Ban điều hành IMF đình chỉ tư cách của Chủ tịch người Nga
Ngày 16/3, Ban điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) đã đình chỉ tư cách đối với Chủ tịch người Nga của ủy ban này, ông Aleksei Mozhin.
Logo của IMF bên ngoài tòa nhà trụ sở chính ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ông Aleksei Mozhin nắm giữ cương vị Chủ tịch Ban điều hành IMF kể từ năm 2015, một chức danh mang tính danh dự dành cho thành viên có cống hiến thâm niên nhất và không có thẩm quyền hay trách nhiệm chính thức nào. Trước đó ở cương vị này, ông Aleksei Mozhin có thể tạm thời thay thế Giám đốc điều hành của IMF, chủ trì Ban điều hành và có trách nhiệm triệu tập các cuộc họp, cũng như điều phối các cuộc thảo luận.
Trong khi đó, Nhật Bản thông báo tạm dừng các hoạt động kinh tế chung với Nga. Phát biểu trước Quốc hội nước này ngày 16/3, Thủ tướng Kishida Fumio cho biết không thể có các bước đi mới để thực hiện kế hoạch 8 điểm về hoạt động kinh tế chung giữa Nhật Bản và Nga trong điều kiện hiện nay.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, Chính phủ Nhật Bản nhiều lần tuyên bố rằng không thể duy trì quan hệ với Nga theo hình thức đã áp dụng trước đây.
Video đang HOT
Hôm 15/3, EU cũng thông báo tước bỏ quy chế Tối huệ quốc (MFN) của Nga theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). EU đã đồng ý về biện pháp này với 13 thành viên WTO khác là Albania, Australia, Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Iceland, Nhật Bản, Bắc Macedonia, Moldova, Montenegro, New Zealand, Na Uy và Anh.
Khủng hoảng leo thang, người Nga tăng cường tích trữ đồ điện tử, thuốc men
Ngân hàng Promsvyazbank (PSB) cho biết người Nga đổ xô mua đồ điện tử, dược phẩm và chi tiêu nhiều hơn cho quần áo, thực phẩm trong tuần đầu tiên của tháng 3.
Người dân Nga tại hiệu thuốc ở Grozny, Chechen. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, hiện tượng tích trữ hàng hóa diễn ra trong bối cảnh đồng ruble giảm giá trị và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cắt đứt dòng chảy thương mại.
Giá hàng hóa đã tăng trên diện rộng kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2. Hành động của Nga đã dẫn tới các lệnh trừng phạt cô lập Nga về mặt kinh tế và khiến giá đồng ruble xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Nhiều công ty hàng đầu thế giới đã tạm ngừng hoạt động ở Nga và Nga hầu như bị loại khỏi hệ thống tài chính quốc tế.
Sau khi phân tích các giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, ngân hàng nhà nước PSB cho biết một người Nga bình thường đã chi tiêu nhiều hơn 21% trong tuần đầu tiên của tháng 3 so với mức trung bình của tháng 2. Nguyên nhân là do cả lạm phát và tình trạng đổ xô tích trữ.
PSB cho biết chi tiêu cho hàng điện tử tăng 40%, mua hàng dược phẩm tăng 22% và nhu cầu quần áo, giày dép và chi tiêu trong siêu thị tăng 16%.
Điều chỉnh theo lạm phát, nhu cầu đối với các loại hàng hóa này tăng từ 14% đến 21%. Người Nga cũng cắt giảm 6% chi tiêu tại các quán cà phê và nhà hàng.
Ông Dmitry Gritskevich, Giám đốc phân tích tài chính và ngân hàng tại PSB, cho biết: "Trong môi trường căng thẳng, khách hàng không chỉ mua hàng hóa phổ biến mà còn cả hàng hóa thông thường".
Ông Gritskevich hy vọng nhu cầu sẽ bình ổn trong những tuần tới vì chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ được khôi phục.
Lạm phát tiêu dùng hàng năm đã lên 10,42% tính đến ngày 4/3, tăng so với 9,05% ngày 25/2.
Lạm phát hàng tuần đã tăng lên 2,22% từ 0,45% trong tuần trước, mức cao nhất kể từ năm 1998.
Trong khi đó, trong phiên giao dịch ngày 14/3 tại Moskva, giá trị đồng ruble của Nga tương đối ổn định giữa bối cảnh có thêm thông tin về vòng đàm phán mới giữa Nga và Ukraine diễn ra cùng ngày.
Theo đó, giá trị đồng ruble đã giảm 0,7% so với mức chốt phiên giao dịch của ngày 11/3 xuống 115 ruble/1 USD trong phiên sáng ngày 14/3. So với đồng euro, đồng ruble giảm 1,5% xuống 122,8 ruble đổi 1 euro. Đây đều được coi là hai mức giảm nhẹ so với những biến động mạnh của đồng ruble trong các tuần gần đây. Trên thị trường quốc tế, tỷ giá đồng ruble dao động ở mức 112-133 ruble/1 USD sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục 150 ruble/1 USD cách đây một tuần.
Trước đó, ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ đồng ruble đang lao dốc, bao gồm cả việc cấm người dân chuyển tiền ra nước ngoài và buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ. Quyết định trên được đưa ra sau khi các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt cuối tuần qua đã khiến đồng ruble giảm giá xuống mức thấp kỷ lục. Giá đồng ruble so với USD hiện đã giảm 30% so với mức năm 2014.
Ngân hàng trung ương Nga tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản, lên 20%. Sắc lệnh của Điện Kremlin đã cấm chuyển tiền mặt ra nước ngoài và cho biết các nhà xuất khẩu giờ đây sẽ phải giữ 80% dự trữ của họ bằng đồng ruble, có nghĩa là các tập đoàn lớn như tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) sẽ phải bán ngoại tệ.
Ngày 28/2, các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Mỹ cho biết họ đã cấm tất cả các giao dịch với Ngân hàng trung ương Nga tại Mỹ và đã đóng băng dự trữ của ngân hàng này.
Lạm phát ở Nga tăng phi mã, đồng rúp mất giá kỷ lục "Sự giảm giá mạnh của đồng rúp và việc các nước khác áp các biện pháp trừng phạt lên Nga sẽ làm tăng đáng kể lạm phát ở nước này trong những tháng tới" - Công ty nghiên cứu Capital Economics dự đoán. Lạm phát cao đã ảnh hưởng đến sức mua của người Nga và khiến nhà chức trách nước này đau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ khốn đốn vì 1 bức ảnh: Sở hữu biệt thự "trải" từ Việt Nam sang Mỹ, nhà 300m2 ở trung tâm TP.HCM
Sao việt
16:31:15 05/05/2025
Xôn xao cựu chiến binh bị NV quầy vé sân bay thái độ vì không đủ tiền mua vé?
Netizen
16:31:05 05/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed
Sức khỏe
16:26:05 05/05/2025
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
16:00:09 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
15:27:21 05/05/2025
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên
Thế giới số
15:23:25 05/05/2025
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"
Nhạc việt
15:20:34 05/05/2025
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
15:12:21 05/05/2025
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
15:06:10 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025