Bài 2: Chiêu trò bán hàng không hóa đơn: Thuế của nhà nước “bốc hơi”!
Một trò gian lận nghiêm trọng không kém cũng đang diễn ra trong kinh doanh tôn là việc người bán hàng không xuất hóa đơn nên sẽ bán với giá rẻ hơn so với các đơn vị kinh doanh tuân thủ pháp luật về hóa đơn, thuế.
Số hóa đơn không xuất sẽ trở thành nguồn lợi lớn để tiếp tục mua, bán hóa đơn khống trên thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng các đơn vị tuân thủ pháp luật bị cạnh tranh không lành mạnh về giá, và quan trọng hơn là nhà nước sẽ bị chiếm đoạt một khoản đáng kể thuế VAT.
Để kiểm chứng cho thực trạng này, tại Thành Phố Thái Nguyên, phóng viên đã đóng vai người mua tôn tại cơ sở có tên Doanh nghiệp tư nhân Minh Ngọc . Tại đây, khi được hỏi mua tôn Hoa Sen, sau một hồi ngập ngừng, người bán hàng cho biết có bán loại tôn này.
Chủ kinh doanh tôn đang viết hóa đơn “giấy trắng” cho khách hàng
Việc bán hàng không xuất hóa đơn gắn với hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
Tuy nhiên, khi viết hóa đơn, người bán hàng này lại lấy ra một tờ giấy trắng viết tay tên mặt hàng tôn Hoa Sen màu đỏ với độ dày 0,4mm. Thắc mắc tại sao không viết vào hóa đơn đỏ, người bán hàng giải thích rằng: “Do bán hàng bằng phần mềm nhưng lại hết hóa đơn nên ghi bằng giấy”. Cũng vì chấp nhận sử dụng “hóa đơn giấy trắng” nên chúng tôi cũng chỉ phải bỏ ra số tiền 76.000 đồng/m2 thay vì 80.000 đồng/m2.
Một cơ sở khác có tên Công ty TNHH TM Minh Việt có địa chỉ tại 228 Hoàng Quốc Việt Kiến An, Hải Phòng) khi chúng tôi đặt mua 45m2 loại tôn Việt – Nhật có độ dày 0,35mm. Ban đầu bà chủ cửa hàng cho biết giá tôn là 74.000 đồng/m2 nhưng sau đó chấp nhận bán với giá 69.000 đồng/m2.
Tờ “phiếu giao hàng” của cơ sở kinh doanh tôn ở Hải Phòng
Video đang HOT
Tờ hóa đơn khi viết cho khách hàng của bà chủ này cũng chỉ ghi là “phiếu giao hàng” chứ không phải là hóa đơn đỏ có kèm thuế giá trị gia tăng (VAT). Với chiêu trò đơn giản này, các cơ sở kinh doanh tôn bất chính có thể kiếm lợi nhiều đường, đồng nghĩa với việc các DN làm ăn chân chính bị cạnh tranh không lành mạnh, còn nhà nước bị thiệt hại những khoản thuế đáng kể trong bối cảnh ngân sách gặp không ít khó khăn.
Ví dụ, Cty A tuân thủ pháp luật và hạch toán minh bạch bắt buộc bán hàng phải xuất hóa 1m2 tôn có giá 70.000 đồng 10% VAT sẽ có giá bán cuối là 77.000 đồng.
Nếu Công ty B không xuất hóa đơn, khi chào bán lại có giá cao hơn giá trước thuế VAT nhưng lại khiến người tiêu dùng cảm thấy mua rẻ hơn khi 1m2 tôn với giá cuối là 72.000 đồng, rẻ hơn giá của đơn vị xuất hóa đơn 5.000 đồng.
Những tấm hóa đơn đỏ không được xuất này sau đó sẽ được bán khống cho một đơn vị có nhu cầu và đem về thêm món lợi cho người bán hàng, thường là 5% trên tổng giá trị xuất hóa đơn
Với lợi nhuận “siêu khủng” như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tôn gian lận đút túi tiền tỉ trong thời gian ngắn và gây lũng đoạn thị trường ngành tôn, thép nói chung.
Hành vi trốn thuế quá rõ ràng
Theo luật sư Vi Văn Diện (Cty luật Thiên Minh): Hành vi “không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán” được liệt kê là một trong các hành vi trốn thuế theo quy tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, tổ chức có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bi phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế.
- Tại Điều 161 BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội trốn thuế cũng đã nhấn mạnh hình phạt chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế sẽ phải chịu mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến 7 năm tù.
- Việc kinh doanh không xuất hóa đơn đã đẻ ra những công ty mua bán hóa đơn, làm hóa đơn khống để đáp ứng cho những doanh nghiệp kê khai được chi phí đầu vào mà thực tế không có mua nguyên liệu đầu vào, số thuế trốn được là không nhỏ. Kinh doanh mà không xuất hóa đơn là cơ hội để cho doanh nghiệp trốn thuế. Còn bản thân nhà nước thì lại bị thất thu một khoản ngân sách không nhỏ.
Vậy nên, ngay lúc này chúng ta cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ để bảo vệ quyền lợi, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Những giải pháp đó là: Đối với các doanh nghiệp vi phạm trốn thuế bằng hình thức không xuất hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ phải tăng mức phạt thật nặng so với mức phạt quy định hiện nay; Đối với người dân – khách hàng, nhà nước phải tuyên truyền, kêu gọi tạo thói quen mua hàng hóa là phải nhận hóa đơn; Về phía cơ quan thuế cần thành lập các đội kiểm tra liên ngành tại các địa phương để thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp.
Mặt khác, Nhà nước cũng cần có thêm những chủ trương, chính sách giãn thuế, giảm thuế để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và kích thích tiêu dùng. Song đã kinh doanh là phải xuất hóa đơn.
Hàng gian, hàng giả tràn lan: Trách nhiệm Bộ trưởng đến đâu? Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng , các đại biểu đã tỏ ra bức xúc trước thực trạng hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại phổ biến trên thị trường. Theo các đại biểu, Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần xử lý nghiêm kẻ tiếp tay, bao che cho buôn lậu, địa bàn nào xảy ra buôn lậu thì chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, cụm từ “chịu trách nhiệm” vẫn còn chung chung, và thực tế chưa thấy ai bị cách chức vì thực trạng này. “Trước thực trạng đội ngũ chống buôn lậu nhiều tầng lớp nhưng con voi chui lọt lỗ kim, đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm quản lý Nhà nước , Bộ đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý trách nhiệm bao nhiêu trường hợp buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng buôn lậu?”, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường chất vấn. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cũng yêu cầu Bộ trưởng Hoàng đưa ra cam kết với đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước sẽ truy quét, ngăn chặn, xử lý các loại hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại với tỷ lệ giảm dự kiến trong năm 2015 so với năm 2014. Nhưng đáp lại, vị tư lệnh ngành công thương cho rằng: Đây là vấn đề nhức nhối, tồn tại từ nhiều năm nay. Các lực lượng chức năng đã cố gắng, nhưng kết quả còn hạn chế, trong đó có lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương.
Nhóm PV
Theo Dantri
Có Chỉ thị 11, sẽ không còn mập mờ giá điện?
Với Chỉ thị 11, Bộ Công thương sẽ công khai tất cả chi phí đầu vào cũng như cách tính giá điện bán ra để người dân giám sát - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11/5.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Điện, giá điện và khả năng cung ứng điện luôn là một vấn đề nóng, nhất là mỗi khi mùa hè và mùa khô lại tới. Đại diện của Bộ Công Thương trong một cuộc họp báo định kỳ gần đây đã thừa nhận, để người dân còn thắc mắc băn khoăn về sự minh bạch của giá điện, giá xăng dầu là một thiếu sót của cơ quan quản lý.
Trong chuyên mục Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã giải thích những thông tin liên quan đến vấn đề minh bạch giá điện.
- Một người dân có gửi thư về chương trình hỏi: "Trước đây, nghe báo chí nói nhiều nhưng tôi thực sự cũng không hiểu cái gọi là "thị trường phát điện cạnh tranh" là như thế nào. Thị trường của mấy công ty bán điện cạnh tranh với nhau bán cho EVN thì có liên quan gì đến những người dân như chúng tôi? Chúng tôi đang phải mua điện với một mức giá quy định khá cao, làm sao mà người dân biết được giá điện EVN mua như nào để biết rằng giá điện mình phải mua là có hợp lý không?"
Vận hành theo nguyên tắc cạnh tranh có nghĩa là các nhà máy điện phải phấn đấu để làm sao giảm được chi phí trong sản xuất, qua đó sẽ được ưu tiên tham gia cung cấp điện. Hiện nay, chi phí đó chiếm khoảng 70% giá điện bán cho người tiêu dùng. Có nghĩa là, nếu giá điện bán cho EVN càng thấp thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi từ giá thấp đó.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc công bố công khai những nội dung liên quan đến giá điện cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện nói chung vẫn còn một số những bất cập, hạn chế. Chính vì vậy người tiêu dùng có nhu cầu cần phải được nắm rất rõ những chi phí, những yếu tố liên quan đến giá thành điện và đây chính là một trong những nguyên nhân và lý do vừa qua Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11 ngày 22/4/2014 về công khai minh bạch giá điện.
- Việc ra một chỉ thị riêng về minh bạch hoạt động kinh doanh thị trường điện và xăng dầu là một động thái mạnh mẽ của Bộ Công Thương trước nhu cầu của người dân về việc này. Nhưng một thính giả khác biết về Chỉ thị 11 cho biết: "Cảm thấy băn khoăn không biết một người dân như tôi có được quyền lợi gì từ một chỉ thị như vậy"?
Chỉ thị 11 của Bộ Công Thương đã nêu rất rõ 3 nội dung chính, một là phải công khai những quy định về mặt pháp luật đối với vấn đề giá điện, giá xăng dầu. Thứ hai là công khai về chi phí của ngành điện cũng như các cơ sở sản xuất và kinh doanh xăng dầu, trong đó có cả những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, kể cả về thu nhập của cán bộ công nhân viên ngành điện, ngành xăng dầu. Thứ ba, Chỉ thị cũng quy định những cơ quan, những thiết chế, phương tiện thực hiện việc công khai hóa, minh bạch hóa. Qua những thông tin như vậy, một mặt người dân biết được những quy định của pháp luật về vấn đề này, qua đó sẽ có điều kiện kiểm tra, giám sát xem ngành điện và ngành xăng dầu có thực hiện đúng các quy định pháp luật hay không. Qua việc công bố công khai cơ cấu về giá điện cũng như giá xăng dầu, người dân có quyền, được lựa chọn giá hợp lý đối với mình.
Thứ ba, với việc công khai này, người dân có khả năng tự xem xét, tự quyết định xem mình sử dụng như thế nào đối với điện, xăng dầu cho tiết kiệm và hiệu quả. Tôi nghĩ rằng đấy là những lợi ích mà Chỉ thị 11 này mang lại.
- Một người dân hỏi rằng: "Từ trước tới nay, người dân thấy việc tính toán giá điện rất phức tạp, rất khó hiểu. Chúng tôi muốn hỏi Bộ trưởng rằng, sau khi Chỉ thị 11 được Bộ Công Thương ban hành thì người dân chúng tôi có thể cùng tham gia giám sát giá điện của EVN được hay không? Và bằng cách nào?"
Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của người dân vừa hỏi. Với cơ chế công khai, minh bạch như thế này, thực ra một trong những mục tiêu của việc ban hành Chỉ thị 11 của Bộ Công Thương, đó là tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể giám sát được hoạt động của các đơn vị sản xuất, kinh doanh điện và xăng dầu cũng như kể cả giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
Vừa qua chúng ta đã làm được một số việc, tuy nhiên do chúng ta làm chưa có hệ thống, chưa liên tục, và nhiều nội dung cũng chưa được công bố một cách công khai đầy đủ, vì thế việc ban hành Chỉ thị 11 nhằm khắc phục những khiếm khuyết, những bất cập trong việc công khai, minh bạch trước đây, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một cách đầy đủ, khách quan tình hình sản xuất kinh doanh của ngành điện, của ngành xăng dầu và đặc biệt là biết được là vì họ sao phải mua điện, mua xăng dầu với giá đó.
Chỉ thị quy định rất rõ, việc thông tin được thực hiện định kỳ và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang web của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam...
- Hiện nay, chuẩn bị vào cao điểm mùa khô, nhu cầu dùng điện sẽ tăng cao. Trong khi có báo chí nói rằng khả năng cấp khí cho nhà máy Cà Mau ở phía Nam bị suy giảm. Bộ trưởng cho biết chúng ta có thiếu điện trong năm nay hay không và có nguy cơ bị cắt điện luân phiên trong mùa hè sắp tới hay không?
Có thể khẳng định rằng, chưa có lúc nào ngành Điện vận hành trong trạng thái tốt như thế này. Tốt có nghĩa là chúng ta có dự phòng. Bình quân hiện nay hệ số dự phòng khoảng 20% trên tổng nhu cầu điện. Như vậy có nghĩa rằng, trong tình hình bình thường, khi nhu cầu điện tăng bình quân chừng 10-11%, ngành Điện hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu, và điều này cũng đúng với năm 2014 và kể cả năm 2015.
Tuy nhiên, có dự phòng và dự phòng với tỷ lệ như vậy nhưng nếu chẳng may nó xảy ra một sự cố lớn thì cũng có thể có thời điểm việc cung cấp điện có khó khăn, nhưng nhìn chung có thể đảm bảo. Điều này ngành điện đã khẳng định nhiều lần và hôm nay, tôi xin khẳng định lại cam kết đó của ngành Điện với người tiêu dùng cả nước. Chúng tôi cũng mong rằng người dân sẽ tham gia một cách chủ động, đầy ý thức xây dựng vào việc giám sát, kiểm tra hoạt động của ngành điện, ngành xăng dầu cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng điện và xăng dầu.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo_VnMedia
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: 'Tại sao lại ấn định lãnh đạo đều được tín nhiệm?' Phần lớn ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều đề nghị chỉ nên quy định 2 mức phiếu "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" khi đánh giá các vị trí chức danh lãnh đạo cấp cao. Báo cáo giải trình, tiếp thu trước Quốc hội nội dung dự thảo Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025