Bạn đã biết chọn ngành học?
Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực của bản thân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội là mục đích để thí sinh lựa chọn ngành nghề. Vậy chọn ngành học thì yếu tố nào quan trọng nhất?
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.3, Báo Thanh Niên phối hợp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình chủ đề ‘Chọn ngành đại học: Yếu tố nào quan trọng nhất?’.
Chương trình được phát sóng các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Tham dự chương trình, các khách mời sẽ giúp học sinh giải đáp những băn khoăn đặt ra trong việc chọn ngành học ĐH. Đặc biệt là trước những mâu thuẫn thường thấy giữa mong muốn và năng lực, sở thích và nhu cầu thực tế, quan điểm của cá nhân và kỳ vọng của gia đình.
Chuyên gia tham gia chương trình gồm: Thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo; Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM; Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.
14:41
Chào mừng các bạn đến với chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành đại học: Yếu tố nào quan trọng nhất?
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Fanpage facebook Báo Thanh Niên và kênh YouTube. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Thưa các bạn, thông tin về dịch bệnh Covid-19 đang là tâm điểm của những sự kiện diễn ra hiện nay, là mối quan tâm của tất cả mọi người. Giáo dục cũng bị ảnh hưởng khi trường học đóng cửa, chương trình học ít nhiều có sự thay đổi. Với các học sinh lớp 12 năm nay việc học, thi, tư vấn ngành nghề… cũng có nhiều tác động.
Cho dù Bộ GD-ĐT có tiếp tục lùi khung thời gian năm học, kỳ thi THPT quốc gia hay không thì học sinh vẫn phải chọn ngành học để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong thời gian tới.
Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội, ra trường tìm được việc làm phù hợp nuôi sống bản thân, gia đình và nuôi dưỡng những hoài bão của mình là mục đích quan trọng nhất để thí sinh lựa chọn ngành nghề học tập. Nhận rõ tầm quan trọng của việc hướng nghiệp nên Báo Thanh Niên phối hợp cùng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM , Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM thực hiện buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề: Chọn ngành đại học: Yếu tố nào quan trọng nhất?
Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
- Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Công nghệTP.HCM
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM
Khách mời tham gia chương trình
14:45
Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo: Xung đột trong nội tại bản thân các em giữa việc các em yêu thích và khả năng làm được, giữa bản thân và những người xung quanh, giữa các em và những gì diễn ra trong cuộc sống thực tế.
Trong nghề nghiệp mỗi người bị thu hút bởi 3-5 ngành nghề khác nhau nhưng khả năng còn liên quan đến tố chất, khả năng học tập, điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. Ít bạn nào đặt câu hỏi mình làm được cái gì, năng lực mình ở nhóm ngành nào công việc nào? Phải có điểm giao thoa giữa cái thích và cái làm được. Khi tìm được rồi thì có khi lại xung đột với cha mẹ, ông bà. Thế hệ trên có góc nhìn riêng và luôn muốn cái tốt nhất cho con em, nhưng đó có phải cái mà các em đam mê không lại là câu chuyện khác.
Trong nghề nghiệp mỗi người bị thu hút bởi 3-5 ngành nghề khác nhau nhưng khả năng còn liên quan đến tố chất, khả năng học tập, điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh gia đình
Cũng có thể các bạn thích, làm được nhưng trên thực tế nhu cầu nhân lực ngành nghề đó có nhiều hay không…
Tại sao có những xung đột này? Do thiếu thông tin về ngành nghề, thị trường và thiếu sự hiểu biết về chính bản thân: năng lực, đam mê, sở thích. Bản thân các em không biết mình thích gì, có điểm mạnh gì, kể cả học sinh có học lực tốt và học lực thấp đều có thể rơi vào tình huống này. Phải lắng nghe và quan sát cuộc sống để biết đâu là ưu điểm của mình.
Thông tin thì nhiều nhưng thông tin chính xác thì cần có kỹ năng mới chọn lọc được. Việc chọn ngành quá quan trọng nhưng cũng không dễ dàng. Chính vì thế cần phải giải quyết những mâu thuẫn để chọn được ngành phù hợp.
14:47
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Việc lựa chọn ngành nghề rất quan trọng. Đầu tiên là quyết định ngành nghề các bạn theo học trong những năm ĐH. Nó cũng liên quan nghề nghiệp sau này bạn sẽ gắn bó và nhiều mối quan hệ trong tương lai.
Vì thế, điều đầu tiên là các bạn đầu tư tìm hiểu năng lực, sở thích bản thân cũng như nền kinh tế – xã hội của ngành nghề, của đất nước…
Các bạn phải có chọn lựa từ rất sớm. Các bạn cần tìm hiểu từ lớp 10, 11 về ngành nghề, sau đó đến lớp 12 chọn lọc và lựa chọn.
Nhiều bạn đăng ký rất nhiều ngành học vì hồ sơ không khống chế số lượng nguyện vọng. Mỗi năm, có nhiều bạn điều chỉnh nguyện vọng, ngoài việc sai sót thì có nhiều bạn thay đổi ngành học đã lựa chọn từ ban đầu. Đôi khi vì đảm bảo khả năng trúng tuyển ĐH mà các bạn chọn ngành không thích, dẫn đến đầu tư công sức, nỗ lực ngành nghề rất khó khăn, ảnh hưởng nhiều hệ lụy sau này.
14:52
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Hiện nay học sinh đang nghỉ vì dịch Covid-19, nhưng chuyện chọn ngành nghề cho tương lai vẫn phải làm và là chuyện cả đời. Nếu có khả năng nhận diện bản thân tốt, các bạn học sinh sẽ lựa chọn ngành phù hợp hơn, đỡ mất thời gian, công sức, tiền bạc.
Ít nhất có 3 điểm quan trọng với người chọn ngành nghề: phẩm chất cá nhân, tính vừa sức, hiểu rõ ngành nghề.
Phẩm chất cá nhân: các bạn có thể phải dùng một số kênh công cụ để tìm ra phẩm chất cá nhân vì ở lứa tuổi 17-18 thì chưa có trải nghiệm nhiều. Cũng cần có quan sát, trải nghiệm, tìm hiểu.
Các bạn cũng nên có sự tham chiếu từ chuyên gia, thầy cô, người làm trong lĩnh vực mình muốn lựa chọn.
Tính vừa sức: bậc học nào, trường nào, vừa sức tài chính (học phí).
Tìm hiểu ngành nghề: chọn mơ hồ thì bỏ sông bỏ biển. Vì mỗi ngành cần tố chất riêng.
15:00
Bạn đọc hỏi: Khi chọn ngành nghề thì nên chọn theo năng lực hay đam mê hay ngành đang là xu hướng của xã hội? Em thích tài chính ngân hàng nhưng không giỏi tính toán thì phải làm sao?
Ba mẹ muốn em học dược để ổn định nhưng em muốn học marketing vì em thấy em phù hợp và xu hướng thị trường lao động cũng cần nhân lực ngành này?
Em rụt rè và ít nói không thích tiếp xúc người lạ vậy học công nghệ ô tô có cần giao tiếp tốt không?
Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo: Các em cần lưu ý thông tin về ngành nghề. Học một ngành ra nhưng các em có thể làm nhiều nghề hoặc vị trí công việc khác nhau. Sẽ có sự giao thoa giữa mong muốn của các em với năng lực của bản thân, mong muốn của các em với mong muốn của ba mẹ… Không phải học một ngành thì chỉ làm được một nghề, không nên đóng khung học công nghệ thông tin thì ra chỉ làm về công nghệ thông tin.
Thiếu một trong hai yếu tố sở thích và năng lực thì sẽ rất khó để theo đuổi một nghề nghiệp lâu dài. Khi em đậu ngành em thích nhưng khi học thực tế, em không đủ năng lực thì sẽ không thể tiếp tục. Cho dù nỗ lực để lấy được bằng tốt nghiệp nhưng sau này đi làm khó phát huy, có được thành tựu cao trong nghề nghiệp.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Luôn luôn có sự mâu thuẫn để đi đến quá trình lựa chọn. Quan trọng là thí sinh có sở thích nhiều nhất và năng lực ngành nào tốt hơn. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ về 2 ngành này. Ví dụ, học dược cần làm việc với thuốc, làm nhiều trong phòng thí nghiệm, cần chuẩn xác, giỏi các môn hóa, sinh… Ngành marketing cần sự năng động, sáng tạo, giao tiếp, ra quyết định, chăm sóc khách hàng để đưa ra chiến lược marketing…
Luôn luôn có sự mâu thuẫn để đi đến quá trình lựa chọn. Quan trọng là thí sinh có sở thích nhiều nhất và năng lực ngành nào tốt hơn
Sau khi có thông tin ngành nghề, cần xem xét bản thân mình, liệt kê bản thân có khả năng gì. Nếu khả năng bên ngành nào nhiều hơn thì có thể xem xét. Nhưng cũng cần có tìm hiểu, trải nghiệm, hỏi người đi trước để biết ngành nghề như thế nào. Vì ngành nào cũng có thu hút bên ngoài nhưng cũng có khó khăn bên trong.
Chắc chắn khi tìm hiểu kỹ, bạn sẽ quyết định được. Và khi đó, bạn sẽ có lý lẽ để thuyết phục gia đình.
Những ngành khối kỹ thuật công nghệ đòi hỏi khả năng giao tiếp ít hơn các ngành khối kinh tế, dịch vụ. Nhưng khi làm cũng cần có sự tương tác kết nối. Chẳng hạn khi làm dự án cũng cần làm việc cùng người khác.
Khi học, các trường cũng hỗ trợ thêm điều này. Như tại trường có các CLB, từ các hoạt động thì có sự tương tác, giúp các bạn phát triển kỹ năng giao tiếp.
15:13
Bạn đọc hỏi: Học nhóm ngành nhà hàng khách sạn, du lịch cần tố chất nào?
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Các bạn hỏi chọn ngành theo năng lực hay đam mê? Nhưng có nhiều bạn có năng lực nhưng chưa có đam mê, hoặc đam mê nhưng chưa xác định rõ năng lực. Ngành nào cũng cần đam mê, nhưng nếu đam mê không có năng lực thì giá trị hành nghề thành công không cao. Khi chưa xác định rõ thì ưu tiên năng lực trước. Sau đó sẽ điều chỉnh, định hướng trong quá trình hành nghề.
Không giỏi tính toán có làm ngân hàng được không? Cơ hội công việc ngành này đòi hỏi giỏi tính toán, đặc biệt cũng cần trí nhớ tốt. Nếu không giỏi tính toán có các phần mềm, công cụ hỗ trợ. Nhưng đó chỉ là một phần.
Với ngành marketing quản trị thương hiệu, nhãn hàng, truyền thông dịch vụ, quảng cáo thì học xong vẫn làm lĩnh vực dược được. Ví dụ làm quản trị marketing cho công ty dược. Hiện nay các ngành có tính liên ngành, có thể làm nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau.
Nhóm ngành du lịch, khách sạn, ăn uống cần yếu tố chung là năng động, nhạy bén, xử lý tình huống, thân thiện… thì mỗi ngành cần những tố chất riêng nữa. Như ngành du lịch cần sức khỏe tốt, hiểu về văn hóa lịch sử, có khả năng diễn đạt trình bày, thích di chuyển…
15:26
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Học ngành kế toán đòi hỏi cao sự chính xác, tỉ mỉ, chịu áp lực cao. Một sự sai số sẽ kéo theo rất nhiều về tài chính, ngân sách.
Ngành này có cơ hội nghề nghiệp cao. Trong các doanh nghiệp, bộ phận bắt buộc cần có là kế toán. Nhưng để làm lên đến vị trí tốt thì cần đầu tư, tích lũy trong việc học tập.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đào tạo đa ngành, với lĩnh vực kinh tế có các ngành kinh doanh thương mại, kinh doanh quốc tế, quản trị nhà hàng, du lịch, khách sạn… Các ngành nghề luôn có yêu cầu ngành nghề, có bạn ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhưng có bạn rất thành công, thăng tiến tốt. Khi các bạn có đam mê với nghề, với công việc thì sẽ có đãi ngộ tương xứng.
Nếu bạn không rành về vẽ, có ngành gần nào với ngành kiến trúc không? Với 2 ngành thiết kế đồ họa và thiết kế thời trang bắt buộc phải tham gia thi vẽ. Riêng với kiến trúc và thiết kế nội thất có thể chọn 2 tổ hợp không có môn vẽ là toán – văn – tiếng Anh và toán – văn – lý.
Khi theo học 2 ngành này, khả năng vẽ tay không đòi hỏi nhiều mà học trên máy, sử dụng ứng dụng trên máy tính nhiều. Là sự kết hợp giữa mỹ thuật và kỹ thuật. Bạn không thích kiến trúc lắm thì có thể cân nhắc ngành thiết kế nội thất. Tuy nhiên, 2 ngành này không khác biệt quá nhiều, nên có thể mở rộng ra sự lựa chọn hoặc nâng cao kỹ năng mỹ thuật của mình.
15:27
Bạn đọc Lê Thúy: Em là một cô bé hòa đồng, thích cho lời khuyên và chia sẻ với bạn bè. Các bạn khuyên em sau này nên làm tư vấn viên hoặc chuyên gia tâm lý nhưng em thích học kinh tế. Tính cách hơi hướng về xã hội và con người như vậy em có hợp với kinh tế không. Ví dụ sau một năm học không phù hợp thì em có thể chuyển ngành khác hay không?
Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo: Học tâm lý ra các em có thể làm được nhiều việc, hoàn toàn có thể kinh doanh lĩnh vực chuyên môn của mình. Hoạt động kinh doanh đòi sự hiểu biết rộng và chuyên sâu, nhanh nhạy, nắm bắt xử lý…
Một bên liên quan con người, giao tiếp sâu, một bên cần tính toán, chiến lược kinh doanh…
15:29
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Với nhóm ngành kinh tế hay nhóm ngành gần kinh tế đều cần khả năng tư vấn, tham vấn. Em hoàn toàn có thể học và làm tư vấn viên. Quan trọng là chọn ngành nào phù hợp thôi.
Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM rất mạnh về các chương trình quốc tế
Có bạn hỏi học song ngành thế nào? Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM rất mạnh về các chương trình quốc tế. Có thể chọn chương trình song bằng, nhận 2 bằng của trường và trường đối tác. Ngoài ra, còn chương trình ngành kép, chương trình chuyển tiếp 2 2 hoặc 3 1 (bằng do đối tác cấp).
15:35
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Chúng tôi đều mong muốn các bạn chọn đúng ngành, hạn chế chọn sai ngành, mất thời gian công sức. Nhưng có một số bạn rơi vào trường hợp sau năm nhất muốn chuyển ngành. Thường các trường đều xem xét cho các bạn chuyển ngành, nhưng thường cho phép diễn ra trong năm 1, nhất là ở học kỳ 2 khi các bạn học và thấy chưa phù hợp.
Tuy nhiên, các bạn cũng phải đạt điểm trung bình 2.0/học kỳ (theo thang điểm 4.0). Ngành chuyển đến cũng phải có mức điểm trúng tuyển đầu vào bằng hoặc nhỏ hơn ngành đang học. Cũng phải có sự phù hợp, tương xứng về tổ hợp môn xét tuyển…
15:48
Bạn đọc hỏi: Cơ hội việc làm ngành tâm lý học và luật, nếu khả năng diễn đạt hạn chế có thể học 2 ngành này hay không?
Thạc sĩ Giáo dục học Chế Dạ Thảo: Ngành luật tốt nghiệp ra trở thành cử nhân luật chứ chưa thành luật sư. Ngành này có 27 đầu công việc khác nhau. Ngành tâm lý cũng có thể làm ở các môi trường làm việc khác nhau như tại trường học: giáo viên dạy kỹ năng sống cho học sinh, giảng viên môn tâm lý, kỹ năng, tư vấn học đường hỗ trợ tâm lý cho thầy cô và học sinh; tại các viện nghiên cứu: nghiên cứu về tâm lý, khảo sát; tại bệnh viện: tâm lý học trị liệu, tâm lý học lâm sáng, tâm lý học thần kinh, can thiệp hỗ trợ hội chứng tâm lý cho người lớn và trẻ em; tại các công ty, trung tâm có dịch vụ về tư vấn tâm lý; tại các doanh nghiệp: tuyển dụng, phát triển nhân sự…
Công việc của mỗi ngành nghề đều vô cùng đa dạng.
Làm về tâm lý cần rèn luyện kỹ năng, trường có các môn học phát triển kỹ năng cho các em để giúp các em có thể cải thiện khả năng diễn đạt, điểm yếu của mình.
3 yếu tố chọn ngành: hiểu mình, hiểu nghề, hiểu thị trường. Hiểu mình là hiểu được năng lực cốt lõi: trí thông minh, sức khỏe, ngôn ngữ, ngoại hình… hiểu về xu hướng, đam mê: Có thể các em chưa yêu thích công việc ngay từ đầu, mà cần có trải nghiệm ngành nghề. Trải nghiệm mới biết mình có đam mê hay không. Đôi khi phải học cách để thích. Không phải ngay từ đầu thích ngay, nhưng sau khi trải nghiệm các em lại có sự đam mê.
Hiểu nghề là hiểu ngành đó có thể làm công việc gì, hoặc muốn làm nghề đó có thể học nhiều ngành gần với nó rồi học thêm nghiệp vụ…
Hiểu thị trường lao động: Các nơi mình muốn làm việc, địa phương mình muốn làm việc có xu hướng tuyển dụng ngành nghề đó hay không. Chẳng hạn muốn làm việc ở TP.HCM mà học nghề khai thác mỏ thì sẽ khó.
15:49
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên: Thầy cô nào cũng muốn các bạn có giá trị hành nghề cao, liên quan ngành học và chuyên môn. Các bạn cần chuẩn bị ngoại ngữ, kỹ năng, thái độ…
Dù các bạn dựa trên cơ sở nào, cũng cần căn cứ phẩm chất năng lực cá nhân là quan trọng nhất. Nếu chọn ngành, các bạn cần tính toán trước. Đầu tiên là lựa công việc cụ thể, sau đó tính ngành nào học để làm, sau đó chọn bậc học phù hợp, rồi chọn trường nào phù hợp, sau đó chọn phương thức và tổ hợp môn xét tuyển.
15:50
*** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết việc lựa chọn ngành nghề. Chương trình sẽ tiếp tục vào thứ năm (12.3) với chủ đề các ngành liên quan đến lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn.
Theo thanhnien
Nhiều cơ hội lẫn thách thức về ngành công nghệ thông tin
Là nhóm ngành đang được Bộ GD-ĐT tạo nhiều cơ chế đặc biệt, có nhiều cơ hội việc làm, người theo học ngành công nghệ thông tin có những lưu ý gì khi chọn học để khi ra trường có cơ hội thăng tiến cao?
Các chuyên gia chia sẻ những điều cần quan tâm khi sinh viên theo học ngành CNTT - Đào Ngọc Thạch
Những nội dung này có trong chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai với nhóm ngành công nghệ - công nghệ thông tin" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 27.2, được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Thiếu nhân lực trầm trọng
Đề cập tầm quan trọng của nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT), thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết CNTT ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực ngành nghề, dù doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nào cũng sử dụng ứng dụng của CNTT. Nhà nước cũng có chính sách đặc biệt đối với ngành này. Năm 2018, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường ĐH được áp dụng đào tạo đặc thù khối ngành này. Trong đó, Bộ cũng nhấn mạnh các trường liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tăng tính thực hành cho nhóm ngành này.
Thạc sĩ Dung cũng cho biết theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay có 153 trường đào tạo nhóm ngành CNTT, mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp. Nhưng trong đó, chỉ có khoảng 30% ra trường có thể làm việc ngay, còn lại phải học thêm, đào tạo thêm mới có thể làm việc. Vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao rất nhiều. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng và đang thiếu trầm trọng. Qua đó có thể thấy triển vọng ngành này nên số lượng các bạn trẻ đăng ký học tại các trường ĐH khá cao.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cũng cho biết tỷ lệ chọi nhóm ngành CNTT năm 2019 là 1/4. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép các ngành này được phép tuyển vượt năng lực theo cơ chế đào tạo ưu tiên. Bộ cũng đã có công văn gửi các trường ĐH, học viện, chính thức cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực này trình độ ĐH. Theo đó, sinh viên đang học ĐH các ngành khác được chuyển sang học CNTT ở các trường có đào tạo ngành này.
Theo tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, một cơ hội khác dành cho người học CNTT là trong thời gian gần đây, có rất nhiều phong trào khởi nghiệp. Trong đó, khoảng 90% doanh nghiệp khởi nghiệp có liên quan đến CNTT. Tiềm năng ngành này rất lớn.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng ngành CNTT chưa bao giờ hết nóng. Trước đây, chúng ta chỉ gia công phần mềm cho nước ngoài, còn bây giờ nhiều công ty tự sản xuất. Hiện các chuyên ngành như lập trình viên, phân tích dữ liệu, chuyên gia bảo mật... có nhu cầu rất lớn.
"Không chỉ riêng trường ĐH trong nước mới chú trọng đào tạo nhân lực cho nước nhà mà ngay những năm trước một số tập đoàn CNTT có uy tín của thế giới cũng đã vào VN mở các ngành đào tạo để phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực này", thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, chia sẻ.
Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành học
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, những điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Đó là cạnh tranh. Nếu theo học ngành CNTT, người học có giá trị nhưng cũng cần nội lực để khẳng định mình.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho biết năm 2020, rất nhiều trường ĐH còn mở thêm các ngành liên quan nhóm ngành CNTT như: internet vạn vật (IoT), khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo... Nhóm ngành này có sự cạnh tranh cao, lại đòi hỏi việc học tập suốt đời. Những người làm CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Khi ra trường, nếu lười biếng cập nhật thì sẽ ít có thành công trong công việc. "Học ngành này sẽ vất vả hơn nhiều ngành khác để có thể khẳng định mình. Nhưng lương nhóm ngành này vẫn nằm trong nhóm cao nhất. Trong 5 - 10 năm tới, nhóm ngành này vẫn còn nhu cầu nhân lực rất cao", tiến sĩ Nhân chia sẻ.
Nhiều thí sinh gửi câu hỏi trực tiếp đến chương trình hỏi về những tố chất cần thiết để học nhóm ngành CNTT? Thách thức đối với nữ so với nam khi học có nhiều không?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung cho biết: "Trong rất nhiều ngành nghề, chỉ vài ngành có tính đặc thù theo giới tính. CNTT không phân biệt nữ hay nam. Chỉ cần giỏi khoa học tự nhiên, có tư duy logic, có tính cẩn thận, ham học hỏi và liên tục trau dồi kiến thức".
Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng, Phó trưởng khoa phụ trách khoa Công nghệ kỹ thuật - nông nghiệp công nghệ cao Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng nữ học CNTT thì còn ưu điểm hơn nam giới vì các bạn nữ cẩn thận, chỉn chu hơn.
Những ngành thuộc nhóm CNTT tại các trường
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: ngành CNTT phân làm 3 chuyên ngành (mạng máy tính và truyền thông, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin). Ngoài ra có 2 ngành liên quan (an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý).
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: đào tạo 6 ngành, trong đó năm 2020 mở 3 ngành mới là khoa học dữ liệu, IoT và trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật máy tính.
Trường ĐH Việt Đức: khoa học máy tính, kỹ thuật điện và CNTT.
Trường ĐH Mở TP.HCM: khoa học máy tính (đại trà và chất lượng cao), CNTT, hệ thống thông tin quản lý.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: CNTT, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông.
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng): CNTT gồm 3 chuyên ngành (công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, hệ thống thông tin), trí tuệ nhân tạo.
Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu: CNTT, công nghệ phần mềm quản trị mạng, an toàn thông tin.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM: CNTT, thương mại điện tử, công nghệ truyền thông.
Theo Thanh niên
Khởi động chương trình truyền hình trực tuyến: Chọn ngành học tương lai Ngày mai 12.2, Báo Thanh Niên sẽ khởi động Chương trình tư vấn trực tuyến Chọn ngành học tương lai, thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ. Các buổi tư vấn truyền hình trực tuyến về thi THPT quốc gia, xét tuyển ĐH, CĐ, chọn ngành nghề phù hợp của Báo Thanh Niên - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Chương trình đặc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vợ Justin Bieber tiết lộ cuộc sống sau khi sinh con
Sao âu mỹ
22:41:25 21/05/2025
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ
Góc tâm tình
22:40:41 21/05/2025
Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước
Tin nổi bật
22:38:37 21/05/2025
Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...
Thế giới số
22:37:06 21/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga
Thế giới
22:32:49 21/05/2025
Dàn sao châu Á tại Cannes: Người được tung hô, người bị đuổi khỏi thảm đỏ
Phong cách sao
22:03:53 21/05/2025
Ali Hoàng Dương trở lại với EP đầu tay: "Mất cái tôi nhưng 'lãi' được 30 Anh Trai"
Nhạc việt
21:52:22 21/05/2025
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970
Hậu trường phim
21:43:47 21/05/2025
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
21:40:28 21/05/2025
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án
Pháp luật
21:37:26 21/05/2025