Bạn đọc viết: Trường tôi không còn hình thức lớp chọn nữa
Đọc bài viết “Ý kiến giáo viên: Sao phải duy trì lớp chọn trong trường phổ thông?” của tác giả Thùy Nguyễn, tôi rất ngạc nhiên bởi đến thời điểm này trường của bạn vẫn còn duy trì hình thức lớp chọn.
Ảnh minh họa
Lớp chọn ở các trường phổ thông – vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng xem ra xoay quanh vấn đề này vẫn có rất nhiều điều cần bàn.
Trước hết, lớp chọn được hiểu là những lớp tập hợp tất cả những học sinh giỏi về mặt học lực và tốt về mặt hạnh kiểm của các học sinh đứng đầu từng khối lớp.
Như thế đủ cho thấy rằng học sinh nào được tuyển vào lớp chọn đều có cơ hội học tập tốt hơn vì các em được rèn luyện trong một môi trường tốt. Các em tự ý thức và tự nhìn nhau để điều chỉnh hành vi tiến bộ của bản thân và thậm chí không cần sự bảo ban nhiều của người lớn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm rất nhẹ nhàng và chỉ đóng vai trò là người định hướng, động viên.
Video đang HOT
Vậy những giáo viên nào được chủ nhiệm và được đứng lớp các lớp chọn này, chắc chắn điều đầu tiên mà Ban giám hiệu nghĩ đến phải là những người vững về chuyên môn để lọt vào danh sách “ chọn mặt gửi vàng”. Từ đó, giữa những giáo viên có sự so bì và tị nạnh nhau trong việc chủ nhiệm và giảng dạy lớp này, nhưng mọi thứ đều nằm trong tay Ban giám hiệu.
Nói về lớp chọn trong trường phổ thông, không thể phủ nhận những lợi thế mà lớp chọn mang lại.
Trước hết là thành tích trong việc luyện “gà chọi” để thi đấu với các trường bạn trong tất cả các bộ môn về văn hóa.
Lớp chọn còn tạo thuận lợi cho những giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi mỗi bộ môn, kiến thức giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng sẽ được lồng ghép để giảng thêm trong giờ học.
Có thể khẳng định rằng lớp chọn chính là đầu tàu của mỗi trường phổ thông trong mọi mặt, đặc biệt nhất trong hoạt động “đem chuông đi đánh xứ người”.
Vào mùa thi học sinh giỏi các môn Văn hóa do Huyện tổ chức, lớp chọn trong nhà trường trở nên vắng hoe vì các “gà chọi” đã đi “đánh trận”. Ban giám hiệu cho phép lớp chọn được học bù lại chương trình vào những ngày sau. Vì đa phần học sinh trong lớp chọn đó đều tham gia hai môn thi không chồng chéo lịch nhau.
Tuy nhiên, cái phiền toái lớn nhất mà lớp chọn mang lại là các lớp còn lại, tạm gọi là lớp thường lại không còn những học sinh nổi trội nữa, chỉ toàn những học sinh ở ngang mức học lực khá trở xuống và những học sinh này cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Từ đó, đa phần các lớp này sức học yếu hẳn, không có bạn bè giỏi để các em noi theo, giờ học trở nên nhàm chán vì trong lớp thiếu hẳn không khí thi đua sôi nổi. Đa phần các giờ học, giáo viên dường như “độc thoại’ vì những câu hỏi đưa ra chẳng có học sinh nào phát biểu. Hình thức “đôi bạn cùng tiến” trong các lớp thường này cũng vắng hẳn vì chẳng biết bạn nào tiến bộ hơn bạn nào vì tất cả các bạn ” tiến bộ” đều đã được đưa sang lớp chọn. Giáo viên dạy các lớp thường cũng trở nên uể oải hơn những lớp chọn.
Từ những điều trên, những năm trở lại đây hình thức lớp chọn ở nhiều trường phổ thông không còn nữa. Nhà trường phổ thông tiến hành phân đều tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu về các lớp ngang nhau nhằm tạo môi trường học tập tốt hơn. Đây là một hoạt động nhằm hướng vào học sinh, giúp các em có lực học chưa tốt vươn lên với phương châm “học thầy không tày học bạn”.
Thanh Thanh
(Giáo viên THCS tại Thừa Thiên Huế)
Theo Dân trí
Đâu phải cứ học sinh dùng son là xấu!
Ở nhà trường phổ thông, bản nội quy học sinh (HS) rất quan trọng. Nó cần thiết trong việc định hướng giáo dục và là cơ sở để xử lý HS nếu vi phạm. Thế nhưng nhìn vào thực tế áp dụng hiện nay, có khá nhiều chuyện để bàn.
Ảnh minh họa
Một thầy giáo chủ nhiệm lớp 10 kể rằng: "Năm ngoái, vừa mới nhập học đã phải mời phụ huynh vào xử lý vì HS trang điểm". "Phụ huynh họ hợp tác chứ?", tôi hỏi. Thầy này bảo: "Không, mẹ HS này xin cho em được trang điểm khi đi học". "Sao kỳ vậy, nội quy không cho phép mà?", tôi tò mò. Thầy giải thích: "Phụ huynh nói đã quen làm đẹp cho con từ nhỏ vì thấy điều này giúp cháu tự tin. Nữ sinh này có mẹ làm nghề trang điểm và thường theo mẹ trong các buổi tiệc. Cuối cùng cũng phải chấp nhận mong muốn của phụ huynh, nhưng kèm theo cam kết là không được lòe loẹt. Và năm nay sẽ kiến nghị nhà trường chỉnh sửa nội quy. Cuối năm, em này học lực xếp giỏi và hạnh kiểm rất tốt". Thầy giáo này nói thêm: "Đâu phải cứ phấn son là xấu!".
Câu chuyện son môi trên chỉ là một trong vô số những tình huống khác của việc áp dụng nội quy HS vào thực tế. Chẳng hạn, quy định của nhà trường là HS không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Nhưng giáo viên nước ngoài trong giờ tăng cường tiếng Anh thì khuyến khích các em sử dụng các phương tiện để tra cứu thông tin. Và dĩ nhiên, ở nhiều trường, sự khuyến khích này không được thực hiện.
Có trường hợp, nhiều HS sẵn sàng chấp nhận quay về giữa đường để "hợp thức hóa" bằng đơn xin phép nghỉ học chứ không muốn bị phạt vì lỗi đi học trễ, dù cho lý do đi trễ là chính đáng, bất khả kháng. Đã có trường hợp HS phải chấp nhận vô phép khi tự ý bỏ lớp đi ra ngoài (vì lý do đặc biệt...) do xin phép mà giáo viên không cho, vì theo giáo viên là nội quy không cho phép. Đáng nói nhất là việc coi nội quy như một "công cụ tối thượng", nên nhiều giáo viên cho trò... học thuộc lòng. Và khi trò vi phạm thì đem nó ra cho chép phạt!
Vì vậy, thiết nghĩ, khi soạn thảo và áp dụng các bản nội quy HS, nhà trường và giáo viên không nên quá máy móc, cứng nhắc mà phải mềm dẻo và linh hoạt. Nên thay đổi theo từng học kỳ, từng năm cho phù hợp với thực tế. Không sao chép mà cần phù hợp với đặc trưng từng trường, từng địa phương... Như thế mới mong đem đến hiệu quả trong việc giáo dục và tạo tâm lý thoải mái, thuận lợi cho người học.
Theo thanhnien.vn
Bạn đọc viết: Giáo viên trẻ thất vọng vì phải "nhường" danh hiệu Chiến sĩ thi đua Khi nghe công bố danh sách thi đua cấp cơ sở không có tên mình, nữ giáo viên trẻ vô cùng ngạc nhiên và thất vọng. Hội đồng thi đua họp xét đưa một lí do hết sức đơn giản là vì "cô ấy còn quá trẻ, còn nhiều cơ hội để phấn đấu, năm nay phải nhường cho những người lớn tuổi"....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tripadvisor: Hà Nội xếp thứ 2 trong top 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới
Du lịch
09:36:56 15/05/2025
Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp
Sao âu mỹ
09:35:36 15/05/2025
Vụ phụ xe tử vong khi cố chặn xe buýt đang trôi: Nghi quên kéo phanh tay
Tin nổi bật
09:34:03 15/05/2025
'Phát sốt' với mẫu xe hatchback 'trên cơ' Kia Morning, Hyundai Grand i10, giá gần 205 triệu đồng
Ôtô
09:33:18 15/05/2025
Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine
Thế giới
09:23:50 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025
Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?
Nhạc việt
09:11:09 15/05/2025
Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê
Hậu trường phim
09:08:30 15/05/2025
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'
Sao châu á
09:06:54 15/05/2025