Bài học từ việc Việt Nam “chọn bạn” cực đoan

Theo dõi VGT trên

“Bài học thực tế là có thể chọn bạn, nhưng không “nhất biên đảo” một cách cực đoan. Thậm chí có thể chọn bên trong một cuộc chơi “thăng bằng” một cách có ý thức, thăng bằng nhưng có thể lệch pha. Ngày nay dễ làm điều này hơn hồi ấy.”

LTS: Lịch sử Việt Nam qua 70 năm hình thành và phát triển, từ một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Nam Á chưa ai biết tới, nay đã có quan hệ với toàn bộ các nước trong Liên Hiệp Quốc, và đặc biệt có quan hệ đối tác chiến lược, hoặc đối tác toàn diện, với 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đó là kết quả của nền ngoại giao Hồ Chí Minh, mà trong giai đoạn đầu (1945-1946) Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo.

Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và cũng là bảy thập kỷ Ngoại giao Việt Nam, Tuần Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế, xung quanh những vấn đề ngoại giao của Việt Nam.

Bài học từ việc Việt Nam chọn bạn cực đoan - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường

Có lúc “nhất biên đảo” cực đoan

Thưa ông, nhìn lại cả một quá trình thì Ngoại giao Việt Nam qua 70 năm hình thành và phát triển có thể chia làm mấy giai đoạn?

Nếu phân tích theo lối cổ điển, có thể chia lịch sử ngoại giao Việt Nam 70 năm qua theo 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1945-1946: Ngoại giao góp phần bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng. Ngoại giao Hồ Chí Minh phát huy cao độ sức mạnh của một dân tộc vừa được giải phóng khỏi ách đô hộ thực dân và phong kiến, cũng như sự khôn khéo sách lược và nghệ thuật ngoại giao, làm cho chính quyền non trẻ tồn tại giữa 5 thế lực nước lớn và 30 vạn quân đội nước ngoài. Giai đoạn này đem lại những bài học kinh điển về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, chuyển hướng chủ trương mau lẹ, lúc lùi, lúc tiến, hóa giải xung đột cục bộ, làm cho “đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự”, gõ các cánh cửa hòa bình, làm cho đối phương chập chững, tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng cách mạng cho cuộc kháng chiến chống xâm lược không thể tránh khỏi.

Giai đoạn 1947-1954: Đấu tranh chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và khẳng định các quyền cơ bản của Việt Nam – những điều này Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 nêu ra nhưng chưa được quốc tế công nhận. Hai đại sự: mở cánh cửa ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, từ đó ra thế giới, tác động vào phong trào phản chiến ở Pháp, đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva 1954 về chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Làm cho các nước lớn trên thế giới công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Hòa bình lập lại năm 1954, tranh thủ viện trợ và giúp đỡ quốc tế xây dựng kinh tế miền Bắc. Từ 1964 đến 1975, Việt Nam bước vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngoại giao góp phần tập hợp lực lượng quốc tế ủng hộ Việt Nam, hình thành một trong ba mặt trận (chính trị, quân sự, ngoại giao).

Đàm phán Paris là một thành tựu quan trọng bậc nhất của ngoại giao Việt Nam. Ngoài sự khôn khéo và kiên định, các nhà đàm phán Việt Nam đã làm được công việc phi thường, đó là chuyển biến thắng lợi quân sự, chính trị, phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam và phản chiến ở Mỹ thành kết quả trên bàn đàm phán.

“Hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ giữa các nước lớn và trong sự dính líu trực tiếp của tất cả các nước lớn ở bán đảo Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Người nhận ra rằng, để đương đầu với các nước lớn hơn ta về nhiều mặt, ngoại giao đóng một vai trò rất quan trọng.

Video đang HOT

Trong quan hệ với các nước lớn, Người chủ trương phải hiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ, biết được mối quan tâm và chiến lược cơ bản của họ, hiểu bản chất và vận hành nội trị và ngoại giao từng nước lớn, quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn cùng những giới hạn của các mối quan hệ đó. Chỉ khi “biết người” như vậy thì ngoại giao Việt Nam mới có thể độc lập tự chủ, nhưng vẫn mềm dẻo linh hoạt, mới có thể thực hiện những nhân nhượng có nguyên tắc và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương…” – Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã viết như vậy về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kỷ niệm 125 sinh nhật Người.

“Hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ giữa các nước lớn và trong sự dính líu trực tiếp của tất cả các nước lớn ở bán đảo Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Người nhận ra rằng, để đương đầu với các nước lớn hơn ta về nhiều mặt, ngoại giao đóng một vai trò rất quan trọng.

Trong quan hệ với các nước lớn, Người chủ trương phải hiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ, biết được mối quan tâm và chiến lược cơ bản của họ, hiểu bản chất và vận hành nội trị và ngoại giao từng nước lớn, quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn cùng những giới hạn của các mối quan hệ đó. Chỉ khi “biết người” như vậy thì ngoại giao Việt Nam mới có thể độc lập tự chủ, nhưng vẫn mềm dẻo linh hoạt, mới có thể thực hiện những nhân nhượng có nguyên tắc và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương…” – Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã viết như vậy về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kỷ niệm 125 sinh nhật Người.

Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ta đã có phần say sưa với chiến thắng, chậm nhận thức những chuyển biến vô cùng phức tạp trong chính trị nước lớn, cuộc cạnh tranh chiến lược của tam giác Mỹ-Xô-Trung, và âm mưu thâm độc của tập đoàn Pol Pot – Khơme Đỏ được thế lực nước lớn ủng hộ gây ra xung đột biên giới tây-nam.

Không phải ta không thấy, nhưng không thấy hết sự phức tạp của tình hình, nên đã thực hiện “nhất biên đảo” (ngả theo một bên – PV) một cách cực đoan. Về tổng thể đã bị các thế lực đối địch dùng đủ các loại xung đột để kiềm chế ta, làm cho ta không phát huy được đà thắng lợi của các sự kiện đỉnh cao năm 1973 và 1975. Từ chủ động chiến lược rơi vào thế bị động chiến lược.

Sẽ có không ít ý kiến bàn luận về vấn đề ấy của các năm 1975-1979, nhưng phải đánh giá tình hình từ bản thân lịch sử, từ hiệu quả và hậu quả của chủ trương đối ngoại để rút ra các bài học cho hiện tại và tương lai. Thực tiễn kiểm tra chân lý. Bài học thực tế là có thể chọn bạn, nhưng không “nhất biên đảo” một cách cực đoan. Thậm chí có thể chọn bên trong một cuộc chơi “thăng bằng” một cách có ý thức, thăng bằng nhưng có thể lệch pha. Ngày nay dễ làm điều này hơn hồi ấy.

Từ năm 1986 đến nay là giai đoạn ngoại giao phục vụ hòa bình xây dựng đất nước, phục vụ đổi mới và hội nhập quốc tế. Từ năm 1995 là một giai đoạn quan trọng; từ năm 2011 ta đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc hình thành tư duy và nhận thức mới về tình hình thế giới và đường lối chính sách đối ngoại là thành tựu hết sức quan trọng.

Từng giai đoạn đó có những đặc điểm gì, thưa ông?

Ngoại giao Việt Nam trong 70 năm qua góp phần thực hiện bốn nhiệm vụ lớn:

Giai đoạn 1945-1946: Bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng. Hồi đó đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp lãnh đạo Bộ ngoại giao.

Giai đoạn 1947-1975: Phục vụ cho đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đàm phán ký kết các thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình 1954, 1973 và Hiệp định Paris về Campuchia năm 1991.

Phục vụ đắc lực nhiệm vụ hòa bình xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc đổi mới tư duy nhận thức về thế giới và tư duy đối ngoại.

Bài học từ việc Việt Nam chọn bạn cực đoan - Hình 2

Sau gần 5 năm đàm phán, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam đã được ký kết ngày 27/1/1973. (Ảnh tư liệu/ Dangcongsan.vn)

Lỡ bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cuối những năm 1970

Trước giai đoạn Campuchia là mấy năm sau hòa bình lập lại trên đất nước Việt Nam. Trong giai đoạn này ngoại giao Việt Nam đã thất bại trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng vì Việt Nam quá cứng nhắc trong việc đòi hỏi bồi thường chiến tranh từ phía Mỹ 3,25 tỷ đô la, do Tổng thống Nixon đã hứa trong bức công hàm gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi ký hiệp định Paris, và đến khi Việt Nam chịu từ bỏ điều kiện này (giữa năm 1978) thì Mỹ không còn quan tâm đến Việt Nam nữa, và Việt Nam đã phải ký Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, và, theo nhiều người, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Trung Quốc tấn công Việt Nam đầu năm 1979. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Hồi đó thế giới chia làm hai cực, hai phe. Bối cảnh quốc tế ấy chi phối và ràng buộc chính trị thế giới cũng như chính sách đối nội, đối ngoại của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nếu nắm được bản chất sự việc, có chiến lược đúng đắn và sách lược khôn khéo thì vẫn có thể tránh được xung đột và chiến tranh.

Năm 1977, chính quyền Carter ở Mỹ chủ động thăm dò bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nhưng về phía Mỹ, quan hệ với Việt Nam không cấp thiết, không phải là vấn đề ưu tiên. Cơ hội chỉ diễn ra trong năm 1977. Khi xung đột biên giới Tây-Nam nổ ra và Đặng Tiểu Bình đi Mỹ hô sẵn sàng lập “NATO phương Đông”, thúc đẩy liên kết với Mỹ ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ra châu phi, Mỹ Latinh và châu Á dưới khẩu hiệu chống “đại bá toàn cầu”, chống “tiểu bá khu vực”, cơ hội đã không còn.

Mặt khác, ta vừa ra khỏi chiến tranh, còn nặng cơn “hội chứng Mỹ”, Mỹ càng nặng cơn “hội chứng Việt Nam”. Không dễ thay đổi nhận thức để một bước chuyển hóa từ quan hệ nặng tính thù địch trong chiến tranh sang bình thường hóa quan hệ. Nhưng căn bản, Trung Quốc đã chủ động thúc đẩy bàn cờ chính trị châu Á, lợi dụng vấn đề Campuchia để tập hợp lực lượng, bao vây cô lập Việt Nam. Ta “nhất biên đảo” với Liên Xô, thì cũng gặp khó khăn theo, khi nước lớn này sa lầy chiến lược trong các cuộc chiến tranh cục bộ, lại bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang, bị kiệt quệ và “chảy máu”, mà hậu quả thì sau này ta đã biết.

Khi Liên Xô không thể cáng đáng các cuộc xung đột cục bộ ở các khu vực và cuộc chiến tranh trực tiếp Afghanistan, phải “buông” các đồng minh, ta gặp khó khăn, nhưng kịp thời chuyển hướng chiến lược. “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”. Sự tan rã của thế giới lưỡng cực tạo ra môi trường quốc tế đa dạng hóa. Chúng ta đã kịp thời nắm lấy quyền chủ động chiến lược và làm nên lịch sử, mở ra thời kỳ đổi mới, cải cách, hội nhập quốc tế.

(Còn tiếp)

Theo Hoàng Ngọc

Vietnamnet

(Xem tiếp Phần 2, Ngoại giao Việt Nam chuyển biến từ “ý thức hệ” sang “lợi ích” ra sao, những vấn đề gì đặt ra với Việt Nam trong hiện tại và tương lai).

Chỉ có ngoại giao thông minh mới hóa giải xung đột

Việt Nam không đủ tiền mua nhiều tàu ngầm, tên lửa, nhưng nếu có nhiều thì cũng không đẩy lùi được nguy cơ. Chỉ có ngoại giao thông minh mới giúp thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Chỉ có ngoại giao thông minh mới hóa giải xung đột - Hình 1

Nhiều quan chức, cán bộ kỳ cựu góp ý kiến tại hội thảo về 70 năm ngành ngoại giao Việt Nam. (Ảnh: Trúc Quỳnh).

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công nghệ (Bộ Công an), nói như vậy về vai trò của ngành ngoại giao trong bảo vệ Tổ quốc tại Hội thảo "70 năm ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 12/8 tại Hà Nội.

Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo về những thách thức mà Việt Nam nói chung và ngành ngoại giao nói riêng đang phải đối mặt, ông Cương cho rằng, việc mua vũ khí cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng nghiên cứu để có đối sách ngoại giao đúng đắn. Theo ông, Việt Nam đã xác định lợi ích quốc gia mới là trên hết. Thiếu tướng Cương cho rằng, Việt Nam nên đặc biệt quan tâm ổn định, phát triển quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Mỹ... Theo ông, thúc đẩy quan hệ với Mỹ cũng là phát triển quan hệ với Nhật Bản, với Liên minh châu Âu...

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới, cho rằng, chính bước chuyển tư duy từ việc xem Mỹ từ kẻ thù chuyển thành đối tác đã giúp Việt Nam thoát được bao vây cấm vận, dẫn đến hàng loạt thay đổi sau này. Ông Lược cho rằng, nếu Việt Nam lệch lạc trong xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc thì sẽ gặp vấn đề, từ đó ảnh hưởng cả đối nội. "Tôi nghĩ chúng ta đứng giữa hai cường quốc thì chỉ có hai cách: nghiêng hẳn về một phía hoặc cân bằng. Chủ trương của chúng ta là cân bằng", ông Lược nói.

Đổi mới cần theo kịp hội nhập

Về những thách thức khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, ông Lược cho rằng, một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là Việt Nam đã ký đến 15 hiệp định tự do thương mại (FTA) và đang đàm phán 8 FTA, sắp tới có thể tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cho rằng, có lẽ Việt Nam là một trong những nước ký kết FTA nhiều nhất, nhưng đổi mới bên trong lại không theo kịp.

Ký kết các FTA, Việt Nam phải bỏ các hàng rào phi thuế quan và giảm hàng rào thuế quan xuống dần dần bằng 0. Nghĩa là hàng rào bảo hộ sẽ không còn nữa, và nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh với các nền kinh tế mà Việt Nam ký FTA. Ông Lược cho rằng, đây không chỉ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà còn có cạnh tranh giữa các chính phủ, giữa các thể chế, trong khi thể chế của Việt Nam còn nhiều bất cập, đổi mới chậm.

"Vừa rồi chúng ta đổi mới thủ tục hải quan, giảm thủ tục hành chính, nhưng những điểm đó chưa phải cơ bản, mà cơ chế xin-cho ở nước ta còn rất nặng nề. Do vậy, tôi cho rằng, chúng ta ký rất nhiều FTA, nhưng đổi mới trong nước chậm. Mà đổi mới chậm như vậy, chúng ta phải dè chừng sẽ thua thiệt", ông Lược nói.

Ông Lược nói rằng, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nên chú trọng ngoại giao công nghệ để cải thiện nền kinh tế thiếu tính sáng tạo. Theo ông, Việt Nam đang nhập rất nhiều loại hàng hóa, nhưng chưa nhập bằng phát minh, sáng chế, trong khi Nhật Bản, Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ đô la Mỹ nhập bằng phát minh, sáng chế.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng, sau 30 năm Đổi mới, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng khó lường, Việt Nam tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và phức tạp về đối ngoại. Nhiệm vụ "giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới" đặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hôm nay trước những yêu cầu mới. Những định hướng trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng về hội nhập quốc tế, đưa quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Việt Nam tích cực chủ động trong hợp tác khu vực, nhất là trong ASEAN, và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước cũng phải được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả hơn, với sự đồng thuận rộng lớn hơn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nói.

Theo Trúc Quỳnh

Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thậtHé lộ cách cung nữ thỏa nhu cầu "sinh lý", nhiều điều khó tin nhưng có thật
17:42:53 03/05/2025
Ông Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàngÔng Trump đăng ảnh "chế" mặc trang phục giống giáo hoàng
16:16:45 03/05/2025
Trung Quốc: Mỹ đã liên hệ để đàm phán thuế quanTrung Quốc: Mỹ đã liên hệ để đàm phán thuế quan
22:18:40 02/05/2025
Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phánNga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán
05:51:25 04/05/2025
Cái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tinCái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tin
18:35:50 02/05/2025
Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho UkraineNga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine
18:17:28 02/05/2025
Chính sách thương mại và thuế quan của Mỹ định hình lại thị trường toàn cầuChính sách thương mại và thuế quan của Mỹ định hình lại thị trường toàn cầu
19:35:54 03/05/2025
Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?
07:54:31 03/05/2025

Tin đang nóng

Gặp lại chồng cũ trong đám cưới bạn, anh ta ngỡ ngàng nhìn tôi rồi đuổi theo tới bãi đỗ xe để hỏi một câu vô cùng "ngớ ngẩn"Gặp lại chồng cũ trong đám cưới bạn, anh ta ngỡ ngàng nhìn tôi rồi đuổi theo tới bãi đỗ xe để hỏi một câu vô cùng "ngớ ngẩn"
08:14:14 04/05/2025
6 nữ thần phim Hàn khiến khán giả "nghẹt thở" bằng 1 vũ khí thầm lặng: Son Ye Jin từng khiến cả châu Á ám ảnh6 nữ thần phim Hàn khiến khán giả "nghẹt thở" bằng 1 vũ khí thầm lặng: Son Ye Jin từng khiến cả châu Á ám ảnh
06:07:55 04/05/2025
Sao Việt 4/5: Kim Lý thân thiết bên con riêng của vợ, Đỗ Thị Hà đẹp rạng ngờiSao Việt 4/5: Kim Lý thân thiết bên con riêng của vợ, Đỗ Thị Hà đẹp rạng ngời
08:00:04 04/05/2025
Tranh cãi nam thần hạng A đã có vợ con "say nắng" mỹ nữ kém 27 tuổi, ngại đỏ cả tai ở sự kiệnTranh cãi nam thần hạng A đã có vợ con "say nắng" mỹ nữ kém 27 tuổi, ngại đỏ cả tai ở sự kiện
07:40:22 04/05/2025
Doãn Hải My gây sốt với khí chất tiểu thư "lá ngọc cành vàng", nhìn sang mẹ vợ Văn Hậu đủ thấy "gen đỉnh cỡ nào"Doãn Hải My gây sốt với khí chất tiểu thư "lá ngọc cành vàng", nhìn sang mẹ vợ Văn Hậu đủ thấy "gen đỉnh cỡ nào"
07:31:51 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm nàyHậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
08:54:34 04/05/2025
Con cả im bặt trong sinh nhật tuổi 50 của David Beckham giữa mâu thuẫn gia đình, cả nhà lo sợ điều "tồi tệ"Con cả im bặt trong sinh nhật tuổi 50 của David Beckham giữa mâu thuẫn gia đình, cả nhà lo sợ điều "tồi tệ"
07:34:27 04/05/2025
HOT: Hoa hậu Thanh Thuỷ lên tiếng về bức ảnh lộ chuyện hẹn hò, bật mí hành trình nửa năm đương nhiệm Hoa hậu Quốc tếHOT: Hoa hậu Thanh Thuỷ lên tiếng về bức ảnh lộ chuyện hẹn hò, bật mí hành trình nửa năm đương nhiệm Hoa hậu Quốc tế
06:19:08 04/05/2025

Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

07:00:34 04/05/2025
Tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ rằng thương vụ này hỗ trợ mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ phản ánh mục tiêu lớn hơn: thúc đẩy ổn định ở châu Âu thông qua một lực lượng không quân Ukraine có năng lực.
Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

07:00:07 04/05/2025
Trên trang X, Thủ tướng Starmer cho biết, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác cùng nhau vì những tham vọng chung , đồng thời ca ngợi sự hợp tác về quốc phòng và thỏa thuận an ninh AUKUS chung của hai nước với Mỹ.
Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

06:18:36 04/05/2025
Thị trường đã nhanh chóng nhận ra điều này, khiến chỉ số chứng khoán S&P 500 ghi nhận hiệu suất 100 ngày đầu tiên tệ nhất dưới thời Trump so với bất kỳ tổng thống nào trong 5 thập kỷ qua.
Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

06:16:13 04/05/2025
Việc cung cấp phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao và dịch vụ sửa chữa-hồi hoàn nhằm giảm thiểu thời gian dừng hoạt động, trong khi trang thiết bị mặt đất sẽ giúp vận hành hiệu quả tại các căn cứ không quân Ukraine.
Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

06:13:03 04/05/2025
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, cần sớm có bước đột phá thực sự trong cuộc xung đột, nếu không Tổng thống Trump sẽ thu hẹp nỗ lực chấm dứt xung đột.
Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

06:12:36 04/05/2025
Các phán quyết từ Tòa án Tối cao và nhiều tòa án cấp dưới đều thể hiện lập trường nhất quán rằng chính phủ không được lạm dụng quyền lực hành pháp để phớt lờ các nguyên tắc tố tụng cơ bản.
Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

06:07:28 04/05/2025
Mỹ và các quốc gia phương Tây từ lâu cáo buộc Iran theo đuổi vũ khí hạt nhân điều mà Tehran luôn bác bỏ, đồng thời khẳng định rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích dân sự.
OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

05:58:52 04/05/2025
Tuyên bố trên được đưa ra khi các nước thành viên OPEC+ họp trực tuyến cùng ngày. Trước đó, 8 nước cũng quyết định tăng sản lượng cao hơn kế hoạch ở mức 411.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Thủ tướng Yemen từ chức

Thủ tướng Yemen từ chức

05:44:50 04/05/2025
Tình hình ở Yemen ngày càng trở nên phức tạp sau các cuộc tấn công trên biển và xuyên biên giới của Houthi vào Israel, để bày tỏ ủng hộ Phong trào Hamas ở Dải Gaza. Đáp lại, Israel và Mỹ cũng liên tiếp tiến hành các cuộc không kích nhằm...
Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

05:39:35 04/05/2025
Ủy ban là một phần trong kế hoạch tái thiết và phục hồi Gaza do Ai Cập đề xuất và cũng đã được các quốc gia Arập, Hồi giáo cùng các bên quốc tế khác nhất trí thông qua tại Cairo hồi tháng 3 vừa qua.
Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

05:37:12 04/05/2025
Trong một thông báo, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Thông báo nêu rõ: Biện pháp hạn chế này được áp dụng vì lợi ích an ninh quốc gia và chính sách công .
Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot

05:25:59 04/05/2025
Đồng thời, áp lực lên Hy Lạp cho thấy Mỹ đang khuyến khích các đồng minh châu Âu đảm nhận trách nhiệm lớn hơn, từ đó bảo toàn nguồn lực của các đồng minh Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cho các kịch bản xung đột khác.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom

Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom

Thế giới số

10:21:11 04/05/2025
Theo thông báo từ SK Telecom, thông tin bị rò rỉ chủ yếu liên quan đến dữ liệu trên thẻ SIM (USIM) của người dùng, bao gồm số điện thoại và mã định danh thiết bị (IMEI).
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?

iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?

Đồ 2-tek

10:11:13 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max được cho là 2 mẫu cao cấp sắp ra mắt có những nâng cấp vượt trội, đặc biệt là hệ thống camera. Loạt iPhone 17 sẽ được Apple ra mắt vào mùa thu năm nay. Các mẫu iPhone mới dự kiến sẽ gồm: iPhone 17, iPhone 17 ...
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?

Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?

Làm đẹp

10:07:09 04/05/2025
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo hiệu quả và lợi ích lâu dài của nhiều quy trình chăm sóc da tự làm từ thiên nhiên là chưa được chứng minh.
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù

Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù

Netizen

09:53:13 04/05/2025
Làm việc xuyên đêm, thiếu ngủ suốt 4 năm khiến Tuyết Hân (26 tuổi) quyết định nghỉ công việc lương cao. Cô dành thời gian phục hồi sức khỏe và học kỹ năng mới.
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

09:44:02 04/05/2025
Tại Hội thảo, ông Benjamin Ping, Tổng giám đốc Takeda Việt Nam, nhấn mạnh: "Phòng ngừa sốt xuất huyết cần tiếp cận từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên.
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham

Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham

Sao thể thao

09:36:41 04/05/2025
Tiệc sinh nhật lần thứ 50 của cựu danh thủ Anh diễn ra tại nhà hàng xa hoa ở trung tâm London. Sự kiện quy tụ dàn sao đình đám tới tham dự.
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm

Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm

Góc tâm tình

09:20:31 04/05/2025
Tôi đứng bật dậy, giọng run lên vì giận: Chị nói cho cẩn thận . Tôi là sinh viên năm 3, học đại học ở Hà Nội. Nhà tôi ở quê, cách đây gần trăm cây số.
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ

Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ

Du lịch

09:14:43 04/05/2025
Lauterbrunnen là ngôi làng nằm trong thung lũng cùng tên ở Thụy Sĩ. Vào mùa Xuân, cảnh quan nơi đây chuyển mình với đồi cỏ xanh, bầu trời quang đãng và tuyết vẫn còn bao phủ các đỉnh núi.
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối

Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối

Phim châu á

09:03:41 04/05/2025
Tuổi Trẻ Của Tháng 5 trở thành một trong những bộ phim lãng mạn Hàn xuất sắc mà những ai thích thể loại phim bi nhất định phải xem.
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?

Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?

Hậu trường phim

09:00:57 04/05/2025
Cả 2 bộ phim của Victor Vũ lẫn Lý Hải đều đang đứng trước cơn bão dư luận nhưng điều đó có khiến họ bị ảnh hưởng?
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?

HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?

Sao việt

08:57:14 04/05/2025
Nhiều chi tiết đáng ngờ như đồ đôi, phụ kiện cặp hay quần áo tương tự nhau giữa Kỳ Duyên và Thiên Ân bị thánh soi chỉ ra, từ đó tin đồn yêu đồng giới một lần nữa gây bàn tán.