Bài tập vận động tốt cho người mắc hội chứng Noonan
Hội chứng Noonan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể…
Người bệnh có thể gặp hạn chế về thể chất nhưng các bài tập vận động nếu được áp dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ xương khớp, góp phần giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Lợi ích của tập vận động với người mắc hội chứng Noonan
Người mắc hội chứng Noonan thường biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau như đặc điểm khuôn mặt đặc trưng mắt to và xa nhau, mí mắt rũ, tai thấp và xoay ngược, hàm nhỏ, sống mũi tẹt… Bên cạnh đó là các dị tật tim bẩm sinh, tầm vóc thấp, các dị thường ở hệ bạch huyết, vấn đề về đông máu, phát triển trí tuệ…
Mặc dù người mắc hội chứng Noonan có thể gặp hạn chế về thể chất nhưng tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi cá nhân, các bài tập vận động nếu được áp dụng đúng cách, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ xương khớp từ đó góp phần giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các bài tập vận động nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện sự linh hoạt cho người bệnh, đặc biệt là những người bệnh có giảm trương lực cơ.
Một số người mắc hội chứng Noonan có thể gặp các vấn đề về tim mạch, các bài tập vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe chậm được chứng minh là có thể giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch, giúp duy trì sức khỏe hệ tim mạch mà không gây quá tải.
Người mắc hội chứng Noonan có thể gặp một số khó khăn về vận động tinh và thô, một số bài tập có thể thiết kế giúp cải thiện kỹ năng vận động, giúp người bệnh tăng cường sự phối hợp trong vận động.
Bên cạnh các lợi ích về sức khỏe thể chất, các bài tập, đặc biệt là các hoạt động thể chất theo nhóm, có thể giúp người mắc hội chứng Noonan tự tin hơn, giảm căng thẳng và tăng kết nối xã hội.
Các bài tập vận động đúng cách giúp người mắc hội chứng Noonan cải thiện sức khỏe.
2. Một số bài tập tốt cho người mắc hội chứng Noonan
2.1 Bài tập thở sâu và thư giãn
Người bệnh ngồi thoải mái, hít sâu qua mũi, giữ hơi thở trong vài giây rồi từ từ thở ra qua miệng. Lặp lại 10-20 lần. Đây là bài tập có thể thực hiện đối với hầu hết người mắc hội chứng Noonan, giúp cải thiện chứng năng hô hấp, tuần hoàn và giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
2.2 Các bài tập hỗ trợ tim mạch
- Đạp xe: Người bệnh mắc hội chứng Noonan có thể đi bộ chậm hoặc đạp xe nhẹ nhàng 15-30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu mà không gây áp lực quá lớn lên tim.
- Bơi lội: Người bệnh cũng có thể lựa chọn bơi lội nhẹ nhàng. Bơi lội một mặt giúp hỗ trợ cải thiện hệ tim mạch mặt khác lại là cách để giảm áp lực lên khớp.
Video đang HOT
- Yoga: Bên cạnh đó các bài tập yoga hoặc tập thái cực quyền cũng được chứng minh là giúp kiểm soát hơi thở, tốt cho hệ tim mạch và tăng cường sự linh hoạt. Người bệnh có thể thực hiện một số tư thế yoga nhẹ nhàng như tư thế em bé, tư thế cây cầu, tư thế ngồi thiền, tư thế con mèo – con bò…
Đi bộ chậm giúp người bệnh mắc hội chứng Noonan cải thiện sức khỏe tim mạch.
2.3 Các bài tập giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp
- Bài tập đứng lên từ ghế: Người bệnh ngồi trên ghế, từ từ đứng lên rồi từ từ ngồi xuống, lặp lại khoảng 10 lần.
- Bài tập nắm bóng: Người bệnh dùng tay bóp quả bóng cao su mềm để tăng cường sức của bàn tay.
Đây là các bài tập giúp người mắc hội chứng Noonan cải thiện tình trạng giảm trương lực cơ, tăng sức bền.
Bài tập nắm bóng giúp người mắc hội chứng Noonan tăng cường sức bền.
2.4 Bài tập kéo giãn cơ và thư giãn
Các bài tập này rất hữu ích trong việc giúp người bệnh mắc hội chứng Noonan cải thiện sự linh hoạt và thư giãn cơ bắp.
- Bài tập xoay nhẹ nhàng các khớp: Người bệnh vận động, nhẹ nhàng xoay cổ, khớp vai, cổ tay, hông, cổ chân.
- Bài tập kéo giãn cơ bắp chân: Đứng thẳng, tựa tay vào tường, một chân đưa ra sau, ấn gót chân xuống để kéo căng cơ.
- Bài tập kéo giãn cánh tay: Người bệnh đưa tay trái vắt ngang ngực sang bên phải, dùng tay phải giữ tay trái và kéo căng cơ vai; giữ tư thế từ 3-5 giây rồi đổi bên.
Cách thực hiện bài tập kéo giãn cánh tay.
2.5 Các bài tập tăng cường thăng bằng và phối hợp vận động
- Bài tập đứng trên một chân: Đứng trên một chân, giữ thăng bằng trong 10-15 giây, sau đó đổi chân.
- Chơi bóng nhẹ: Tung và bắt bóng chậm để luyện phản xạ.
- Bước ngang: Đứng thẳng, bước ngang từ từ sang hai bên.
Các bài tập này sẽ giúp người mắc hội chứng Noonan cải thiện khả năng vận động, rèn luyện khả năng di chuyển và hỗ trợ kiểm soát cơ thể.
Đứng trên một chân giúp người mắc hội chứng Noonan cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
3. Một số lưu ý khi tập vận động đối với người mắc hội chứng Noonan
Người mắc hội chứng Noonan nên kiểm tra sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện, đặc biệt là những người có dị tật tim bẩm sinh, rối loạn đông máu và bất thường về cột sống hoặc xương khớp. Người bệnh có thể thực hiện các bài kiểm tra thể chất để lượng giá và xác định bài tập phù hợp.
Tránh tập luyện quá sức: Người mắc hội chứng Noonan nên tập ở cường độ vừa phải, phù hợp với thể trạng của từng cá nhân, tránh những động tác mạnh có thể gây tăng áp lực lên hệ tim mạch hoặc chấn thương.
Trước khi tập vận động người bệnh cần khởi động trước với những động tác nhẹ nhàng và chú ý đề phòng các chấn thương do té ngã, va đập mạnh trong khi tập luyện.
Khi có các triệu chứng nặng của bệnh, cảm thấy mệt mỏi, sốt, các bất thường hệ tim mạch người mắc hội chứng Noonan không nên tập luyện mà nên nghỉ ngơi, chỉ tập luyện khi các triệu chứng đã ổn định và được bác sĩ cho phép.
Kết hợp việc tập luyện với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Các bài tập không được sử dụng để thay thế các chỉ định điều trị y khoa.
Đối với người mắc các dị tật tim bẩm sinh cần đặc biệt lưu ý tránh các bài tập gây tăng nhịp tim nhanh và đột ngột, uống đủ nước, và dừng ngay các bài tập nếu có các dấu hiệu như chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, tim đập nhanh.
Khi cảm thấy mệt hoặc có các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau ngực, người bệnh nên dừng bài tập và nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng khó chịu trở nên nặng hơn cần báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Bắt đầu ngày mới bằng một bài tập đơn giản như chống đẩy có thể mang lại những lợi ích ngạc nhiên cho sức khỏe và thể lực tổng thể.
Chống đẩy là bài tập thể dục tác động đến nhiều nhóm cơ, cải thiện sức mạnh và tăng cường sức bền. Trong khi nhiều người cho rằng chống đẩy đòi hỏi phải lặp lại nhiều lần mới có hiệu quả, thì ngay cả khi chỉ thực hiện 20 lần mỗi sáng cũng có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất. Thói quen nhỏ này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức mạnh cho phần thân trên và góp phần cải thiện tư thế.
Dưới đây là những lý do tại sao nên thực hiện 20 lần chống đẩy mỗi sáng:
1. Chống đẩy giúp tăng cường sức mạnh phần thân trên
Chỉ cần chống đẩy 20 lần vào buổi sáng nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chống đẩy chủ yếu nhắm vào ngực, vai và cơ tam đầu, khiến chúng trở thành một trong những bài tập tốt nhất cho sức mạnh của thân trên. Thực hiện thường xuyên 20 lần chống đẩy mỗi sáng, giúp duy trì trương lực cơ và cải thiện sức bền. Cơ thân trên khỏe hơn góp phần cải thiện tư thế, giảm nguy cơ chấn thương và hỗ trợ các hoạt động hàng ngày như nâng và mang đồ vật dễ dàng.
2. Cải thiện cơ cốt lõi
Mặc dù chống đẩy thường được coi là bài tập cho phần thân trên, nhưng chúng cũng tác động đến các cơ cốt lõi. Giữ cơ thể ở tư thế thẳng trong khi thực hiện động tác sẽ kích hoạt các cơ bụng, lưng dưới và cơ liên sườn.
Theo thời gian, điều này cải thiện sự ổn định của phần cốt lõi, dẫn đến sự cân bằng tốt hơn và giảm căng thẳng cho phần lưng dưới. Một phần cốt lõi khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tư thế và tăng cường sự phối hợp toàn bộ cơ thể.
3. Giúp trái tim khỏe mạnh
Chống đẩy không chỉ giúp tăng cơ mà còn có lợi cho hệ tim mạch. Thực hiện chống đẩy làm tăng nhịp tim, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy lưu thông oxy tốt hơn khắp cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có thể chống đẩy ở mức độ vừa phải mỗi ngày có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim thấp hơn. Thực hiện thói quen đơn giản này mỗi sáng giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và duy trì thể lực tim mạch tổng thể.
4. Cải thiện quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo
Thực hiện chống đẩy vào buổi sáng giúp khởi động quá trình trao đổi chất tốt hơn. Chống đẩy tác động đến nhiều nhóm cơ cùng một lúc nên đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, dẫn đến tăng lượng calo đốt cháy. Điều này giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và hỗ trợ giảm mỡ theo thời gian.
Ngoài ra, việc xây dựng khối lượng cơ góp phần vào tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi cao hơn, nghĩa là cơ thể vẫn tiếp tục đốt cháy calo ngay cả sau khi quá trình tập luyện kết thúc.
5. Tăng cường sức khỏe xương khớp
Các bài tập chịu trọng lượng như chống đẩy giúp duy trì xương và khớp chắc khỏe. Chống đẩy thường xuyên tạo áp lực có kiểm soát lên xương, kích thích mật độ xương và giảm nguy cơ mắc các tình trạng như loãng xương.
Ngoài ra, chống đẩy cải thiện sự ổn định của khớp, đặc biệt là ở vai và cổ tay, giảm khả năng chấn thương. Giữ cho khớp chắc khỏe đảm bảo khả năng vận động và tính linh hoạt tổng thể tốt hơn khi cơ thể già đi.
Bài tập cho người hoại tử vô mạch Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân hoại tử vô mạch. Việc thực hiện các bài tập phù hợp giúp duy trì sự linh hoạt của khớp, giảm đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển. 1. Vai trò của tập luyện đối với người hoại tử vô mạch Hoại tử vô...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
Thế giới
17:45:17 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025
Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
13:53:33 30/04/2025