm khi cho rằng, ông Obama sẽ không tấn công ngay trước thời điểm bầu cử.
Sau một thời gian nhún nhường để rồi Iran cứ lấn lướt, một quyết định cứng rắn nhằm ngăn chặn mối họa hiện hữu đối với Mỹ ngay trước thềm bầu cử có thể sẽ giúp ông Obama ghi điểm.
Bên cạnh đó, Foreign Policy cho rằng, Israel cũng sai lầm không kém khi nghĩ rằng, một cuộc tấn công quân sự Iran có thể lôi kéo Mỹ trở lại với khu vực và cải thiện quan hệ giữa Tel Aviv và Washington.
“Sau một thời gian gắn bó, giờ quan hệ Mỹ-Israel nảy sinh nhiều vấn đề. Họ có thể hợp sức tấn công Iran để phục vụ lợi ích của mình nhưng những khác biệt giữa họ vẫn không thể khỏa lấp”, Foreign Policy nhấn mạnh.
Những phân tích trên đây không thể giúp ai đó đưa ra kết luận rằng Mỹ sẽ tấn công Iran, song cũng sẽ là sai lầm nếu nhận định, Washington chỉ “giơ cao đánh khẽ” Tehran.
Theo Báo Đất Việt
"Tấn công Iran sẽ gây thảm họa"
Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cảnh báo bất cứ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Iran đều là sai lầm nghiêm trọng, gây hậu quả khôn lường.
Israel luôn lo lắng về việc Iran có được vũ khí hạt nhân (Ảnh: Một vụ thử tên lửa của Iran).
Báo chí Israel loan tin, Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu đang nỗ lực đạt đồng thuận trong nội các nhằm tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Ngoại trưởng Nga nói rằng, không thể dùng giải pháp quân sự với vấn đề hạt nhân ở Iran và các nước láng giềng như Iraq, Afghanistan, vốn gây ra nhiều đau khổ cho người dân với không ít thương vong. Vấn đề Iran chỉ có thể giải quyết bằng những giải pháp được cộng đồng quốc tế thông qua, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, ông Lavrov nói. Trước đó, Nga, Trung Quốc cảnh báo và phản đối sử dụng tấn công quân sự với Iran.
Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran có thể khiến Teheran trả đũa bằng nhiều hình thức gây rối ở vùng Vịnh, như cắt đứt đường vận chuyển, phá vỡ đường dẫn dầu, khí đốt cho nước ngoài
Hôm qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cáo buộc Mỹ và Israel tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với việc tấn công Iran, đồng thời cảnh báo nước ông sẽ trả đũa bất kỳ hành động quân sự nào. Ông Ahmadinejad nói rằng, nếu Iran bị tấn công, Israel "chắc chắn sẽ sụp đổ hoàn toàn" vì quân sự Iran rất mạnh.
Theo nhiều chuyên gia, bản báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự kiến công bố hôm nay hoặc ngày mai có thể chứng tỏ Teheran nắm vững các bước then chốt cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân.
Nhiều nhà ngoại giao phương Tây dẫn nguồn chuyên gia IAEA rằng, theo thông tin điệp viên cung cấp cho IAEA, Iran nhận trợ giúp kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài. Có khả năng báo cáo chỉ ra vai trò của nhà khoa học vũ khí của Liên Xô cũ trong việc hướng dẫn Iran về kíp nổ độ chính xác cao, sử dụng trong kích hoạt phản ứng dây chuyền hạt nhân. Ngoài ra, Iran có thể nhận sự giúp sức của các chuyên gia Pakistan, Triều Tiên.
David Albright, cựu quan chức IAEA cho biết, căn cứ vào tài liệu của tình báo, IAEA có thể kết luận: Iran đủ năng lực thiết kế, sản xuất một số thiết bị kích nổ hạt nhân, thông qua việc sử dụng uranium được làm giàu ở mức độ cao.
Các nước phương Tây cho rằng, Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc chương trình năng lượng hạt nhân dân sự. Teheran luôn phủ nhận tham vọng phát triển bom nguyên tử. Liên minh châu Âu, Mỹ và các nước đồng minh đang chờ đợi bản báo cáo của IAEA để tăng cường trừng phạt kinh tế, chính trị đối với Iran.
Theo Tiền Phong
Ngoại trưởng Pháp: "Không ủng hộ tấn công Iran" Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 6/11 nói rằng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran có thể gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực và cho biết Paris, thay vào đó, sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Tehran. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe Phát biểu trên kênh phát thanh Châu Âu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

NATO dính bê bối tham nhũng, hoạt động điều tra bắt giữ diễn ra ở nhiều quốc gia

Phái đoàn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp thảo luận hướng giải quyết xung đột tại Ukraine - Ngoại trưởng Nga kêu gọi lập khuôn khổ cho toàn lục địa Á-Âu

Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia: Rào cản hay chất xúc tác cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine?

Thủ tướng Đức: Berlin không có kế hoạch cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Chính quyền Mỹ lên kế hoạch đưa nhiều hãng sản xuất chip Trung Quốc vào 'danh sách đen'

Thỏa thuận Mỹ - UAE thúc đẩy xuất khẩu máy bay trị giá hàng chục tỷ USD

Crimea rung chuyển bởi nổ lớn khi Nga và Ukraine chuẩn bị hoà đàm ở Istanbul

APEC ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của WTO và kêu gọi hợp tác

Thuế quan của Mỹ: Walmart cảnh báo nguy cơ tăng giá

APEC dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực chậm lại

Mỹ điều tra bài đăng của cựu Giám đốc FBI nghi kêu gọi nhắm vào ông Trump

Sàn giao dịch Coinbase đối mặt thiệt hại 400 triệu USD do rò rỉ dữ liệu
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội
Phong cách sao
19:09:47 16/05/2025
5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17
Sao thể thao
19:02:28 16/05/2025
Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"
Sáng tạo
18:50:06 16/05/2025
Người phụ nữ Mỹ sống sót sau hai tuần mất tích ở vùng núi hiểm trở
Lạ vui
18:46:51 16/05/2025
Vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Thực hư thông tin "bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao"?
Tin nổi bật
18:39:04 16/05/2025
Hành động lạ bên cạnh chiếc ô tô của người phụ nữ bán nước dưới cơn mưa nặng hạt khiến dân mạng đứng hình
Netizen
18:38:54 16/05/2025
Nhan sắc Hồ Quỳnh Hương thay đổi thế nào sau hơn 20 năm đi hát?
Sao việt
18:25:56 16/05/2025
Bắt kẻ lừa 'chạy án' lấy 16 tỷ đồng
Pháp luật
18:25:10 16/05/2025
Trần Kiên ' Cha tôi, người ở lại': Khao khát vai phản diện bùng nổ
Tv show
18:23:42 16/05/2025
G-Dragon làm 1 điều chấn động trên trang mạng 15.5 triệu người theo dõi khiến fan Việt "lo sợ"
Nhạc quốc tế
18:16:29 16/05/2025