Bậc phổ thông không chú trọng dạy từ Hán Việt
Trong từ vựng tiếng Việt có quá một nửa số từ có nguồn gốc Hán, cho nên hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Thầy Phan Thế Hoài, thạc sĩ Ngôn ngữ học, giáo viên Văn trường THPT Bình Hưng Hòa, TP HCM, chia sẻ góc nhìn về việc dạy từ Hán Việt.
Từ bậc THCS cho đến bậc THPT hiện có quá ít bài học về từ Hán Việt khiến học sinh gặp khó khăn. Ở bậc THCS, chương trình lớp 6 hiện nay hoàn toàn vắng bóng kiến thức từ Hán Việt. Lớp 7, học kỳ I có hai bài “Từ Hán Việt” và “Từ Hán Việt” (tiếp theo); học kỳ II không có.
Thế nhưng sách Ngữ văn 7 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) có nhiều tác phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán được đưa vào giảng dạy như: “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt; “Tụng giá hoàn kinh sư” – Trần Quang Khải ; “Tức sự” – Trần Nhân Tông (đọc thêm), “Thiên trường vãn vọng” – Trần Nhân Tông.
Chương trình lớp 8 cũng không đề cập đến từ Hán Việt. Lớp 9 chỉ có một vài bài tập luyện tập có nhắc đến từ Hán Việt. Trong khi đó, học sinh lớp 9 phải học tác phẩm văn học trung đại liên quan đến từ Hán Việt như “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái.
Riêng chương trình ở bậc THPT không có một bài học nào đề cập đến từ Hán Việt. Nhưng sách Ngữ văn lớp 10, 11 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), phần văn học trung đại đưa những tác phẩm viết bằng chữ Hán vào chương trình như: “Thuật hoài” – Phạm Ngũ Lão, “Độc Tiểu Thanh ký” – Nguyễn Du, “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi , “Sa hành đoản ca” – Cao Bá Quát…
Sách Ngữ văn lớp 7 có nhiều tác phẩm văn học trung đại phiên âm từ chữ Hán. Ảnh: H.P.
Nên dạy từ Hán Việt thế nào?
Theo chúng tôi, bậc THCS, học sinh phải hiểu nghĩa của những từ Hán Việt cơ bản, thường dùng trong đời sống và những từ có trong sách giáo khoa. Cụ thể, học sinh cần hiểu được từ Hán Việt là gì, đơn vị cấu tạo từ Hán Việt (yếu tố Hán Việt), từ ghép Hán Việt (từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, cần lưu ý những hiện tượng liên quan đến trật tự từ vì cấu tạo từ của từ Hán Việt ngược với từ thuần Việt), thuật ngữ Hán Việt được sử dụng trong các môn học.
Trong đó, trật tự từ của từ Hán Việt cũng dễ gây nhầm lẫn, mơ hồ cho học sinh (kể cả người lớn) nên phải chú ý dạy kỹ. Ví dụ: “nhân văn”/”văn nhân”; “thân nhân”/”nhân thân”; “công nhân”/”nhân công”…
Học sinh biết cách sử dụng từ Hán Việt trong việc tạo sắc thái biểu cảm và không nên lạm dụng từ Hán Việt nếu có từ thuần Việt thay thế. Ví dụ, trong một số ngữ cảnh, chúng ta phải dùng từ Hán Việt mà không dùng từ thuần Việt có nghĩa tương tự như: “phụ nữ” (đàn bà), “từ trần” (chết), “mai táng” (chôn)… để tạo sắc thái trang trọng.
Và chúng ta thường nói “trẻ em” thay cho “nhi đồng”, “mẹ” thay cho “thân mẫu”, “vợ” thay cho “phu nhân”… trong những ngữ cảnh nhất định nhằm tạo sự gần gũi, thân tình.
Bên cạnh đó, học sinh phải hiểu rõ hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán Việt và yếu tố thuần Việt. Ví dụ “hoa” (hoa quả, hoa mĩ); “phi” (phi công, phi pháp, vương phi), “gia” (gia chủ, gia vị)… Chính hiện tượng đồng âm này thường dẫn tới hiểu lầm nghĩa.
Ở bậc THPT, học sinh cần hiểu những thành ngữ, tục ngữ cơ bản gốc Hán, vì có quá nhiều người lơ mơ. Ví dụ “An nhiên tự tại” nghĩa là thư thái, không có điều gì lo phiền; “Bách niên giai lão” nghĩa là trăm tuổi đều già (chúc vợ chồng sống trọn đời bên nhau); “Ý tại ngôn ngoại” (lời bên ngoài còn ý ở bên trong).
Giáo viên chúng tôi mong muốn các tác giả biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn lưu ý hơn kiến thức về từ Hán Việt ở bậc phổ thông cho đợt thay sách sắp tới.
Video đang HOT
Phan Thế Hoài
Theo VNE
Lỗi dùng từ Hán Việt
Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Maspéro (1912), số lượng từ Hán Việt (HV) trong từ vựng tiếng Việt chiếm trên 60%.
Lớp từ này vốn có sắc thái trang trọng, cổ kính và cô đọng, súc tích về ý nghĩa nên thường được sử dụng trong văn bản nói, văn bản viết và đặc biệt hay xuất hiện trong các các tiêu đề văn bản báo chí.
Từ Hán Việt dùng chưa đúng nghĩa
Giảng đường bục giảng
Gần đây có tờ báo đăng bài với tít: "Thầy giáo đành bỏ giảng đường vào Sài Gòn chạy xe ôm để chăm vợ chạy thận"; rồi tiếp thời gian ngắn sau lại đăng thêm bài khác: "Thầy giáo chạy xe ôm trở lại giảng đường". Mới đọc qua, người đọc ngỡ nhân vật trong bài báo là một giảng viên đại học, hoặc học viên đang theo học hệ đại học vừa làm vừa học, vì từ giảng đường có nghĩa là "Phòng lớn làm nơi giảng dạy ở trường đại học".
Nhưng đọc kỹ hai bài báo thì được biết, thầy giáo Nguyễn Ngọc Thành là giáo viên đã 17 năm dạy môn Toán ở Trường THCS Ngô Văn Sở, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có vợ bị bệnh thận, đành phải nghỉ dạy hẳn để đưa vợ vào Sài Gòn chạy thận. Ngoài thời gian chăm sóc vợ, anh Thành chạy GrabBike kiếm tiền trang trải cuộc sống. Sau đó, nhờ sự vận động của báo chí, các mạnh thường quân, anh được lãnh đạo Trường THCS - THPT Hồng Hà mời về dạy lại. Trường hợp này nên thay từ HV "giảng đường" bằng từ "bục giảng" là phù hợp hơn: "Thầy giáo X rời bục giảng, trở lại bục giảng..." cho độc giả khỏi nhầm lẫn thầy giáo nọ quay lại giảng đường/ lớp học để tiếp tục dạy hoặc học đại học.
Chính kiến chủ kiến
Tít báo "Người có chính kiến" đã nhầm lẫn dùng từ HV "chính kiến" khi giải thích thêm: "Nêu ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến đó đến cùng vì cho là đúng đắn, như thế là người có chính kiến" đồng thời dẫn thêm các ví dụ minh họa: Một sinh viên Điện lực chạy xe ôm Grab, nhặt được của rơi nhất quyết phải trả lại chủ nhân, anh này đã thể hiện chính kiến của mình. Một nông dân học hết lớp 7 sáng chế máy móc nhà nông, bán ra 14 nước, từ chối 2 tỷ đồng tiền bán bản quyền, bỏ nơi làm việc ở nước ngoài với lương 30.000 đô-la một tháng, quyết về nước chế tạo máy phục vụ nông dân nước mình. Đó là người có chính kiến.
Thực ra, chính kiến là danh từ chỉ: "Ý kiến của mỗi người về chính trị, quan điểm chính trị". Trong trường hợp trên, nó cần được thay thế bởi từ "chủ kiến" với nghĩa là ý kiến của chính mình, không phụ thuộc vào ý kiến người khác.
Ốc đảo hòn đảo/ cù lao
Tít bài: "Quảng Ngãi: "Sóng ngầm trên ốc đảo giữa dòng Trà Khúc" nhầm lẫn khi dùng từ "ốc đảo" chỉ mảnh đất cạn nằm giữa dòng sông. "Ốc đảo" là khoảng đất có nước và cây cối giữa sa mạc. Trường hợp này nhà báo đã nhầm từ HV "ốc đảo" với từ "đảo", là khoảng đất lớn có nước bao quanh, ở sông, hồ, biển hoặc đại dương, còn gọi là cù lao. Nên tít trên cần sửa lại cho đúng là "... trên hòn đảo/ cù lao giữa dòng Trà Khúc".
Cổ súy cổ xuý
"Cổ xúy" là từ HV cũ có nghĩa "Đề xướng, cổ động/ Tán dương, tuyên truyền/ Hô hào, động viên" thường bị viết sai chính tả thành cổ súy là tổ hợp từ vô nghĩa, không tồn tại trong tiếng Việt.
Nhân hóa biến/ hóa thành
Tít báo "Nhóm bạn trẻ Sài Gòn nhân hóa plastic thành giống loài nguy hại" cũng nhầm lẫn khi dùng từ HV "nhân hóa". "Nhân hóa" là dạng viết rút gọn của từ nhân cách hoá, là gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người thật (một biện pháp tu từ trong văn học). Tít báo trên cần thay từ "nhân hóa" bằng từ biến hóa, biến hoặc hóa sẽ chính xác hơn.
Kết hợp khập khiễng từ tố Hán Việt với thuần Việt
Tâm nhang tâm hương
Từ "tâm hương" nghĩa là nén hương lòng, chỉ sự thành kính cao độ. Không thể tùy tiện thay từ tố HV "hương" bằng một từ phương ngữ Trung Bộ là "nhang" thành tổ hợp "tâm nhang" khập khiễng được.
Thăm quan tham quan
Tương tự, "tham quan" có nghĩa gốc là thăm, xem, du lãm; xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm. Nên không thể dịch từ tố HV "tham" thành từ thuần Việt "thăm" rồi tổ hợp thành "thăm quan" một cách cọc cạch nửa Hán nửa Việt.
Độc giả - đọc giả
Hoặc dịch từ tố "độc" thành "đọc" trong từ "độc giả" với nghĩa người đọc sách, đọc báo; nghĩa hiện nay được mở rộng thêm: Người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.
Chắp bút chấp bút
"Chấp bút" là từ Hán Việt theo nghĩa đen nghĩa là cầm lấy bút để viết, nghĩa bóng là khởi thảo, thực hiện một văn bản theo một đề cương sẵn có; nhầm lẫn từ tố "chấp" Hán Việt với từ thuần Việt "chắp" là không phù hợp.
Nhận chức nhậm chức
"Nhậm chức" là nói cách trang trọng về việc chính thức đảm nhận chức vụ/ nhận lãnh công việc được giao phó, trong đó từ tố HV "nhậm" có nghĩa là "nhận" (thuần Việt), bị kết hợp khập khiễng; có lẽ nguyên do là bởi 2 âm Hán và Việt nhậm/ nhận gần nhau, đọc dễ bị nhầm lẫn, như các trường hợp đã dẫn trên: Tham thăm, độc đọc, chấp chắp.
Lạm dụng từ Hán Việt
Khiêm tốn yếu/ kém/ ít
"Khiêm tốn" là từ HV có nghĩa tự hạ thấp mình xuống để nhường nhịn người khác, nghĩa hiện đại là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người: Thái độ khiêm tốn. Lời lẽ khiêm tốn. Đang bị lạm dụng ở dạng đồng nhất, đồng nghĩa lâm thời với các từ yếu, kém, ít... kiểu như: Kết quả học tập rất khiêm tốn; Đồng lương khiêm tốn... là lạm dụng, không phù hợp và thiếu chính xác.
Công tác làm việc/ công việc
"Công tác" là từ HV vốn chỉ việc chung của quốc gia/ làm việc chung cho quốc gia; công việc của Nhà nước hoặc của đoàn thể, không đồng nghĩa với từ thuần Việt "làm việc" là việc cụ thể phải bỏ công sức ra để làm. Không phải bất cứ vị doanh nhân, chị nhà buôn nào đi làm việc cũng đều là đi công tác mà có khi họ chỉ đi làm việc riêng của họ thôi, nên khi viết: Bác nông dân đi công tác; Doanh nhân đi công tác... cần phải cân nhắc cho chính xác.
Tang thương tang tóc
Từ HV "tang thương" vốn là dạng nói tắt của thành ngữ cũ "Tang điền thương hải" (ruộng dâu biến thành biển xanh), chỉ sự thay đổi ở đời. Dù gần đây có thêm nghĩa phái sinh: Tình trạng tiều tụy, khổ sở đến mức gợi sự đau xót, thương tâm, nhưng cũng không nên lạm dụng thay thế hẳn cho từ tang tóc (Ở trong cảnh đau buồn vì có người thân chết), với ngộ nhận cảnh tang thương là cảnh nhà có tang, rất đáng thương, nên hễ khi có người chết thì luôn viết "tang thương"!
*
* *
Từ HV vốn có nguồn gốc từ tiếng Hán, qua quá trình giao thoa ngôn ngữ được đồng hóa khi du nhập vào tiếng Việt, đã bổ sung, làm phong phú thêm từ vựng nước nhà. Và báo chí có vai trò quan trọng trong việc sử dụng chuẩn xác từ HV nhằm góp phần định hướng, cổ xúy cho việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hầu hết từ HV khi trải qua quá trình du nhập vào từ vựng tiếng Việt đã được Việt hóa về mặt ngữ âm lẫn ngữ nghĩa nên không còn nguyên dạng, do đó nhiều trường hợp nghĩa từ HV bị hiểu nhầm, lâu dần trở thành phổ biến hơn nghĩa gốc. Những lỗi sử dụng sai từ HV phần lớn xuất phát từ hiểu sai nghĩa gốc của các thành tố, người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ tố/ từ HV, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai lệch không đáng có, trong không ít trường hợp.
Đỗ Thành Dương
Theo giaoducthoidai
Nhiều chuyển biến trong chất lượng giáo dục ở Trường THCS thị trấn Yên Cát Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, nhiều năm qua, Trường THCS thị trấn Yên Cát (Như Xuân) không ngừng nỗ lực, phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thânT thiện để...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Victoria Beckham nói lời mật ngọt lúc nửa đêm mừng sinh nhật chồng 50 tuổi
Sao âu mỹ
15:06:44 02/05/2025
Phương Mỹ Chi lộ khoảnh khắc tỷ view đêm 30/4, hậu ồn ào, vượt Hòa Minzy?
Sao việt
15:06:12 02/05/2025
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Thế giới
15:04:54 02/05/2025
Quá nhiều lỗi trong concert của Noo Phước Thịnh
Nhạc việt
15:03:35 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Cô gái bỏng 95%, bỏ 9 ngón tay sống kỳ diệu, vừa đính hôn với người đặc biệt
Netizen
14:28:58 02/05/2025
Chồng cũ cưới hot girl sau 3 tháng Từ Hy Viên qua đời: Cbiz tẩy chay gắt đám cưới khiến Uông Tiểu Phi "muối mặt"
Sao châu á
14:28:50 02/05/2025
Lật Mặt 8: Bước lùi của Lý Hải
Phim việt
13:47:26 02/05/2025
Khó tin mỹ nhân Trung Quốc U40 trẻ đẹp như gái 18: Nhan sắc ngọt lịm ngắm mà rụng tim
Hậu trường phim
13:40:37 02/05/2025
Chi Pu được khen tinh tế chỉ với một thay đổi nhỏ ở trang phục biểu diễn
Phong cách sao
13:16:21 02/05/2025