Ba sự thay đổi lớn trong mô hình phát triển của nước Mỹ
Những thay đổi này không chỉ làm rung chuyển nền kinh tế Mỹ mà còn tác động sâu rộng đến trật tự thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Bình luận trên trang web China-US Focus mới đây, Wang Youming, Giám đốc Viện các nước đang phát triển, Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc và là nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu kinh tế BRICS tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng hơn một trăm ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây chấn động chính trường Mỹ và thế giới bằng những thay đổi sâu rộng trong cả chính sách đối nội và đối ngoại.
Cách tiếp cận quyết đoán, đi ngược lại truyền thống của ông đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí có ý kiến cho rằng nước Mỹ đang quay trở lại thời kỳ “đế chế”. Sự rạn nứt trong quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương càng làm cộng đồng quốc tế lo ngại về sự sụp đổ của trật tự thế giới mà Mỹ từng chi phối.
Trong suốt lịch sử phát triển, nước Mỹ đã chứng kiến nhiều nhà lãnh đạo đưa ra những cải cách mang dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, chỉ một số ít tạo ra những chuyển biến mang tính bước ngoặt, định hình lại mô hình phát triển của quốc gia và có tác động sâu sắc đến thế giới. Chính sách “Kinh tế Mới” của Franklin D. Roosevelt, cuộc cải cách của Ronald Reagan và giờ đây là “cuộc cách mạng” của Donald Trump nổi lên như ba sự thay đổi lớn, đánh dấu những kỷ nguyên khác biệt trong lịch sử nước Mỹ.
Từ “bàn tay vô hình” đến sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước
Kể từ khi lập quốc, nền kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguyên tắc thị trường tự do, được Adam Smith khởi xướng với hình ảnh “bàn tay vô hình” tự điều chỉnh và phân bổ nguồn lực tối ưu. Vai trò của chính phủ theo đó bị giới hạn ở mức tối thiểu. Mô hình “thị trường lớn, chính phủ nhỏ” này đã giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng tạo ra ảo tưởng về sự toàn năng của thị trường.
Cuộc Đại suy thoái 1929-1933 đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin này. Nó cho thấy sự thất bại của thị trường tự do trong việc tự điều chỉnh và khả năng gây ra những hậu quả tàn khốc cho cả quốc gia. Để thoát khỏi khủng hoảng, năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đưa ra hàng loạt chính sách “Kinh tế Mới” (New Deal) với mục tiêu “cứu trợ, phục hồi và cải cách”. Chính phủ Mỹ đã tăng cường đáng kể sự giám sát và kiểm soát nền kinh tế, hệ thống tài chính và thiết lập hệ thống an sinh xã hội.
Chịu ảnh hưởng của kinh tế học Keynes, New Deal từ bỏ mô hình thị trường tự do, chấp nhận sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào các vấn đề kinh tế và xã hội. Sự thay đổi này đã biến sự can thiệp lớn của chính phủ trở thành một đặc điểm cốt lõi, giúp giảm thiểu khủng hoảng kinh tế và xã hội, đưa nước Mỹ thoát khỏi Đại suy thoái và mở ra kỷ nguyên của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tân tự do
Mặc dù New Deal thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, những người ủng hộ thị trường tự do vẫn chỉ trích nó, cho rằng nó dẫn đến “chính phủ lớn và thâm hụt lớn”. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã phơi bày những hạn chế của mô hình “chính phủ lớn” và đánh dấu sự suy yếu của chủ nghĩa Keynes trong chính sách kinh tế Mỹ sau Thế chiến II. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa tân tự do của Friedrich Hayek bắt đầu thu hút sự chú ý, với quan điểm chính phủ lớn là nguyên nhân gây ra trì trệ kinh tế và ủng hộ cạnh tranh tự do là chìa khóa cho thịnh vượng.
Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tân tự do và kinh tế học trọng cung, Ronald Reagan, nhậm chức năm 1981, cùng với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã khởi xướng một cuộc cách mạng tân tự do xuyên Đại Tây Dương. “Reaganomics” ra đời với đặc trưng là cắt giảm thuế mạnh mẽ, giảm thâm hụt, thúc đẩy cạnh tranh tự do và giảm sự can thiệp của chính phủ. Các nguyên tắc tư nhân hóa, thị trường hóa, tự do hóa trở nên phổ biến trên toàn cầu, được biết đến như “Đồng thuận Washington”.
Video đang HOT
Cuộc cách mạng Reagan đã giúp Mỹ thoát khỏi tình trạng đình lạm và cuối cùng giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, đánh dấu một sự thay đổi mang tính cách mạng khác trong lịch sử kinh tế Mỹ sau New Deal, mở ra kỷ nguyên của “Mô hình Mỹ mới” dựa trên chủ nghĩa tân tự do.
“Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump
Từng là người ủng hộ và hưởng lợi từ toàn cầu hóa, giới cầm quyền Mỹ tin rằng toàn cầu hóa thúc đẩy thịnh vượng kinh tế và quyền bá chủ của Mỹ, thậm chí coi nó tương đương với quá trình “Mỹ hóa”. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, sự trỗi dậy của các cường quốc như Trung Quốc và Ấn Độ trùng hợp với sự gia tăng chủ nghĩa bảo thủ và dân túy ở Mỹ.
Những người theo chủ nghĩa dân túy cho rằng Mỹ đã trở thành nạn nhân trong làn sóng toàn cầu hóa gần đây, trong khi các cường quốc mới nổi lại hưởng lợi. Họ đổ lỗi cho việc thúc đẩy trật tự thế giới tự do toàn cầu của giới tinh hoa đã gây ra tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất, sự suy tàn của vùng Rust Belt (khu vực của Mỹ đã trải qua sự suy giảm công nghiệp bắt đầu từ khoảng năm 1970 do các doanh nghiệp rời bỏ do thuế cao và chi phí lao động công đoàn cao), mất cân bằng thương mại và làn sóng nhập cư bất hợp pháp.
Với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” và ưu tiên “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Trump đã trở lại Nhà Trắng với những cải cách sâu rộng trong và ngoài nước. Ông định hình lại các thể chế liên bang, làm suy yếu “nhà nước ngầm”, áp đặt thuế quan một cách mạnh tay, cố gắng mở rộng ảnh hưởng, rút khỏi các thỏa thuận đa phương và chống lại các quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương.
Các nhà bình luận chính trị và học thuật cố gắng lý giải các chính sách của Tổng thống Trump bằng cách so sánh với các nhà lãnh đạo trong lịch sử như Jackson, McKinley hay Reagan. Tuy nhiên, những so sánh này dường như không đủ để nắm bắt được bản chất đa diện của chính sách Trump.
Thực tế, chính sách của ông đại diện cho một phiên bản cực đoan hơn của những cách tiếp cận trước đó, châm ngòi cho một “cuộc cách mạng Trump” dựa trên chủ nghĩa bảo thủ chính trị, chính sách thương mại và công nghiệp trọng thương, chính sách đối ngoại giao dịch và “chủ nghĩa đế quốc mới”. Kết quả là, mô hình Mỹ đã bước vào kỷ nguyên của một chính phủ quyết đoán dưới thời Trump.
Như nhà sử học Arthur Schlesinger Jr. từng nhận xét, chính trị Mỹ thường dao động giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ sau mỗi 30 năm. Một trăm ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump chìm trong tranh cãi, với chính sách “thuế quan đối ứng” trở thành tâm điểm chỉ trích.
Chuyên gia Youming kết luận: Tác động lâu dài của “cuộc cách mạng Trump” đối với lịch sử nước Mỹ vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, điều chắc chắn là bất chấp những biến động chính trị, “hiện tượng Trump”, sự ủng hộ của công chúng dành cho ông và những luận điểm cải cách mà ông đại diện sẽ không dễ dàng biến mất. Chúng sẽ tiếp tục định hình những chuyển đổi sâu sắc trong mô hình của Mỹ trong bối cảnh thế giới đầy biến động này.
Lý do du khách châu Âu vào Mỹ bất ngờ giảm mạnh
Số lượng du khách châu Âu đến Mỹ đã giảm mạnh do căng thẳng chính trị và kinh tế, cùng với lo ngại về chính sách biên giới cứng rắn dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Hành khách tại sân bay quốc tế ở Newark, New Jersey, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Financial Times ngày 12/4, Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA) cho biết số lượng du khách đến từ Tây Âu lưu trú ít nhất một đêm tại Mỹ trong tháng 3 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm 2024.
Phân tích của The Financial Times dựa trên dữ liệu của ITA cho thấy lượng khách từ một số quốc gia như Ireland, Na Uy và Đức đã giảm hơn 20%.
Xu hướng này đang đe dọa ngành du lịch Mỹ, lĩnh vực chiếm 2,5% GDP của nước này. Một số hãng hàng không và tập đoàn khách sạn đã cảnh báo về nhu cầu suy yếu đối với các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương và xu hướng lan truyền cảm giác tiêu cực về việc đến Mỹ.
Tổng số du khách quốc tế đến Mỹ trong tháng 3 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021, thời điểm ngành du lịch vẫn chịu ảnh hưởng từ các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19.
Ông Paul English, đồng sáng lập trang web du lịch Kayak, nói: "Chỉ trong hai tháng, Tổng thống Trump đã hủy hoại danh tiếng của Mỹ, thể hiện qua việc lượng khách du lịch từ EU đến Mỹ sụt giảm. Đây không chỉ là một cú đánh mạnh nữa vào nền kinh tế Mỹ, mà còn là tổn hại về hình ảnh có thể mất cả thế hệ để phục hồi".
Ông Adam Sacks, Chủ tịch tổ chức Tourism Economics, cho rằng mức sụt giảm một phần có thể do lượng du khách tăng cao trong dịp lễ Phục sinh năm ngoái rơi vào tháng 3. Tuy nhiên, ông cho biết các dữ liệu khác, bao gồm số liệu từ sân bay Mỹ và các cửa khẩu đường bộ từ Canada, đều cho thấy "rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra... và đó là phản ứng với ông Trump".
Các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương vốn là những tuyến có lợi nhuận cao nhất thế giới và nhu cầu đi bằng đường hàng không đã tăng vọt kể từ sau đại dịch, đặc biệt ở hạng ghế cao cấp.
Tuần trước, hãng Virgin Atlantic cảnh báo về xu hướng sụt giảm nhẹ trong nhu cầu bay xuyên Đại Tây Dương từ phía người tiêu dùng Mỹ. Ngày 9/4, ông Ben Smith, Giám đốc điều hành Air France-KLM, cho biết hãng này buộc phải giảm giá vé hạng phổ thông cho các chuyến bay này do nhu cầu có dấu hiệu chững lại.
Tuy vậy, Tập đoàn IAG - công ty mẹ của British Airways - và hãng Delta Air Lines của Mỹ đều cho biết họ chưa thấy tác động đáng kể nào.
Lợi nhuận của các hãng hàng không thường gắn liền với diễn biến kinh tế vĩ mô, do người tiêu dùng có xu hướng hạn chế bay khi lo ngại suy thoái. Các nhà phân tích tại Barclays nói rằng họ vẫn lo ngại về các tuyến xuyên Đại Tây Dương và dự báo khả năng lợi nhuận sẽ giảm mạnh đột ngột.
Ông Naren Shaam, Giám đốc điều hành trang đặt vé du lịch Omio, nói rằng tỷ lệ hủy chuyến đến Mỹ trong quý I cao hơn 16% so với cùng kỳ năm 2024. Du khách từ Anh, Đức và Pháp có tỷ lệ hủy lên tới 40%.
Ông Sébastien Bazin, Giám đốc điều hành tập đoàn khách sạn Pháp Accor, nói với Bloomberg rằng các thông tin về việc bị tạm giữ tại biên giới Mỹ đã tạo ra hiệu ứng tiêu cực quanh việc đến thăm Mỹ.
Tuần trước, Accor thông báo rằng số lượng đặt phòng của du khách châu Âu đến Mỹ trong mùa hè năm nay đã giảm 25%.
Sụt giảm lượng khách quốc tế đến Mỹ cho thấy tác động kinh tế tiềm tàng của chính sách biên giới cứng rắn hơn dưới thời ông Trump.
Theo ITA, năm 2024, du khách quốc tế đã chi hơn 253 tỉ USD cho các dịch vụ và hàng hóa liên quan đến du lịch ở Mỹ, chiếm hơn 19% trong tổng số 1,3 nghìn tỉ USD chi tiêu du lịch của Mỹ trong năm 2024.
Hiệp hội Du lịch Mỹ đã cảnh báo về các xu hướng đáng lo ngại, mà họ cho rằng đến từ nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề về mức độ chào đón của nước Mỹ.
Ông Glen Hauenstein, Chủ tịch Delta, nói rằng hãng này đã bị sụt giảm đáng kể lượng đặt vé từ Canada. Tuần này, hãng đã rút lại hướng dẫn lợi nhuận do tình hình bất ổn hiện tại.
Bà Gloria Sync, một nghệ sĩ và nhà văn sống ở Nottingham (Anh), đã hủy chuyến đi đến San Francisco vào tháng 5 sau khi đọc các thông tin về du khách bị tạm giữ.
Bà Sync vốn là người chuyển giới nói: "Biên giới dường như không an toàn". Bà lo ngại bản dạng giới của mình sẽ bị chú ý tại cửa khẩu: "Thành thật mà nói, tôi không biết liệu mình có quay lại đó nữa hay không".
Lượng khách đến từ Canada - một nguồn du khách quan trọng cho các điểm đến "nắng ấm mùa đông" - cũng đang giảm.
Trước đó, một thành phố như Las Vegas đã đón 1,4 triệu người Canada trong năm 2023, chiếm 1/4 tổng số du khách quốc tế.
Tổ chức nghiên cứu Tourism Economics từng dự báo lượng khách quốc tế đến Mỹ năm nay sẽ tăng 9% so với 2024. Tuần trước, tổ chức này đã điều chỉnh lại dự báo thành giảm 9,4% sau khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Ông Sacks cũng nhấn mạnh đến quan điểm cứng rắn của ông Trump đối với EU, Greenland và Canada: "Đây đều là những sai lầm không đáng có và gây ra tác động lớn đến cảm nhận về Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến du lịch".
Các biện pháp thuế của ông Trump và việc chính quyền của ông giải tán cơ quan viện trợ nước ngoài USAID đã khiến ông Paul Harrington - một người Anh nghỉ hưu sống tại Paris - hủy chuyến đi đến Washington, DC vào năm tới.
Hai con gái của ông ở Anh đều làm việc trong ngành giáo dục và một cuộc suy thoái kinh tế có thể khiến việc làm trong khu vực công gặp rủi ro.
Ông Harrington nói: "Giờ tôi đang liên hệ với bạn bè Mỹ để mời họ đến Paris. Tôi sẽ không đến Mỹ cho đến khi ông Trump rời nhiệm sở".
Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao Biên bản cuộc họp chính sách tháng 3/2025 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách gần như nhất trí rằng nền kinh tế Mỹ đối mặt với rủi ro lạm phát cao và tăng trưởng chậm lại cùng lúc. Một số nhà hoạch định chính sách lưu ý rằng Fed có thể phải đối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nữ ám ảnh với đạo nhái
Nhạc quốc tế
06:13:38 11/05/2025
Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong
Tin nổi bật
06:10:01 11/05/2025
Bắt, khám xét nhà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc
Pháp luật
06:00:25 11/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc càng ác càng đẹp gây bão MXH: Nhan sắc phong thần, đỉnh đến nỗi mọi tội lỗi đều được tha thứ
Phim châu á
05:57:01 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
Sao âu mỹ
05:56:29 11/05/2025
Vịt hấp gừng kiểu này vừa ngon lại thanh mát, giữ nguyên chất và độ ngọt, ai thưởng thức cũng khen
Ẩm thực
05:55:28 11/05/2025
Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Khả Ngân lên tiếng về gương mặt thay đổi gây sốc
Sao việt
23:15:34 10/05/2025