Bác sĩ trong mùa dịch: Nỗi ám ảnh không phải nCoV mà là điều này
Nhân viên y tế mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang , nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc.
Các bác sĩ ở tâm dịch.
Virus không đáng sợ
Dịch do chủng virus mới Corona – nCoV đã khiến hơn 42 nghìn người mắc và 1018 người tử vong. Tại Việt Nam, số ca mắc nCoV đã lên tới 15 người. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương là cơ sở tuyến đầu ở miền Bắc trong điều trị bệnh dịch nCoV .
Sau 20 ngày kể từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở Việt Nan, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, đến nay điều khiến các bác sĩ vui mừng là việc kiểm soát bệnh dịch khá hiệu quả, các ca bệnh nhập viện trên tương đối nhẹ nhàng nên công tác điều trị không mấy vất vả. Về chuyên môn, các bác sĩ không bị áp lực hay căng thẳng điều gì.
Điều bác sĩ Cấp và các đồng nghiệp mệt mỏi nhất đó là vì sự bất hợp tác của một số người nghi nhiễm nCoV bị cách ly. Bác sĩ Cấp cho biết tâm lý bị cách ly là bức bách, khó chịu nhưng đây là dịch bệnh và lây qua đường hô hấp nên để bảo vệ cộng đồng cách tốt nhất là cách ly. Tuy nhiên, ngày nào các bác sĩ cũng nhận được những phàn nàn, những đòi hỏi vô lý đến từ những người bị cách ly.
Khu vực cách ly đặc biệt của BV Bệnh Nhiệt đới cơ sở Đông Anh
Bác sĩ Cấp cho biết những ngày đầu, việc xét nghiệm rất khó khăn, phải mất 3-5 ngày mới có kết quả hoặc lâu hơn. Bệnh nhân liên tục phàn nàn “nằm mãi không có kết quả”. Hay khi có được kết quả âm tính của bệnh nhân, trái lại với niềm vui mừng, phấn khởi của cán bộ y tế, thì người bệnh nghi nhiễm cáu kỉnh quát lớn “đã bảo không sao lại cứ giữ lại, đây là bệnh viện chứ ở ngoài kia thì đừng có trách”. Hay những câu nói phũ phàng “bác sĩ kiểu gì mà giờ mới biết âm tính…”.
Video đang HOT
Nhiều bác sĩ, điều dưỡng trẻ mới vào nghề họ đã sốc trước những ứng xử của người bệnh phải cách ly.
Hai bác sĩ tham gia đưa 30 người Việt ở Vũ Hán về Việt Nam đang phải cách ly được trao bằng khen.
Bác sĩ Cấp kể vì trong nhóm cách ly cũng đủ thành phần từ người buôn bán vùng biên, dân lao động, du học sinh, trí thức, người Việt Nam, người Trung Quốc và cả người châu Âu…. Nên xảy ra nhiều chuyện và nhân viên y tế đôi khi lại trở thành nơi để nhiều người khác phàn nàn.
Nhiều trường hợp cách ly giao tiếp qua bảng hỏi thì họ cho rằng nhân viên y tế không quan tâm. Họ không biết rằng dịch bệnh lây qua đường hô hấp thì càng hạn chế tiếp xúc càng hạn chế nguy cơ gây bệnh.
Nỗi niềm áo bảo hộ
Bác sĩ Trần Hải Ninh – khoa Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết đến thời điểm này, bác sĩ Ninh và các đồng nghiệp khác không cảm thấy áp lực về chuyên môn mà áp lực lớn nhất là thái độ bất hợp tác của người bệnh và thứ hai là việc mặc trang phục phòng hộ, cực kỳ khó thở, nóng bức, mất nước và thường phải mặc suốt 1 ca làm việc.
Sự thật khi mặc trang phục phòng hộ vào rồi thì cán bộ y tế thậm chí nhịn uống nước và nhịn cả đi vệ sinh. Bởi đã cởi ra là buộc phải bỏ đi 1 bộ bảo hộ, hơn nữa quá trình thay bảo hộ có nguy cơ lây nhiễm… nên cán bộ y tế thường nhịn chờ hết ca 4 tiếng.
Bác sĩ Ninh tâm sự, với các ca cách ly, cán bộ y tế không phải vất vả với việc tiêm truyền nhiều nhưng chỉ riêng việc giải thích cho hàng trăm câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra trong mỗi buổi thăm khám trong bộ trang phục phòng hộ kín mít, nóng bức toát mồ hôi, mất nước mới thấu hiểu cảnh khát nước và nhịn uống suốt ca làm của cán bộ y tế như thế nào.
Bác sĩ Ninh chia sẻ, lòng cũng không khỏi gợn sóng khi các nhân viên y tế giờ kiêm luôn nhiệm vụ nhân viên phục vụ, bê cơm đến tận phòng bệnh, thu gom quần áo lót của bệnh nhân mang đi giặt nhưng vẫn bị gọi đường dây nóng báo là bỏ đói bệnh nhân.
Dù ngân sách đã hỗ trợ nhiều kinh phí nhưng vẫn có những mục bệnh nhân phải tự chi trả và khi giải thích điều này cho bệnh nhân thì có những người lớn tiếng “nhốt tôi ở đây bây giờ còn dám mở miệng đòi tiền à”. Đủ các tình huống khiến nhân viên y tế cảm thấy mệt mỏi.
Mùa dịch xảy ra vào dịp Tết nên hầu như chẳng ai có được cái Tết trọn vẹn cả và mọi người đều sẵn sàng trực chiến. Có những người ở bệnh viện vài ngày chỉ liên hệ với con nhỏ qua facetime cho đỡ nhớ hay có những bác sĩ, điều dưỡng bố mẹ, chồng con gọi điện liên tục hỏi về tình hình dịch bệnh và điều mà người nhà của họ lo đó là nguy cơ lây nhiễm cho chính nhân viên y tế. May mắn, đến thời điểm này do nắm bắt thông tin, phòng chống tốt nên chưa có nhân viên y tế nào bị lây bệnh nCoV.
Ngày 11/2/2020, nhằm động viên kịp thời các bác sĩ trong công tác phòng chống dịch bệnh nCoV, Bộ Y tế đã trao bằng khen cho 4 tập thể và 03 cá nhân thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có thành tích trong việc đón 30 công dân Việt Nam từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về nước tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra.
Các tập thể gồm: Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW, Khoa nội tổng hợp Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, Khoa vi rút Ký sinh trùng Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW.
Cá nhân gồm có một bác sĩ Phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một điều dưỡng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW, một bác sĩ nội trú phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Theo infonet
Sử dụng các biện pháp dân gian không có tác dụng chống lại virus corona
Ngày 11/2, Bệnh viện E tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện về dịch corona.
Phát biểu tại buổi tập huấn, GS. TS. Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho rằng, bản thân là nhân viên y tế nên các bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện cần phải nắm rõ cơ chế bệnh, biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và chăm sóc bệnh nhân.
Nhân viên y tế Bệnh viện E hướng dẫn cách rửa tay bằng xà phòng.
"Toàn dân phải chống dịch như chống giặc nhưng khi có dịch thì ngành Y tế phải ra chiến trường đầu tiên. Chúng ta phải tích cực chống dịch, không được chủ quan nhưng không được hoang mang về dịch", Giám đốc Bệnh viện E yêu cầu.
Theo lãnh đạo Bệnh viện E, để ứng phó với dịch, Bệnh viện đã chuẩn bị 40 giường bệnh để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải.
Trước thông tin hiện nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có diệt virus corona, GS. Thành khẳng định, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.
Ngoài ra, theo Giám đốc Bệnh viện E, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm... giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.
Một lần nữa, GS.Thành khẳng định, những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiêm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV.
Nhiều băn khoăn về việc, làm sao phân biệt cúm thông thường và người mắc virus corona để không xảy ra tình trạng kỳ thị với người có triệu ho, hắt hơi, sổ mũi, GS.Thành khuyến cáo, nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly.
Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sỹ làm việc trong môi trường bệnh viện. "Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý", GS. Thành nói.
Cũng trong buổi tập huấn, các bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới TW chia sẻ kinh nghiệm điều trị nCoV "Về cơ bản, chúng tôi vẫn điều trị các bệnh nhân nhiễm nCoV là điều trị các triệu chứng như sốt, đau họng, ho và nâng cao thể trạng. Việc quan trọng nhất trong quá trình điều trị là phải đảm bảo dược việc cách ly để tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như tránh phát tán mầm bệnh ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau cơn nhồi máu cơ tim: "Hương chăm sóc rất tốt"
Sao việt
17:10:05 24/05/2025
Hai phiên bản đặc biệt Land Rover Discovery
Ôtô
16:58:21 24/05/2025
Lưu Diệc Phi có còn là "thần tiên tỷ tỷ" ở Cbiz không?
Sao châu á
16:33:11 24/05/2025
Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm
Netizen
16:27:28 24/05/2025
Thực đơn cơm tối 3 món ngon lại giúp tăng cường sức đề kháng cho những ngày nắng nóng
Ẩm thực
16:08:11 24/05/2025
Ứng dụng AI trong cơ sở y tế để hợp nhất dữ liệu
Thế giới số
15:45:03 24/05/2025
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' ra rạp tại Mỹ và thế giới
Hậu trường phim
15:09:07 24/05/2025
Mẹ đơn thân tiết lộ hôn nhân với chồng Tây 70 tuổi
Tv show
15:04:11 24/05/2025
Duyên Quỳnh tiết lộ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm sau vụ ca khúc 'tỉ view'
Nhạc việt
15:00:45 24/05/2025
Lười mấy cũng phải dọn sạch 10 nơi này kẻo bệnh tật tìm đến, số 9 hầu như người Việt quên béng!
Sáng tạo
14:53:05 24/05/2025