Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Bán đảo Cà Mau là nơi có tốc độ sụt lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long , còn quận Bình Tân (TP.HCM) có nơi đã sụt lún tới 81cm trong 10 năm qua.

Đồng bằng sông Cửu Long lún 2cm/năm

Tình hình sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP.HCM đang diễn ra nhanh hơn dự kiến là nội dung trọng tâm được các chuyên gia và nhà quản lý tập trung thảo luận trong Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL ngày 22/11 tại Cần Thơ.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu do Chính phủ Đức và Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) tổ chức.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 1

PGS.TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, bày tỏ lo lắng về tình hình sụt lún tại ĐBSCL.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi đây là nơi rất mẫn cảm với những thay đổi của tự nhiên.

Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì tình trạng sụt lún đất đang xuất hiện ở nhiều nơi của khu vực này đã và sẽ mang đến nhiều hệ lụy “, bà Hương nói.

Ông Olaf Neusser thuộc Tổ chức GIZ thông tin ĐBSCL là nơi có tuổi địa chất còn rất trẻ, chỉ khoảng 6.000 năm và sụt lún đất đã xuất hiện trong suốt quá trình hình thành nên đồng bằng và mức độ sụt lún đó đã được bù lại từ nguồn phù sa, trầm tích do các cơn lũ mang lại hàng năm.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định ĐBSCL đang sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng. Các số liệu do vệ tinh thu thập được từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 đã vẽ nên một bức tranh khá khắc nghiệt về các khu vực đang bị sụt lún, với tốc độ không hề giảm.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 2

ĐBSCL đang sụt lún với tốc độ đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Video đang HOT

Ở các đô thị như TP Cần Thơ, nền đất sụt lún ở hầu hết mọi khu vực, dao động từ 2-4cm/năm và sẽ còn tiếp diễn. Với khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1cm/năm. Số liệu này được nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu vệ tinh trên toàn bộ vùng ĐBSCL với 750.000 điểm.

Dẫn hình ảnh về một trường đại học ở tỉnh An Giang và những nhà dân xung quanh, ông Olaf nói dù là công trình lớn nhưng ngôi trường lại bị lún ít hơn nhà dân. Theo ông, những tòa nhà có phần móng chắc và sâu thì sẽ sụt lún chậm hơn so với những những tòa nhà nhỏ có móng cạn. Còn ở toàn bộ khu vực đồng bằng thì phần bán đảo Cà Mau đang bị sụt lún nhiều hơn những nơi khác.

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy độ lún trung bình ở khu vực ĐBSCL khoảng 2 cm/năm, nơi có độ lún lớn nhất là bán đảo Cà Mau.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 3

Chuyên gia nhận định ĐBSCL đang sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng.

Ông Trung lý giải do tầng đất mặt dưới sâu của khu vực ĐBSCL chủ yếu là lớp cát trong khi đó nền đất thì 80% là đất yếu nên chỉ việc xây dựng nhà cửa, đường giao thông cũng đã xuất hiện lún. Cùng với đó, quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mạch nước ngầm bị khai thác tràn lan là nguyên nhân chính của sụt lún. Khi nền đất bị dịch chuyển sẽ kéo theo việc sạt lở bờ sông, bờ biển.

Quận Bình Tân của TP.HCM lún 81cm thập kỷ qua

Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết kết quả quan trắc từ 339 điểm tại TP.HCM và ĐBSCL cho thấy điểm lún nhiều nhất miền Nam hiện nay là khu vực phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Theo đó, tổng độ lún là 81 cm trong 10 năm.

Cụ thể, 306/339 điểm quan trắc lún 0,1-81cm; 33 điểm còn lại không lún, có điểm được nâng thêm. Các tỉnh An Giang, Long An có tổng độ lún nhỏ nhất.

Trong khi đó, trong số 33 điểm không lún, TP.HCM chiếm khá nhiều với 5 điểm, còn các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh… chỉ có 1 điểm. Tuy nhiên, kết quả này không thể hiện tốc độ lún trong bình của TP.HCM và ĐBSCL 10 năm qua; đồng thời, vùng lún nhiều nhất không đồng nghĩa với khu vực khai thác nước ngầm lớn nhất.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 4

Các chuyên gia đồng quan điểm rằng vấn đề sụt lún ở ĐBSCL cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Các chuyên gia cho rằng khai thác nước ngầm là yếu tố chính góp phần gây sụt lún. Thống kê toàn vùng có khoảng 9.650 giếng khai thác nước ngầm tập trung quy mô trên 10 m3/ngày, với tổng lưu lượng khoảng 1,97 triệum3/ngày. Riêng TP.HCM có khoảng 1.920 giếng, với lưu lượng khai thác 520.000m3/ngày. Ngoài ra, còn khoảng trên 1 triệu giếng khai thác lẻ quy mô hộ gia đình, với lưu lượng khai thác khoảng 840.000m3/ngày.

Đa số đại biểu thống nhất dù ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn thì cũng không thể ngăn chặn được hiện tượng sụt lún. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt việc lấy nước từ lòng đất thì tốc độ sụt lún nhờ đó có thể được giảm thiểu.

Nguồn: Zing News

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới?

Các nhà khoa học Hà Lan công bố phát hiện rằng ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m (so với mức 2,6m theo công bố hiện tại), đồng nghĩa với nguy cơ 12 triệu dân vùng đồng bằng này sẽ phải di cư trong 50 năm tới.

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 1

Nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hiện tượng lở đất

Chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m

Dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học Nature Communications bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan), dẫn đầu bởi nhà địa chất Philip Minderhoud. Sau quá trình nghiên cứu và đo đạc trên thực địa, học giả Minderhoud và các cộng sự phát hiện khu vực hạ nguồn sông Mekong - tức ĐBSCL - thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6m).

Với tốc độ chìm hiện nay, nước biển sẽ "xóa" khoảng cách 0,8m này trong 57 năm tới. Điều này đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó (nhóm khoa học Hà Lan ước tính 12 triệu người). Với đà này, không chỉ khu vực Mekong, các vùng châu thổ trên khắp thế giới cũng có nguy cơ chịu chung số phận.

GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho rằng công bố này là một thông tin cực kỳ đáng báo động, tuy nhiên nó tuân theo đúng các quy luật đang diễn ra ở ĐBSCL. Mực nước chỉ còn 0,8m tức là ở mức rất nguy hiểm, cần có các giải pháp ngay lập tức chứ không thể chần chừ được nữa. Về tính xác thực của công bố này, GS Vũ Trọng Hồng cho biết Hà Lan là một quốc gia rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và hiện tượng nước biển dâng ở ĐBSCL nói riêng. Đã có nhiều khoản hỗ trợ cả về người, vật chất để tiến hành nghiên cứu thực trạng này, với những công nghệ tối ưu nhất, nên có thể nói công bố này chắc chắn là có cơ sở khoa học vững chắc.

"Điều đáng lo ngại hiện nay là trong khi mực nước sông Mê Kông xuống rất thấp thì ĐBSCL lại gần như không còn bồi tích nữa. Nguyên nhân ở đây phần lớn là do con người với các hoạt động tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên. Việc người dân ĐBSCL xây các đê quây để làm nhà ở khiến bùn, cát từ các nhánh sông đổ về không đi ra biển mà "quẩn" trong một vùng cố định. Trong khi nước biển thì dân cao mà bồi tích không có thì đương nhiên ĐBSCL sẽ sụt lún dần", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

Sụt lún do bê tông hóa

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 2

Nhiều người dân mất nhà vì sụt lún đất

GS Vũ Trọng Hồng cho biết, khác với cấu tạo đá của các bờ biển lục địa, các vùng châu thổ được hình thành từ lớp phù sa mềm tích tụ qua hàng ngàn năm, dễ nén và dễ chìm. Tình trạng sụt lún có thể diễn ra nhanh hơn khi các con đập trên thượng nguồn chặn dòng phù sa, hoặc khi nước ngầm, khí đốt... bị rút khỏi lòng đất. Việc xây dựng hạ tầng đô thị, đường bê tông nhiều, đường cao tốc lắm, khai thác nước ngầm... cũng làm giảm lượng nước thấm xuống lòng đất, khiến các túi nước nâng đỡ vùng đất không kịp phục hồi. Tất cả các yếu tố trên là những gì đã và đang diễn ra ở ĐBSCL trong vài chục năm qua. Một vài khu vực đồng bằng thậm chí đang chìm với tốc độ gần 5cm/năm - thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

"Ngày xưa, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên là vùng chứa lũ. Sau này, do không có chính sách quy hoạch cụ thể, mạnh ai nấy làm, để người dân tự phát xây dựng nên hệ thống đê bao dần dần hình thành. Người dân lên đê bao để làm nhà ở quá nhiều, không có quy hoạch dẫn đến khi nước lũ tràn về theo kênh rạch đáng lẽ sẽ chảy ra biển thì nay bị ngăn lại. Mà nước bị ngăn lại thì sẽ không có phù sa. Đã đến lúc phải gấp gáp xây dựng chiến lược phát triển ĐBSCL, làm thế nào để làm chậm lại quá trình "chìm dần dần", có các chính sách hỗ trợ người dân để thực hiện quy hoạch lại một cách bài bản", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

Về nguy cơ phải di cư 12 triệu dân ĐBSCL trong vòng 50 năm tới, theo GS Vũ Trọng Hồng là vấn đề rất gần, thậm chí với tốc độ xây dựng như hiện nay thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn nữa. 12 triệu người dân phải di cư là một con số khủng khiếp. Hệ quả này, do "nhân tai" nhiều hơn là thiên tai.

Sẽ không muộn nếu học theo Hà Lan

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 3

GS Vũ Trọng Hồng cho biết, thực tế, Hà Lan là quốc gia có địa hình thấp hơn mực nước biển nhưng họ vẫn tồn tại vững chãi cho đến ngày nay. Là bởi họ gây dựng được hệ thống bồi tích từ nước biển. Cứ bồi tích đến đâu, trồng cây đến đấy để tạo giữ đất. Phương pháp gây bồi của Hà Lan có thể là giải pháp tích cực để áp dụng ở Việt Nam. Để hạn chế bị "nhấn chìm" bởi nước biển dâng, hạn chế sụt lún, cần phá bỏ hệ thống bờ bao đang tồn tại, để nước lũ từ 9 nhánh sông đổ ra biển một cách tự nhiên mới có thể tạo ra bồi tích. Để làm được như thế, phải vẽ bản đồ hệ thống đê bao hiện tại, phá bỏ dần dần. Từ đó, bồi tích tự nhiên từ các nhánh sông đổ ra biển sẽ hình thành. Ngoài ra phải hạn chế xây dựng, không xây nhà quá cao tầng.

"Nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời thì sẽ rất nguy cấp. Nếu để nước biển dâng diễn ra theo đúng kịch bản của các nhà khoa học Hà Lan đề ra thì nguy cơ phải di dân là rất cao. Đã đến lúc phải tính toán lại việc quy hoạch khu vực này, cũng như đề ra các giải pháp ứng phó", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, nghiên cứu về vấn đề nước biển dâng ở ĐBSCL của các nhà khoa học Hà Lan đã trình bày những phát hiện, phân tích khá đầy đủ về vấn đề sử dụng số liệu địa hình khi đánh giá ngập lụt cũng như tính dễ bị tổn thương gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới, thực tế năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tại kịch bản này, số liệu địa hình được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho khu vực ĐBSCL.

Ở Việt Nam, bản đồ số độ cao do Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng trong kịch bản năm 2016 là nguồn số liệu cập nhật và tốt nhất. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng đang tiếp tục được cập nhật.

Mai Chi

Theo GD&TĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chếtCụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết
07:54:57 23/05/2025
Nga siết gọng kìm, Ukraine "nín thở" cho trận đánh then chốt ở DonetskNga siết gọng kìm, Ukraine "nín thở" cho trận đánh then chốt ở Donetsk
12:42:13 23/05/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss WorldHoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss World
10:27:23 23/05/2025
Tôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắtTôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắt
10:41:29 23/05/2025
Tôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưngTôi được ba chồng cưng hơn con đẻ cho đến ngày ông mất, bản di chúc khiến tôi lạnh sống lưng
10:32:14 23/05/2025
Mẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biếtMẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biết
10:16:50 23/05/2025
Bố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng "rải" cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu khiến con dâu chạnh lòngBố chồng lương hưu gần 30 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng "rải" cho cháu ngoại hết, còn cháu nội thì ông nói một câu khiến con dâu chạnh lòng
10:03:21 23/05/2025
Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz ViệtHồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt
13:17:02 23/05/2025
Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn sốY bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số
10:37:57 23/05/2025
Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!
15:02:40 23/05/2025

Tin mới nhất

Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới

15:33:39 23/05/2025
Ukraine cho rằng tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vùng đệm an ninh biên giới sẽ gây cản trở cho nỗ lực đàm phán hòa bình.
Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

Ukraine "đốt nóng" mặt trận Kursk, Tổng thống Putin chỉ đạo khẩn

15:19:12 23/05/2025
Ukraine tăng cường các cuộc tấn công vào vùng Kursk của Nga, trong khi Tổng thống Vladimir Putin lệnh thúc đẩy an ninh biên giới.
Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

Cựu tư lệnh quân đội nói Ukraine không thể khôi phục lãnh thổ

15:13:04 23/05/2025
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valery Zaluzhnyi cho rằng Ukraine nên từ bỏ ý nghĩ khôi phục đường biên giới năm 1991, thậm chí đường biên giới trước năm 2022.
Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine

15:06:00 23/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội Nga đang thực thi mệnh lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới với Ukraine.
EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?

15:00:16 23/05/2025
EU công bố số tiền mà Nga thu được nhờ bán năng lượng cho khối dù trước đó châu Âu thể hiện quyết tâm sẽ dừng mua mặt hàng này từ Moscow.
Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

Thái Lan yêu cầu cựu Thủ tướng Yingluck bồi thường 305 triệu USD

14:43:58 23/05/2025
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên tiếng sau khi bị một tòa án Thái Lan yêu cầu bồi thường hơn 270 triệu USD vì chương trình gây tranh cãi khi bà còn cầm quyền.
Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

Iran cảnh báo đáp trả khốc liệt nếu Israel tấn công

14:35:06 23/05/2025
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo rằng Israel sẽ phải nhận một đòn đáp trả tàn khốc và dứt khoát nếu tiến hành tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Rợn hơn cả phim: hủ tục cắt 'bướm' bé gái tại Somalia, cận cảnh dụng cụ bẩn

Rợn hơn cả phim: hủ tục cắt 'bướm' bé gái tại Somalia, cận cảnh dụng cụ bẩn

14:14:29 23/05/2025
Người đẹp Somalia gây chấn động khi tiết lộ là nạn nhân của tục cắt âm vật tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Đáng nói hơn, cô không phải trường hợp duy nhất, mà có ít nhất 230 triệu trẻ em gái và phụ nữ từ 31 quốc gia phải trải qua nỗi đau...
Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

Tự lực công nghệ: Trung Quốc dồn sức xây 'pháo đài' ứng phó Mỹ

14:02:08 23/05/2025
Năng lực đóng tàu của Trung Quốc cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc. Năm ngoái, các xưởng đóng tàu Trung Quốc đã cung cấp 53% trọng tải toàn cầu, so với chỉ 8% vào năm 2002.
Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

Cây chống sa mạc hóa biến thành hiểm họa sinh thái ở Kenya

14:01:29 23/05/2025
Một số cộng đồng đang thử nghiệm các mô hình như biến quả mathenge thành thức ăn chăn nuôi hoặc làm than sinh học. Tổ chức VSF Suisse cùng Đại học Nairobi đã triển khai dự án phối hợp tại các vùng bị ảnh hưởng nặng.
Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi

Tổng thống Trump lấy nhầm ảnh ở Congo làm bằng chứng diệt chủng ở Nam Phi

14:00:33 23/05/2025
Nam Phi sẽ trao lại quyền Chủ tịch luân phiên của G20 cho Mỹ vào năm 2026. Ông Ramaphosa bày tỏ tin tưởng rằng mình đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ của Tổng thống Trump về Nam Phi, dù thừa nhận điều đó có thể sẽ là một quá trình .
Elon Musk tuyên bố sẽ giữ vị trí CEO của Tesla "cho tới chết"

Elon Musk tuyên bố sẽ giữ vị trí CEO của Tesla "cho tới chết"

13:58:24 23/05/2025
Đó có lẽ là tuyên bố gây chú ý nhất của tỷ phú Elon Musk trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây tại Diễn đàn kinh tế Qatar diễn ra ở Doha trong tuần này.

Có thể bạn quan tâm

Duyên Quỳnh "đá bay" Võ Hạ Trâm, hát hit diễu binh cùng Đông Hùng, tuyên bố sốc!

Duyên Quỳnh "đá bay" Võ Hạ Trâm, hát hit diễu binh cùng Đông Hùng, tuyên bố sốc!

Sao việt

16:02:20 23/05/2025
Sau lễ diễu binh, ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình gây sốt, trở thành một trong những ca khúc nghe nhiều nhất dịp đại lễ 30/4. Ca sĩ hát bản gốc đầu tiên Duyên Quỳnh cũng được thơm lây .
Phát hiện người phụ nữ Hà Nội trốn vé từ ga Sài Gòn và hành động bất ngờ của trưởng tàu SE4

Phát hiện người phụ nữ Hà Nội trốn vé từ ga Sài Gòn và hành động bất ngờ của trưởng tàu SE4

Netizen

16:00:44 23/05/2025
Hoàn cảnh khó khăn khi chồng đang bị bệnh hiểm nghèo, người phụ nữ ở Hà Nội mua vé tàu vào TPHCM để vay tiền người thân.
Nawat bênh vực Queen Tiên, trở mặt Sen Vàng khẳng định 'vương miện là của cô ấy'

Nawat bênh vực Queen Tiên, trở mặt Sen Vàng khẳng định 'vương miện là của cô ấy'

Sao châu á

15:59:36 23/05/2025
Những ngày vừa thông tin tin Hoa Hậu Thùy Tiên bị pháp luật tóm đã gây rúng động toàn cầu. Sở dĩ sự việc ầm ĩ đến thế vì Thùy Tiên là MGI 2021, khi cô bị khởi tố việc nhiều người quan tâm lại là tổ chức MGI có quyết định tước vương miện...
Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!

Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!

Sao thể thao

15:44:14 23/05/2025
Trong làng bóng đá Việt, có một mối quan hệ anh rể - em vợ khiến netizen nhiều lần xuýt xoa, đó là câu chuyện giữa hậu vệ ĐT Việt Nam Đoàn Văn Hậu và cậu em vợ cực phẩm - Doãn Hoàng Minh - em trai lớn của nàng WAG Doãn Hải My
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã

Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã

Tin nổi bật

15:40:31 23/05/2025
Chiếc đò chở khoảng 10 học sinh qua sông Mã để đến trường khi cập bến bị mất cân bằng và lật nghiêng. Rất may không có thiệt hại về người.
Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?

Nhạc việt

15:10:55 23/05/2025
Bước ra từ Vietnam Idol 2015 với vị trí top 4, Hà Nhi ngày càng trưởng thành với những sản phẩm âm nhạc ấn tượng.
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025

Thời trang

14:51:58 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ - Juhi Vyas và Mohini Sharma - thu hút mọi ánh nhìn trên thảm đỏ Liên hoan phim (LHP) Cannes 2025 khi diện trang phục đến từ NTK Việt Nam, thể hiện thông điệp bảo vệ môi trường.
j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5

Nhạc quốc tế

14:30:34 23/05/2025
Thành viên nhóm nhạc BTS là nghệ sĩ solo nam thứ 2 cùa Hàn Quốc xuất hiện trên trang bìa của tạp chí âm nhạc này sau PSY, vào năm 2012.
Chạy án - ai chạy, chạy ai?

Chạy án - ai chạy, chạy ai?

Pháp luật

14:11:27 23/05/2025
Mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa chạy án, chạy tại ngoại nhưng nhiều người khi có thân nhân, bạn bè vi phạm pháp luật vẫn cố tìm mọi cách để giải thoát khỏi bản án pháp luật.
Tình báo Mỹ: Nga đưa vào biên chế tên lửa hạt nhân không đối không

Tình báo Mỹ: Nga đưa vào biên chế tên lửa hạt nhân không đối không

13:53:28 23/05/2025
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Lầu Năm Góc (DIA) cho biết Nga đang sản xuất các tên lửa không đối không mới mang đầu đạn hạt nhân.
5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày

5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày

Làm đẹp

13:42:26 23/05/2025
Matcha hiện rất phổ biến tại các cửa hàng thực phẩm sức khỏe và quán càphê, thường được phục vụ dưới dạng trà, latte, món tráng miệng hoặc các loại đồ uống pha chế.