Bạn đọc viết: Vợ chồng hục hặc vì chuyện con không đi học thêm
Đọc bài viết “Thấp thỏm khi con không học thêm” đăng trên báo Dân trí, bản thân tôi thật sự đồng cảm với nỗi lòng của gia đình tác giả.
Có lẽ đây là tâm trạng chung của rất nhiều phụ huynh khi con mình không đi học thêm, trong đó có gia đình tôi.
Ảnh minh họa
Con trai tôi năm nay đang học lớp 7. Cháu vừa thi kết thúc học kì 1. Cháu không đạt được danh hiệu học sinh Giỏi vì hai môn Văn, Toán. Tôi đã động viên con cố gắng ở học kì 2 tới đây. Cháu cũng vui vẻ với kết quả này và hứa sẽ cố gắng. Vậy nhưng ngay khi biết chuyện của con thì ông xã giận tôi thật sự. Anh không ngừng trách mắng tôi vì tính bảo thủ cũng như tội chiều con. Giờ con mới ra nông nỗi này đây. Suốt mấy ngày nay, vợ chồng tôi cũng đang rơi vào tình cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”.
Thực ra, đầu năm học tôi cũng có ý định cho con đi học thêm rồi. Tôi đã đăng kí cho con học thêm hai môn Toán và Anh văn ở một trung tâm gần nhà. Mỗi tuần con sẽ học 3 buổi/môn vào các buổi tối. Chuyện đưa rước sẽ do tôi đảm nhận.
Vậy nhưng thật bất ngờ, con bị viêm phổi phải nằm viện suốt nửa tháng trời. Đến khi về nhà, con vẫn còn rất yếu. Ngày nào đi học về, con cũng kêu mệt mỏi cả. Xót con, tôi quyết định không cho cháu đi học thêm nữa. Như vậy, con chỉ phải học chính khóa và tăng tiết ở trường. Ngoài thời gian trên lớp, tôi đăng kí cho con học bơi, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe. Tôi chỉ mong sao con được vui vẻ và khỏe mạnh thôi.
Biết tin con không đi học thêm, ông xã tôi đã từng phản đối kịch liệt. Anh cho rằng, thời nay ai chẳng phải cho con đi học thêm. Muốn con giỏi, nhất định phải đầu tư cho con. Không học thêm, con khó mà theo kịp bạn bè. Anh cũng mong tôi đừng chiều bọn trẻ quá mà chúng sinh hư. Các con cần phải nỗ lực thật nhiều mới thành công được. Vậy nhưng sau tất cả, tôi vẫn nhất quyết làm theo ý mình. Con chỉ học ở trường và không phải học thêm nữa.
Hàng ngày, tôi vẫn thường nhắc nhở, động viên con chuyện học hành. Được cái, thằng bé cũng chăm học và điểm số báo về tương đối ổn. Tôi đã thực sự yên tâm về chuyện học tập của con.
Gần tới ngày thi, tôi cũng liên tục nhắc nhở con chuyện học hành. Tôi không tạo áp lực cho con. Tôi chỉ bảo con cứ cố gắng hết mình đi, đừng căng thẳng quá. Thằng bé thấy mẹ động viên nên rất vui và thoải mái. Ngay cả khi con biết mình chỉ đạt 7,8 ở cả hai môn Toán và Văn, con vẫn cười rất tươi.
Video đang HOT
Chỉ là chuyện học tập của con thôi nhưng người buồn lại là cha mẹ. Hai vợ chồng tôi cứ hục hặc nhau suốt cũng vì chuyện này. Ông xã thì không ngừng trách mắng tôi. Ngày nào, anh cũng đổ thừa tại tôi không cho con đi học thêm nên kết quả mới thế. Chưa kể, cả nhà cũng xúm vào mắng tôi y như anh vậy. Ai cũng cho rằng vì tôi cứng nhắc quá thành ra hại con. Thời nay, không học thêm thì không thể nào giỏi được. Kết quả học tập này của con, 90% lỗi thuộc về tôi.
Tôi thì thấy con học vậy cũng được rồi. Chỉ cần con vui vẻ, hạnh phúc thôi. Vậy nhưng ông xã thì lại không bằng lòng như thế. Anh bảo thương con như thế bằng mười hại con. Cuối cùng, anh quả quyết, học kì 2, người quyết định tương lai cho con sẽ là anh.
Không khí gia đình tôi mấy ngày nay rất căng thẳng, nặng nề. Có lẽ, tôi cũng phải đồng ý để con đi học thêm thôi.
Loát Trần
( Tây Ninh)
Theo Dân trí
Nhiều phụ nữ TP HCM ngại đẻ
Bé Bi vào lớp một, hết ốm vặt, tự ăn uống được, chị Nguyên ở quận 7, "thấy như được sống lại" nên không muốn đẻ nữa.
Con gái hiện 12 tuổi, vợ chồng chị Nguyên vẫn không thay đổi quyết định "chỉ sinh một con". Từ lúc chào đời, bé Bi đã khó nuôi, khi thôi nôi chỉ đạt 8,8 kg. "Mỗi lần cho con ăn uống là một lần đánh vật, ít ra có hai người lớn tham gia, một người cho ăn một người làm trò, lúc thì bố mẹ, lúc thì bà nội hay bà ngoại nên ai cũng ngán", chị Nguyên nhớ lại. Ba năm đầu đời, hầu như tháng nào bé Bi cũng phải đi viện một lần. Bé gầy gò, "hai bà nội ngoại không thèm nói chuyện với nhau luôn vì ai cũng nghĩ người kia là lỗi khiến đứa bé gầy ốm".
Những cái Tết khi con một hai tuổi, vợ chồng chị Nguyên không thể đi đâu chỉ vì con ăn ít và bày bẩn, dễ đổ bệnh khi ra ngoài. Đến khi con vào lớp một, vợ chồng chị mới có thể đi đây đi đó, cảm giác như được hồi sinh. Việc mang bầu, nghỉ thai sản, bắt nhịp trở lại với công việc nhiều áp lực khiến chị Nguyên ngại đẻ.
Vấn đề kinh tế cũng khiến chị ngại sinh thêm. Bé đang học trường công, nhưng mỗi tháng bé học thêm tiếng Anh tốn 3 triệu đồng, bơi lội vui chơi cuối tuần, quần áo, ăn sáng tầm 3 triệu một tháng nữa. "Đấy là chưa học nhạc, vẽ, nhảy vì không có thời gian đưa đón, sắp tới còn phải học thêm Toán, Lý, Văn. Vợ chồng thường cãi nhau việc ai đưa con đi học thêm", chị nói.
Một em bé ngủ gục trên xe máy của mẹ trong cảnh tắc đường ở TPHCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Vợ chồng chị Mai kết hôn đã 3 năm, quyết tâm không đẻ con, mặc dù năm nay chị 29 tuổi. Ban đầu anh chị định sẽ có con sau cưới. Mẹ chồng đi xem thầy bảo năm đó không được tuổi nên chị Mai trì hoãn mang thai. Sau một năm, chị Mai bắt đầu suy nghĩ về việc mình có nên đẻ hay không.
"Tôi sợ hãi việc sinh và nuôi một đứa bé lớn lên với quá nhiều rủi ro", chị Mai nói. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Ở nhà, bố mẹ có thể dạy dỗ con, nhưng một đứa trẻ khi bước chân ra đường là gặp nhiều hiểm họa, cám dỗ, tư tưởng xấu. Chị lo ngại: "Không chịu nổi việc con trở thành một đứa trẻ hư hỏng".
Nhận thấy xung quanh có quá nhiều trẻ con hoàn cảnh thiệt thòi, chị Mai mong dành thời gian, tiền bạc cho những em bé đã được sinh ra hơn là tạo ra thêm trẻ nhỏ. "Có con chắc chắn là một niềm hạnh phúc vô bờ, nhưng đi cùng với nó là nỗi lo lắng không bao có giới hạn", chị Mai chia sẻ.
Gia đình chồng thấy đôi trẻ cưới nhau đã nhiều năm không có con nên khá sốt ruột. Không dám nói thẳng nhưng mọi người hay ám chỉ con dâu vô sinh. Chị Mai không sống cùng gia đình chồng nên vững vàng với quyết định của mình. Vợ chồng chị đưa ra kế hoạch cho việc kiếm tiền, nghỉ ngơi du lịch sau này thay vì lao vào lo cho một đứa trẻ.
TP HCM hiện ở trong nhóm 17 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Tỷ suất sinh của thành phố 1,33 con cho một phụ nữ tuổi sinh đẻ, rất thấp so với mức sinh thay thế của cả nước là 2,1 con.
Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện cán bộ TP HCM, cho biết học viện đang thực hiện các nghiên cứu để cùng Chi cục Dân số Kế hoạch hóa TP HCM đưa ra các giải pháp cho tình trạng mức sinh thấp. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều người có quan điểm dành tuổi trẻ, thanh xuân để hưởng thụ thay vì sinh đẻ.
"Không ít bạn trẻ chưa có kiến thức về sức khỏe sinh sản, chưa hiểu rằng phụ nữ càng lớn tuổi càng khó sinh, nhiều nguy cơ cho mẹ và em bé, ảnh hưởng chất lượng thế hệ mới", tiến sĩ Trang chia sẻ.
Một nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cũng mang tới kết quả là với nhiều người trẻ, mục đích số một của hôn nhân là có người để chia sẻ cuộc sống, sau đó mới hướng đến việc sinh sản duy trì nòi giống, thỏa mãn chuẩn mực xã hội...
Theo các chuyên gia, tình trạng mức sinh thấp sẽ gây bất lợi cho cơ cấu nhân khẩu học và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong tương lai. Giảm sinh sẽ tạo áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, suy giảm về nguồn nhân lực đặc biệt là lao động trẻ. Sau này một đứa trẻ sẽ phải đối diện vấn đề cùng lúc chăm sóc hai bố mẹ và bốn ông bà nội, ngoại.
Sản phụ sinh con tại TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Chi cục Dân số Kế hoạch hóa TP HCM đề xuất nhiều giải pháp như miễn giảm viện phí trong lần sinh con thứ hai đối với người có hộ khẩu thường trú, tăng thời gian nghỉ thai sản bố và mẹ, hỗ trợ vay, mua nhà với vợ chồng sinh hai con, miễn giảm chi phí giáo dục trẻ em...
Theo tiến sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP HCM, thành phố cần mạnh dạn bỏ chính sách sinh đẻ có kế hoạch dù nhiều năm trước đã dày công vận động. Cần có chính sách "dịch chuyển dân số", đưa các khu dưỡng lão ra khỏi TP HCM một cách hợp lý, giải quyết một loạt bài toán ăn ở, đi lại, sinh đẻ, đào tạo... Tăng cường "lấy chất lượng bù số lượng", sàng lọc trước sinh, đầu tư chăm sóc trẻ sau sinh, khám sức khỏe trước khi kết hôn...
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết Sở sẽ cân nhắc các đề xuất của Chi cục Dân số, làm việc với một số sở ngành để có được sự đồng thuận rồi trình UBND TP HCM xem xét giải quyết tình trạng mức sinh thấp hiện nay.
Bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, "hưởng ứng và đồng thuận với những đề xuất của TP HCM". Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 ban hành ngày 22/11 cũng đề cập nhiều đến tình trạng mức sinh thấp.
"TP HCM nên có nghị quyết đặc thù về khuyến sinh, tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân để góp phần nâng cao chất lượng dân số", bác sĩ Phương nói.
Với vợ chồng chị Nguyên, cả hai đã quen và hài lòng với cuộ sống ba người như hiện nay. Nếu được thành phố hỗ trợ để sinh con thứ hai, chị "còn phải cân nhắc đã".
Còn với Mai, cô cho biết sẽ không thay đổi quyết định "dù biết sẽ chịu nhiều điều tiếng vì không sinh con".
Theo VNE
Đắk Lắk: Đã có kết quả trả lời đơn thư của 'cô giáo quỳ' gây xôn xao dư luận Cho rằng mình bị điều chuyển công tác sai quy định, trái pháp luật, bà Hoa Anh đã từng quỳ gối để chờ đưa đơn khiếu nại lên lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk. Hình ảnh giáo viên Hoa Anh quỳ gối để chờ gặp lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk vào tháng 8/2019. Ngày 8/10, tin từ UBND tỉnh Đắk Lắk cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt
Có thể bạn quan tâm

Trước thềm sang Việt Nam làm concert, "em gái BLACKPINK" thông báo 1 tin sốc
Nhạc quốc tế
13:55:02 10/05/2025
Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?
Sao châu á
13:53:07 10/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi lên đồ sexy đi ăn tối, nổi bần bật bên dàn đối thủ nhưng bị tranh cãi 1 điều
Sao việt
13:31:50 10/05/2025
Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại
Thế giới
13:16:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính
Thời trang
11:51:56 10/05/2025
"Mất tích" nửa năm, đồng đội cũ Công Phượng bỗng vụt sáng ở V.League, sáng cửa vô địch
Sao thể thao
11:36:31 10/05/2025