Ba mẫu tên lửa tối mật Mỹ có thể bị lộ trước tin tặc Trung Quốc
Nhiều khả năng tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu quan trọng về các tên lửa siêu thanh Mỹ đang bí mật phát triển cho tàu ngầm.
Tên lửa SM-6 được thử nghiệm hồi năm 2012. Video: Raytheon.
Washington Post dẫn nguồn tin giấu tên cho biết mạng máy tính của một tập đoàn quốc phòng Mỹ đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công trong giai đoạn tháng 1-2/2018. Danh sách dữ liệu bị mất gồm 614 GB tài liệu về chương trình “Sea Dragon” và kế hoạch bí mật nhằm phát triển tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm Mỹ trước năm 2020.
Dù Lầu Năm Góc không tiết lộ mẫu tên lửa bị đánh cắp, giới chuyên gia nhận định chúng nằm trong các dự án vũ khí diệt hạm có thể đe dọa hoạt động của tàu chiến Trung Quốc, theo Drive.
Tên lửa đánh chặn đa năng SM-6
Biến thể SM-6 phóng từ tàu ngầm nhiều khả năng là mẫu tên lửa bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp. Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng tiết lộ Lầu Năm Góc đang cải tiến SM-6 thành tên lửa “hai trong một”, kết hợp tính năng phòng không tầm xa và diệt hạm.
Quả đạn SM-6 sử dụng khung vỏ của tên lửa SM-2ER Block IV và đầu dò radar chủ động của tên lửa đối không AIM-120C AMRAAM, thay thế đầu dò radar bán chủ động của các biến thể SM trước đó. Điều này giúp tên lửa đánh chặn mục tiêu có khả năng cơ động cao, cũng như các mục tiêu nằm ngoài tầm radar điều khiển hỏa lực trên tàu chiến.
Tên lửa SM-6 phóng thử năm 2012. Ảnh: USNI.
Dù chỉ được trang bị đầu đạn nổ mảnh nặng 64 kg, SM-6 vẫn phát huy hiệu quả trong nhiệm vụ diệt hạm nhờ tốc độ bay gần 4.300 km/h, tạo sức công phá lớn nhờ động năng và không cho đối phương có thời gian kích hoạt lá chắn phòng thủ.
Tên lửa SM-6 có thể triển khai trên các bệ phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41, giúp nó dễ dàng được phóng từ nhiều loại tàu ngầm của Mỹ.
Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM-B
Một vũ khí diệt hạm khác có thể bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp là LRASM-B, biến thể siêu âm được phát triển từ nền tảng tên lửa cận âm AGM-158C LRASM.
Mô hình tên lửa LRASM-B được công bố năm 2010. Ảnh: Lockheed Martin.
Phiên bản LRASM-B được đánh giá có uy lực tương đương tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ phát triển. Loại vũ khí này đặc biệt hữu ích khi kết hợp với SM-6 hoặc tên lửa chống hạm tốc độ cao, hình thành mũi tấn công tầm xa đa tầng nhắm vào đội hình tàu chiến đối phương.
Chương trình LRASM-B được phát triển tới năm 2013, thời điểm Lầu Năm Góc chính thức chấm dứt dự án này. Nhiều khả năng thiết kế LRASM-B được hồi sinh trong chương trình Sea Dragon với trọng tâm trang bị tên lửa diệt hạm siêu thanh cho tàu ngầm thay vì tàu mặt nước.
Tên lửa hành trình tốc độ cao RATTLRS
Đây là dự án vũ khí được quân đội Mỹ đề xuất với mục tiêu chế tạo loại tên lửa diệt hạm tốc độ cao, không đòi hỏi quá trình chuẩn bị phóng phức tạp. RATTLRS có thể đạt tốc độ gần 5.000 km/h ở độ cao lớn, cho phép tiêu diệt mục tiêu trong vòng 30 phút ở tầm bắn tối đa. Mỗi quả đạn có thể được trang bị đầu đạn nổ chùm, nổ mạnh hoặc xuyên phá, tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ.
Lockheed Martin phát triển RATTLRS dựa trên máy bay không người lái siêu thanh D-21 với sự hỗ trợ của Phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Tuy nhiên, dự án này bị chấm dứt vào thập niên 2000 khi mới bước vào giai đoạn bay thử nghiệm, có thể do ngân sách bị cắt giảm.
Nguyên mẫu tên lửa RATTLRS trong kho của ONR. Ảnh: USNI.
Dù chưa thể xác định loại vũ khí bí mật bị đánh cắp, việc cơ sở dữ liệu quốc phòng bị tin tặc Trung Quốc tấn công có thể đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Mỹ.
Trung Quốc đang đầu tư nhiều nguồn lực vào chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) nhằm phát triển vũ khí đối phó với hải quân Mỹ, ngăn lực lượng này tung đòn đánh phủ đầu nhằm vào Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, tàu ngầm là công cụ quan trọng nhất giúp Washington phá chiến lược này.
Với những dữ liệu thu được, Trung Quốc có thể tìm cách sở hữu năng lực tấn công của hải quân Mỹ, chứ không dừng lại ở việc nghiên cứu phương án phòng thủ, chuyên gia Tyler Rogoway nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc bị tố tấn công nhắm thẳng vào Hải quân Mỹ
Trung Quốc bị cho là đã tấn công và ăn cắp bí mật của Hải quân Mỹ.
Tin tặc của chính phủ Trung Quốc bị cho là đã ăn cắp bí mật về chiến tranh ngầm của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.
Theo tờ Washington Post dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên vào hôm qua (8.6), các tin tặc của chính phủ Trung Quốc đã tấn công hệ thống máy tính của một nhà thầu của Hải quân Mỹ, ăn cắp một lượng lớn các thông tin đặc biệt nhạy cảm về kỹ thuật chiến tranh ngầm, trong đó bao gồm các bản kế hoạch liên quan tới một tên lửa siêu thanh chống hạm dùng trên tàu ngầm.
Cụ thể, cuộc tấn công diễn ra vào khoảng tháng Một và tháng Hai, nhằm vào một nhà thầu làm việc cho Trung tâm Chiến tranh ngầm Hải quân - một thực thể quốc phòng nằm tại Newport, Đảo Rhode. Lượng dữ liệu bị đánh cắp có dung lượng lên tới 614 GB liên quan tới một dự án có tên Rồng Biển (Sea Dragon), các thông tin về tín hiệu và cảm biến, thông tin liên quan tới hệ thống mật mã và một số thông tin khác. Theo WP, những thông tin này đều thuộc hàng nhạy cảm nhưng lại được dữ trữ tại một hệ thống không được bảo mật của nhà thầu nói trên.
Hiện tại, Hải quân Mỹ điều tra với sự trợ giúp của Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang điều tra sự việc nghiêm trọng này.
Trả lời trong một email với Reuters, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết cơ quan này không hề biết gì về báo cáo của Washington Post, đồng thời nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc "kiên quyết duy trì an ninh mạng, phản đối mạnh mẽ và đấu tranh với mọi hình thức tấn công mạng".
Theo Danviet
Tin tặc Trung Quốc bị "tố" đánh cắp tài liệu mật của hải quân Mỹ Các tin tặc Trung Quốc bị nghi đột nhập hệ thống máy tính của nhà thầu Hải quân Mỹ và lấy đi các thông tin mật liên quan tới kế hoạch tác chiến. Tàu chiến và máy bay của Hải quân Mỹ (Ảnh: Hải quân Mỹ) Báo Washington Post ngày 8/6 dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ giấu tên cho biết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng hóa Trung Quốc dự kiến ồ ạt đổ vào Mỹ trong 90 ngày tới

NATO: Điều tra nghi án tham nhũng trong hợp đồng mua sắm quân sự

Khoản đầu tư 50 tỷ USD của Roche gặp trở ngại do sắc lệnh về giá thuốc

Xung đột Hamas Israel: Tín hiệu tích cực về viện trợ cho Dải Gaza

Cháy rừng lan rộng ở Canada làm 2 người thiệt mạng, hàng nghìn người phải sơ tán

Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga dưới 'bất kỳ hình thức nào'

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC ở Hàn Quốc

Cờ đỏ sao vàng thắm đỏ những ngọn núi Iztapalapa

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?
Có thể bạn quan tâm

Móc nối mua bán thuốc cấm để bán kiếm lời
Pháp luật
18:40:12 15/05/2025
Hiệu trưởng 93 tuổi gây sốt vì ngoại hình trẻ trung ở Hàn Quốc
Netizen
18:35:55 15/05/2025
Truy tìm chủ sở hữu chiếc xe ô tô đâm xe máy rồi bốc cháy
Tin nổi bật
18:05:10 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025
G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025
Thông tin chính thức mới nhất liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
17:21:42 15/05/2025
Miss World: Ý Nhi điểm yếu chí mạng, thua trông thấy, 1 người đẹp lộ tham vọng?
Tv show
16:56:29 15/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025