Bài học từ quốc gia tiêm vaccine nhanh nhất thế giới
Chile trở thành nước tiêm chủng Covid-19 nhanh nhất thế giới nhờ kế hoạch bài bản, chiến lược mua nhiều loại vaccine và hệ thống y tế công cộng vững chắc.
Hôm 9/3, tổ chức Our World in Data công bố dữ liệu cho thấy Chile vượt qua Israel trở thành quốc gia có nhiều người được tiêm vaccine Covid-19 nhất thế giới. Theo đó, Chile đã tiêm trung bình 1,08 liều vaccine/ngày/100 dân trong 7 ngày qua. Trong khi Israel tiêm trung bình 1,03 liều/ngày/100 dân.
Quốc gia 18 triệu dân đã tiêm khoảng 5 triệu liều vaccine Covid-19, gần một phần tư dân số, kể từ khi bắt đầu chiến dịch hồi tháng 12/2020. Chính quyền dự kiến sẽ tiêm phòng cho toàn bộ dân số vào tháng 6.
Kế hoạch tiêm chủng bài bản
Chile thành công nhờ hạ tầng y tế có sẵn và kinh nghiệm hàng thế kỷ triển khai các chiến dịch tiêm phòng đại trà.
“Chile sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh, chương trình tiêm chủng linh hoạt với hồ sơ điện tử, giúp mọi thứ nhanh chóng và có tổ chức”, Eduardo Undurraga, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, giáo sư trợ lý tại Đại học Pontificia Católica de Chile, nhận định.
Chính phủ cố gắng đưa vaccine đến gần người dân nhất, thiết lập các điểm tiêm chủng ở trường đại học hoặc sân vận động. Bộ Y tế xuất bản lịch trình ghi rõ “ai đủ điều kiện nhận vaccine ngày nào”, không cần hẹn trước. Cơ quan quốc gia dễ dàng theo dõi thời điểm và vị trí tiêm phòng của mọi người và kỳ hạn tiêm mũi thứ hai. Người dân được khuyến khích sử dụng hashtag #YoMeVacuno (#Tôi đã tiêm phòng) trên mạng xã hội sau khi nhận vaccine.
Người cao tuổi xếp hàng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược Sinovac, Trung Quốc, tại Santiago. Ảnh: AFP
Roberto Orellana Ovalle, quản lý bệnh viện sống ở ngoại ô Santiago, nhận định quy trình tiêm phòng ở Chile có trật tự, nhanh chóng và hiệu quả. Anh vừa tiêm mũi vaccine thứ hai, yên tâm bà nội ở quê cũng đang được chủng ngừa.
Bác sĩ nhi Joxelin Flores Taborda, Santiago, cho rằng vaccine đem lại niềm hy vọng. Bệnh nhân của cô là trẻ em, phần lớn không chuyển nặng sau nhiễm virus. Song nhiều đồng nghiệp của Flores phải điều trị cho người già. Giống với nhiều y bác sĩ khác, họ trải qua một năm kiệt quệ vì đại dịch.
“Chúng tôi không biết nó đã kết thúc chưa. Nhưng ít nhất niềm hy vọng là hữu hình. Đó là thứ bạn có thể cảm nhận được”, cô nói.
Video đang HOT
Chiến lược mua từ mọi nguồn
Chile báo cáo ca nhiễm nCoV đầu tiên ngày 3/3 năm ngoái. Vài tuần sau, giới chức bắt đầu lên kế hoạch tiêm chủng. Các Bộ khác nhau, từ Khoa học, Công nghệ, Y tế đến Các vấn đề Quốc tế, đều phối hợp để tìm kiếm loại vaccine an toàn và hiệu quả. Ý tưởng ban đầu là có càng nhiều loại vaccine càng tốt, dựa trên công nghệ khác nhau, từ các nhà sản xuất riêng biệt nhanh nhất có thể.
“Họ chú trọng sự đa dạng ngay từ sớm. Họ xem xét sản phẩm của phương tây, cân nhắc vaccine Trung Quốc và tham gia cả Covax”, Katherine Bliss, thành viên cấp cao về chính sách y tế toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Chile đặt cược vào nhiều cửa, thực hiện giao dịch khi hiệu quả và độ an toàn của vaccine còn chưa được xác nhận. “Họ mua từ các cơ chế khác nhau và đi trước thời đại”, Arachu Castro, Chủ tịch Y tế Công cộng của trung tâm Samuel Z. Stone Endowed, đánh giá.
“Chính phủ mua nhiều vaccine hơn mức cần thiết để cung cấp cho người dân, tất nhiên họ bị chỉ trích vì hạn chế khả năng tiếp cận tiêm chủng của các quốc gia khác. Song chắc chắn đối với người Chile, đây là lợi thế”, ông nói thêm.
Người dân tiêm vaccine Covid-19 tại một sân vận động. Ảnh: AFP
Chile mở cửa cho các hãng dược đến thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bao gồm Sinovac, CanSino của Trung Quốc, Johnson & Johnson của Mỹ và AstraZeneca của Anh.
“Điều này mang lại kinh nghiệm về vaccine của các công ty khác nhau, cũng là lợi thế khi đàm phán mua vào”, Katherine Bliss nói.
Tính đến ngày 1/3, theo Bộ Tài chính, Chile đàm phán thành công 14 triệu liều vaccine với Sinovac (đã nhận được gần 10 triệu liều); 10 triệu liều từ Pfizer (đã nhận khoảng 700.000 liều), 4 triệu liều từ AstraZeneca và 4 triệu liều khác của Johnson & Johnson.
Chile cũng là thành viên của Covax – sáng kiến phân phối vaccine công bằng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chuẩn bị nhận 7,6 triệu liều vaccine thông qua cơ chế này. Chính phủ đang đàm phán thêm với Viện Gamaleya ở Nga để mua vaccine Sputnik V.
Chile mua vaccine từ nhiều nguồn, ở khắp mọi nơi, không để bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị.
“Một trong những điều quan trọng nhất là chính trị không bao giờ được cân nhắc đến. Tất cả phụ thuộc vào khoa học, kỹ thuật”, Thứ trưởng Paula Daza nói.
Kinh nghiệm tiêm phòng dày dặn
Dân số Chile không lớn, nhưng rải rác khắp hơn 4.800 km của đất nước, dọc theo bờ biển phía tây Nam Mỹ. Một số khu vực là nông thôn, vùng sâu vùng xa. Để đưa vaccine đến tay từng người, chính phủ dựa vào kinh nghiệm sâu sắc trước đó.
Chile có mô hình y tế đan xen giữa công và tư, từng bị chỉ trích vì tạo sự bất bình đẳng. Song mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò xương sống của chiến dịch tiêm chủng Covid-19. Các phòng khám công tồn tại khắp cả nước có thể kết nối nhanh chóng đến những cộng đồng hẻo lánh.
Chương trình Tiêm chủng Quốc gia có nguồn gốc từ một thế kỷ trước, từ cuối những năm 1800 để chống dịch đậu mùa. Chile đã chích ngừa cúm mùa từ những năm 1980, từng tiêm vaccine khẩn cấp để ứng phó với thiên tai, Magdalena Bastías, đại diện Tổ chức Y tế Liên Mỹ, cho hay.
Bộ Y tế Chile đã cử nhân viên y tế đến tiêm chủng cho những cư dân không thể đến địa điểm công cộng. Ảnh: AP
Cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm đó cho phép Chile khởi động tiêm chủng từ những ngày đầu tiên.
“Sau khi vaccine đến tay, chúng tôi lập tức phân phối cho người dân hiệu quả. Mọi người hiểu và tin tưởng từ những thành công trước đó, điều này cũng cực kỳ quan trọng”, Rafael Araos, cố vấn khoa học chống Covid-19 thuộc Bộ Y tế Chile, nhận định.
Ngoài các phòng khám công cộng, chính phủ lập bốt tiêm chủng lưu động ở trung tâm thương mại, trường đại học, sân bóng,… Cả nước hiện có 1.400 điểm.
Về cơ bản, Chile đã đạt được mục tiêu ban đầu là tiêm vaccine cho 5 triệu người vào cuối tháng 3. Song đất nước vẫn trong những ngày đầu của chiến dịch. Dù có nhiều hợp đồng mua bán, lượng vaccine chuyển đến chưa đủ cho toàn dân. Quốc gia cũng đang vật lộn kiềm chế đại dịch khi số ca mắc mới khoảng 5.000 mỗi ngày, cao nhất trong nhiều tháng.
18 người Hong Kong nhập viện sau khi tiêm vaccine Đại lục
Cơ quan y tế Hong Kong thông báo 18 người nhập viện sau khi tiêm vaccine Covid-19 Sinovac của Đại lục, trong đó hai người phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo Sở y tế Hong Kong, những người trên được nhập viện tuần qua. Con số này tương đương 0,019% trong 91.800 người đã tiêm vaccine của Trung Quốc đại lục tới nay.
Một phi công tiêm vaccine Sinovac tại trung tâm tiêm chủng Thư viện Trung tâm Hong Kong hôm 23/2. Ảnh: VCG
Cuối ngày 7/3, các nhà chức trách Hong Kong cho hay có thêm ba người phải nhập viện sau khi tiêm vaccine hôm trước và đã xuất viện sau khi được điều trị, bao gồm một phụ nữ 53 tuổi chóng mặt do tăng huyết áp sau khi tiêm vaccine và được nhập viện trong tình trạng ổn định tối 6/3. Một người khác 46 tuổi cũng chóng mặt và phát ban sau khi tiêm và cũng nhập viện trong tình trạng ổn định. Một cụ bà 87 tuổi chóng mặt, tim đập nhanh sau khi tiêm và nhập viện điều trị tối 6/3.
Trước đó, Hong Kong nhận lô vaccine thứ hai từ một nhãn hiệu khác là Pfizer, nâng tổng số vaccine dự trữ trong thành phố lên 1,3 triệu. Khoảng 300 người đã được tiêm vaccine Pfizer hôm 6/3.
Hai người nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt có bệnh lý nền và cảm thấy bệnh nặng hơn sau khi tiêm Sinovac. Sở y tế Hong Kong sẽ gửi hồ sơ các trường hợp này tới một ủy ban chuyên gia để đánh giá.
Tổng thư ký hành chính Hong Kong Matthew Cheung Kin-chung khẳng định chính quyền sẽ thường xuyên cập nhật công khai tình hình tiêm vaccine, đồng thời giám sát chặt chẽ chương trình tiêm chủng để giải đáp lo ngại của người dân.
"Tôi hiểu một số người có thể lo lắng trước những sự cố phản ứng với vaccine, nhưng chúng ta phải nhìn vào tính an toàn của vaccine dựa trên bằng chứng khoa học. Chúng tôi tin tưởng ý kiến chuyên gia và hoan nghênh người dân bày tỏ hoài nghi", Cheung nói, đề cập tới hai người tử vong sau khi tiêm vaccine.
"Vì nguồn cung vaccine toàn cầu đang eo hẹp, chính quyền cam kết cung cấp cho người dân vaccine đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và chất lượng".
Hong Kong khởi động chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 2 bằng vaccine Sinovac. Khoảng 83.400 người dân Hong Kong đã tiêm mũi đầu tiên từ 22/2 tới 6/3. Thành phố nhận lô vaccine Covid-19 đầu tiên gồm 585.000 liều của Pfizer hôm 27/2. Hong Kong ghi nhận 11.090 ca Covid-19, trong đó 202 ca tử vong.
Hong Kong điều tra ca tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 Trung Quốc có thể sản xuất vaccine cho 40% dân giữa năm nay Vaccine Covid-19 Trung Quốc len lỏi khắp thế giới
Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vaccine cho công dân ở nước ngoài Ngày 7/3, Trung Quốc thông báo nước này có kế hoạch thành lập các địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm vaccine cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, và cũng sẵn sàng làm việc với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) để giúp cung cấp vaccine cho các vận động viên tham dự. Vaccine phòng COVID-19 được phát triển bởi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Disney sẽ xây công viên giải trí đầu tiên tại Trung Đông

Thêm trường hợp tai nạn liên quan tiêm kích F/A-18

Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan

Israel tập kích chết người tại Gaza, mâu thuẫn về số con tin còn sống

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công Israel

Pakistan mở lại không phận, Ấn Độ vẫn đóng 21 sân bay

Điểm tên 9 mục tiêu ở Pakistan bị Ấn Độ không kích

Tình báo Hà Lan cảnh báo: Mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc vượt xa Nga

Apple kháng cáo án phạt 500 triệu euro của EU

Mỹ, Hàn Quốc ngay lập tức lên tiếng sau khi Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo

Khả năng Qatar chi hàng triệu USD trả lương cho công chức Syria
Có thể bạn quan tâm

3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Nam ca sĩ điển trai quê Nam Định lấy tiểu thư nhà đại gia miền Tây sau 19 năm có cuộc sống ra sao?
Sao việt
23:01:00 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Khởi tố đối tượng sát hại cô giáo ở Gia Lai
Pháp luật
22:59:08 08/05/2025
Thành Long tự đóng các pha nguy hiểm dù đã 71 tuổi
Hậu trường phim
22:48:00 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025
Hôn nhân 'kịch tính' của cậu cả nhà David Beckham với ái nữ tỉ phú Mỹ
Sao âu mỹ
22:19:46 08/05/2025
Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này
Góc tâm tình
21:56:47 08/05/2025
Cựu center quốc dân trở lại làm idol, netizen "dí" bằng được scandal chấn động
Nhạc quốc tế
21:53:56 08/05/2025
Vừa lập kỷ lục "cháy vé" 2 đêm concert, SOOBIN tung thêm "phúc lợi" khủng khiến fan nức nở
Nhạc việt
21:48:47 08/05/2025