Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, sau khi đổ bộ, cơn bão Helene đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên khắp các bang phía Đông Nam nước Mỹ, gây mất điện trên diện rộng, lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực rộng lớn, làm hư hại nhiều hạ tầng.
Mặc dù đã có kinh nghiệm phòng các cơn bão lớn, song biến đổi khí hậu khiến công tác chống bão tại Mỹ đối mặt với một số khó khăn.
Bão Helene gây ra mưa lớn và ngập lụt ở một số khu vực. Ảnh: Reuters
Mỹ là quốc gia thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn như: Katrina (2005), Sandy (2012), và gần đây là cơn bão Ian (2022)… ở các vùng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh Mexico. Những cơn bão này đã để lại hậu quả tàn khốc về cả người và tài sản. Sức tàn phá của bão Helene đang gây lo ngại về khả năng tái diễn những thiệt hại nặng nề giống như các cơn bão trước. Do đó, việc phòng chống và chuẩn bị tốt cho các cơn bão lớn là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ người và tài sản.
Việc theo dõi thông tin bão là một trong yếu tố quan trọng trong việc phòng chống thiên tai. Các cơ quan chính phủ như: Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Trung tâm Bão Quốc gia (NHC) chuyên cung cấp thông tin chi tiết về sự hình thành và di chuyển của các cơn bão, liên tục cập nhật tình hình qua các phương tiện truyền thông, giúp người dân nắm bắt được đường đi, tốc độ và mức độ nguy hiểm của cơn bão. Việc này giúp người dân ở các khu vực có nguy cơ cao có thể chuẩn bị kịp thời, từ việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men cho đến việc tìm nơi trú ẩn an toàn.
Video đang HOT
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.
Bên cạnh việc tuân thủ các lệnh sơ tán để bảo đảm an toàn tính mạng, người dân cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ tài sản cá nhân như gia cố cửa sổ, di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn và tránh để xe cộ ở các khu vực dễ ngập.
Chính phủ Mỹ đầu tư rất nhiều vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng để đối phó với bão. Sau cơn bão Katrina năm 2005, hệ thống đê điều, cống thoát nước, và các công trình bảo vệ chống ngập lụt ở New Orleans đã được nâng cấp đáng kể. Tuy nhiên, không chỉ New Orleans, các thành phố ven biển khác cũng phải chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để ứng phó trước các cơn bão mạnh.
Mỹ cũng sử dụng công nghệ dự đoán và mô phỏng để chống bão, công nghệ hiện đại này đã cho phép các nhà khoa học sử dụng các mô hình trên máy tính để dự đoán đường đi và cường độ của bão với độ chính xác cao hơn. Cách mô phỏng này giúp cảnh báo sớm và tạo điều kiện cho chính quyền địa phương có thời gian để đưa ra các biện pháp đối phó.
Hiện nay bão Helene đang tiếp tục di chuyển về phía bờ biển phía Đông nước Mỹ. Theo các dự báo từ NHC, bão Helene có thể gây ra mưa lớn và ngập lụt ở một số khu vực, đe dọa đời sống của hàng triệu người dân. Tương tự như các cơn bão trước, chính quyền các bang trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão và chính quyền liên bang đã nhanh chóng ban hành các lệnh sơ tán và cung cấp thông tin cập nhật liên tục về tình hình bão Helene.
Các biện pháp phòng chống mà chính phủ và người dân đang thực hiện trong cơn bão Helene cũng không khác nhiều so với các cơn bão lớn trước đây. Các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề đã được cảnh báo sớm, trong khi các biện pháp như gia cố nhà cửa, sơ tán người dân và chuẩn bị cơ sở hạ tầng đang được thực hiện. Các đội cứu hộ cũng đã được triển khai để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.
Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, các cơn bão như Helene có thể ngày càng mạnh hơn và khó dự đoán hơn. Điều này đòi hỏi Mỹ phải tiếp tục đầu tư vào các biện pháp phòng chống bão dài hạn, bao gồm cả việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao khả năng dự đoán của các hệ thống khí tượng.
Đặc phái viên Mỹ về Biến đổi Khí hậu dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, Todd Stern từng cảnh báo: “Càng chậm trễ hành động chống biến đổi khí hậu, càng khó để tránh những tác động tồi tệ nhất”.
Việc phòng chống các cơn bão lớn ở Mỹ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ chính phủ, các tổ chức và từng cá nhân. Từ việc theo dõi thông tin, thực hiện sơ tán đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại. Cơn bão Helene chính là lời nhắc nhở rằng dù đã được dự đoán tốt hơn, nhưng sự chuẩn bị và cảnh giác vẫn là yếu tố quyết định trong việc bảo vệ cộng đồng trước thiên tai.
Bão mạnh Helene đổ bộ Mỹ, nguy cơ gây thiệt hại lớn
Sáng 27/9 (theo giờ Việt Nam), bão Helene đã đổ bộ vào khu vực Big Bend thuộc bờ biển phía Tây Bắc bang Florida (Mỹ) với cường độ đạt cấp 4 trong thang bão 5 cấp của nước này.
Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ Florida, làm dấy lên lo ngại nguy cơ lũ lụt cùng thiệt hại về người và tài sản trên diện rộng.
Trung tâm Bão quốc gia (NHC) của Mỹ cho biết bão Helene đổ bộ vào Florida, với sức gió duy trì khoảng 209 km/h. Ngay cả trước khi đổ bộ, cơn bão này đã gây ngập lụt khu vực bờ Vịnh Mexico và khiến ít nhất 1 triệu người ở Floria rơi vào cảnh mất điện. NHC dự báo sau khi đổ bộ vào bờ biển Florida, Helene sẽ di chuyển chậm hơn qua Thung lũng Tennessee trong hai ngày 27 và 28/9.
Hiện các trận mưa lớn đang diễn ra tại một số vùng ven biển Florida, thậm chí cả ở bang Georgia, South Carolina, khu vực trung tâm và phía Tây bang North Carolina cũng như một số vùng của bang Tennessee. Thống đốc Florida Ron DeSantis xác nhận ít nhất 1 trường hợp thiệt mạng do bão Helene.
Trước đó, tại hạt Pinellas, nằm trên bán đảo bao quanh là Vịnh Tampa và Vịnh Mexico, các tuyến đường đã ngập trong biển nước. Nhà chức trách cảnh báo hậu quả của bão Helene có thể nghiêm trọng như bão Idalia đổ bộ vào năm ngoái.
Các chuyên gia thời tiết dự báo Helene sẽ vẫn là một cơn bão mạnh khi tràn qua khu vực Macon, bang Georgia, trong ngày 27/9. Cơn bão này có thể gây ra lượng mưa lớn, lên tới 305mm, thậm chí tàn phá vụ mùa bông và hồ đào đang trong mùa thu hoạch ở bang này.
Mỹ: Khẩn trương ứng phó với cơn bão mạnh Helene Ngày 25/9, Phó Giám đốc Trung tâm Bão quốc gia (NHC) Mỹ Jamie Rhome cho biết bão Helene có thể mạnh lên cấp 4 trong thang bão 5 cấp, với sức gió có thể lên tới 251 km/h. Ảnh tư liệu: AP/TTXVN Trước đó 1 ngày, bão Helene đã đi vào Vịnh Mexico và mạnh lên khi gặp vùng nước ấm trên vịnh....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump chuẩn bị công bố thỏa thuận thương mại với Anh

Iran bác bỏ báo cáo về đề xuất đàm phán trực tiếp với Mỹ

Lý do Fed đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương khác về lãi suất

Châu Âu khát khoáng sản, Romania nắm 'tấm vé vàng' nhờ kho báu bị lãng quên

EU đẩy nhanh đàm phán thương mại tự do với châu Á

Thỏa thuận vũ khí táo bạo của Hàn Quốc thách thức sự kiểm soát từ Mỹ với quốc phòng Canada

Mỹ hé lộ bước đi ngoại giao mới đối với Vùng Vịnh

80 năm Chiến thắng phát xít: Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp đặc biệt

Liệu Ấn Độ - Pakistan có kịp lùi khỏi miệng vực chiến tranh?

Gần 20 bang kiện chính quyền Mỹ về việc thay đổi chính sách mở rộng trạm sạc xe điện

Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza

Tín hiệu mới cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Có thể bạn quan tâm

Video tóm gọn Kim Woo Bin và Shin Min Ah giữa nghi vấn chia tay, chỉ 5 giây gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
17:56:53 08/05/2025
Khởi tố Tiktoker Lê Việt Hùng tội Cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
17:55:50 08/05/2025
Lộ Lộ: 2 lần kết hôn, 1 lần cưới vợ 1 lần lấy chồng, U40 thi hoa hậu chuyển giới
Sao việt
17:49:23 08/05/2025
Nga Sumo: Nhỏ con nhưng dạ dày không đáy, ăn 15kg lòng se điếu, sức khỏe ra sao?
Netizen
17:41:40 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Ẩm thực
16:35:59 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
