Băn khoăn hiến máu sau tiêm vaccine Covid-19

Dịch Covid-19 đang lây lan và diễn biến phức tạp khiến nhiều người băn khoăn, hiến máu sau khi tiêm vaccine Covid-19 có an toàn không, sau tiêm bao lâu thì được hiến máu.

Theo các chuyên gia y tế, hiến máu sau tiêm vaccine là an toàn. Người đã tiêm vaccine Covid-19, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus rất cao, nên chế phẩm đó rất tốt để điều trị cho bệnh nhân.

Hiến máu sau tiêm vaccine l à an toàn

Trong các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, vô cùng quan ngại là nguồn máu dự trữ giảm đáng kể, nhất là nhóm máu A và O, khiến nhiều người bệnh buộc phải hoãn điều trị. Đơn cử, tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã có gần 70 lịch hiến máu với dự kiến tiếp nhận 25.000 đơn vị máu bị hoãn, hủy. Trong khi Viện là đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp máu cho 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc với diện bao phủ là 40 triệu dân.

Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi vẫn còn hàng nghìn người bệnh thiếu máu mãn tính buộc phải trì hoãn truyền chế phẩm máu. Việc khích lệ hiến máu vẫn đang được triển khai khi nhiều người muốn hiến máu nhưng băn khoăn vì họ mới tiêm vaccine phòng Covid-19.

Băn khoăn hiến máu sau tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Tình nguyện viên hiến máu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Đề cập tới vấn đề này, TS Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho rằng, có nhiều cách để sản xuất các loại vaccine khác nhau. Nếu người dân được tiêm loại vaccine sử dụng các con virus bất hoạt hoặc làm cho nó bị yếu đi thì phải chờ ít nhất 4 tuần mới hiến máu. Với vaccine sử dụng loại virus (đưa một phần con virus SARS-CoV-2) vào trong cơ thể để gây phản ứng miễn dịch thì nên chờ khoảng 2 tuần. Còn vaccine sử dụng công nghệ mRNA, người dân hoàn toàn có thể đi hiến máu rất sớm sau đó. Sau tiêm vaccine Covid-19, nếu mỗi người cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng hoặc những tác dụng phụ do tiêm vaccine đã được giải quyết thì có thể hiến máu bình thường.

Theo chuyên gia, hiến máu không làm ảnh hưởng đến việc cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus và cũng không làm giảm tác dụng của vaccine sau khi đã tiêm vào cơ thể. Khi truyền máu, cơ thể người bệnh có thể nhận được một lượng nhỏ kháng thể chống lại virus từ máu của người hiến đã được tiêm vaccine hoặc đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể này quá nhỏ để có thể tạo ra sự khác biệt, do đó, không thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 ở người bệnh được nhận máu.

TS Bạch Quốc Khánh khuyến cáo, những người hiến máu phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Thêm vào đó, những ngày sau, nếu chẳng may chúng ta có nguy cơ trở thành F1, F2 nên liên lạc với đơn vị tiếp nhận máu của người hiến máu để có những biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt động truyền máu. Qua các nghiên cứu, người ta thấy rằng, không có tình trạng bị lây truyền Covid-19 qua đường truyền máu. Vì thế, người hiến máu bị nhiễm Covid-19, máu của họ vẫn có thể được sử dụng, không ảnh hưởng gì đến bệnh nhân được tiếp nhận lượng máu đó.

Máu hiến từ người đã tiêm vaccine rất tốt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19

Video đang HOT

Đồng quan điểm, TS Trần Ngọc Quế – Phó Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia cho rằng, các chế phẩm máu từ người hiến đã được tiêm vaccine Covid-19 sẽ rất tốt cho điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Với người đã tiêm vaccine, khả năng cơ thể sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 rất cao. Vì vậy, các chế phẩm máu mà họ hiến đã có các kháng thể đó sẽ rất tốt để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân Covid-19 nặng cần truyền huyết tương.

“Với các bệnh nhân Covid-19, ngoài tổn thương phổi, họ còn gặp các triệu chứng rối loạn đông máu. Nhiều trường hợp cần sử dụng các chế phẩm huyết tương như: Huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh giàu yếu tố VIII (cryo). Đặc biệt, các trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng đa số có bệnh nền hoặc bệnh lý kết hợp khác. Do vậy, trong điều trị cũng cần dùng cả tới các chế phẩm máu khác như: Khối hồng cầu, khối tiểu cầu…” – TS Trần Ngọc Quế cho biết thêm.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Truyền máu Quốc tế, với người được tiêm vaccine Covid-19, chỉ khoảng 1 tuần sau tiêm là có thể hiến máu được. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể hiến máu giữa các mũi tiêm vaccine Covid-19, miễn là người hiến máu đang không gặp phải bất kỳ một tác dụng phụ nào từ vaccine như: Đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh hay sốt… Việc hiến máu có thể tiếp tục sau khi hết tác dụng phụ.

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, phản ứng miễn dịch của người hiến tặng đối với vaccine sẽ không bị gián đoạn khi cho máu và không làm giảm khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, mỗi cá nhân có thể hiến máu có kháng thể từ vaccine.

Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì?

Nhiều người cho rằng, sau khi tiêm vaccine COVID-19, ai sốt, đau nhức người thì cơ thể mới sinh kháng thể, điều này có đúng?

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, sau tiêm vaccine việc cơ thể sẽ tiếp xúc với một kháng nguyên lạ.

Phản ứng bình thường của cơ thể là huy động hệ miễn dịch chống lại và tiêu diệt kháng nguyên lạ đó, đồng thời tạo trí nhớ miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể để chống lại những đợt tấn công tiếp theo của kháng nguyên. Những phản ứng miễn dịch đó biểu hiện ra bên ngoài như đau tại chỗ tiêm, sốt, đau người, đau mệt mỏi... ở mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người phản ứng sau tiêm vaccine là khác nhau. Không phải ai sau tiêm cũng có biểu hiện phản ứng và điều này không phản ánh việc tạo miễn dịch của vaccine. Để đánh giá miễn dịch sau tiêm chính xác cần xét nghiệm máu định lượng kháng thể.

"Thực tế vaccine là một trong những sinh phẩm an toàn nhất. Các vaccine trước khi được đưa vào sử dụng đều được đánh giá tính an toàn và hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế. Còn việc cơ thể phản ứng hay không phản ứng chứng minh người đó có hay không có kháng thể thì chưa chính xác", bà Hồng nói.

Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì? - Hình 1

PGS - TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Chung quan điểm, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nêu rõ, không phải cứ tiêm xong vaccine COVID-19 gặp phản ứng thì mới chứng minh cơ thể một người đã sản sinh ra kháng thể chống lại virus.

Về cơ bản có hay không sinh kháng thể phụ thuộc từng người, và người đó phải được xét nghiệm mới biết được. "Không phải ai khi tiêm vaccine đều sinh kháng thể ngay, kể cả người phản ứng sốt hay không sốt. Cũng không thể khẳng định người bị sốt sau khi tiêm sẽ có kháng thể hoặc nhiều kháng thể hơn người không phản ứng gì. Việc này tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người. Thậm chí có trường hợp người gặp phản ứng nhưng không sinh nhiều kháng thể bằng người chẳng có phản ứng gì" , ông Phu nói.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, việc sinh miễn dịch hay không sau tiêm vaccine COVID-19 là do miễn dịch, cơ địa của mỗi người. Việc cơ thể phản ứng không liên quan hay chứng minh rằng người đó có kháng thể chống lại virus.

"Giống như việc có vaccine sau khi tiêm tạo miễn dịch hơn 90% nhưng có vaccine thì chỉ được trên 70% hoặc trên 80%. Vì vậy nói sốt, đau người hay sưng chỗ tiêm là sinh miễn dịch thì không dựa căn cứ khoa học nào cả. Thậm chí có người tiêm xong còn không thể sinh miễn dịch dù cơ thể phản ứng", BS Khanh nói.

Còn theo BS CKII Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phản ứng của mỗi người đối với tác nhân bên ngoài đưa vào đều khác nhau. Người phản ứng mạnh, người phản ứng ít, người phản ứng nặng, người phản ứng nhẹ thậm chí không phản ứng. Cho nên, tuỳ vào mỗi người mà sẽ sinh được tỷ lệ kháng thể nhất định sau khi tiêm vaccine chứ không phụ thuộc vào việc người đó phản ứng thế nào khi tiêm vaccine.

"Nhiều người sau tiêm không thể có kháng thể 100%. Điều này phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người, người nào miễn dịch tốt thì sản sinh nhiều kháng thể. Còn người yế khó đạt được miễn dịch tốt", BS Hà nói.

Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì? - Hình 2

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM.

Nhiều chuyên gia về dịch tễ cũng cho rằng, không thể dựa vào phản ứng của cơ thể trước vaccine mà cho rằng người đó có hay không có kháng thể. Các chuyên gia đều đồng tình, việc sinh kháng thể hay không, kháng thể nhiều hay ít sau khi tiêm vaccine tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người chứ không liên quan tới phản ứng của người đó với vaccine.

Vì sao phải tiêm mũi vaccine nhắc lại?

Trước thắc mắc của nhiều người về việc tại sao phải tiêm mũi nhắc lại (mũi 2) dù mũi 1 vaccine COVID-19 đã tạo kháng thể, BS Trương Hữu Khanh cho hay, khi nghiên cứu vaccine nhà sản xuất đều tính đến là mỗi mũi sẽ có nồng độ bao nhiêu thì hợp lý, tiêm số mũi nhiều hay ít sẽ hiệu quả và khoảng cách mỗi mũi là bao nhiêu. Vaccine COVID-19 cũng nằm trong nguyên tắc này.

Tuỳ vào nghiên cứu của loại vaccine đó thế nào. Có loại chỉ cần tiêm 1 mũi đã đạt miễn dịch mong muốn nhưng có loại phải 2, thậm chí là 3 mũi mới hiệu quả. Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào loại vaccine, nghĩa là có loại sau khi tiêm xong đạt 80% miễn dịch nhưng có loại đạt tới 90%. Hoặc loại vaccine tiêm 1 mũi đạt 70% nhưng có loại tiêm 1 mũi chỉ đạt 30% nên phải tiêm mũi 2.

"Hiểu nôm na là tiêm mũi 1 vẫn có thể có hoặc không sinh kháng thể, hoặc nếu sinh kháng thể thì cũng không đạt hiệu quả mong muốn nên chúng ta phải tiêm mũi 2 để bổ sung thêm và củng cố lượng kháng thể đó sao cho cơ thể đạt được hiệu quả cao nhất chống lại virus. Vì vậy, việc tiêm mũi 2 hay tiêm nhắc lại vaccine là điều rất quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch tốt nhất" , BS Khanh nhấn mạnh.

PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết, mỗi vaccine trước khi đưa vào sử dụng đều được nghiên cứu qua quá trình và được đánh giá khoa học, nhằm lựa chọn được lịch tiêm chủng tạo miễn dịch phòng bệnh hiệu quả nhất.

Đối với các vaccine phải tiêm nhiều liều, việc tiêm chủng không đủ mũi, hầu hết không có tác dụng phòng bệnh, dù cơ thể vẫn đáp ứng miễn dịch nhưng kháng thể không đủ để phòng bệnh trong trường hợp cơ thể phải tiếp xúc với lượng virus lớn. Vì vậy, để phòng bệnh COVID-19 theo các hướng dẫn của các nhà sản xuất vaccine hiện nay thì cần tiêm đầy đủ 2 mũi mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Tiêm vaccine COVID-19 phải sốt, đau người mới sinh kháng thể: Chuyên gia nói gì? - Hình 3

Tiêm mũi 2 hoặc nhắc lại vaccine là rất quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch tốt cho cơ thể.

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, việc tiêm mũi 2 vaccine giúp kháng thể "nhớ lại" virus để có phản ứng chống lại virus đó.

"Có vaccine chỉ 1 mũi, nhưng nhiều loại vaccine tới 2, 3 mũi thậm chí nhắc lại nhiều hơn. Như vaccine COVID-19 hiện nay phải tiêm 2 mũi. Điều này nằm trong tính toán, nghiên cứu của các nhà khoa học. Nó giống như virus là kẻ trộm và vaccine là tấm lá chắn bảo vệ. Khi virus tấn công một lần thì lá chắn vẫn chưa thể bảo vệ tuyệt đối, nhưng khi gặp virus đó nhiều lần, cơ thể quen với việc phải chống lại virus thì sẽ có kháng thể tốt hơn. Tuỳ vào mỗi loại vaccine mà chúng ta phải tiêm mấy lần mới nhớ được", ông Phu nói.

Các chuyên gia truyền nhiễm khác cũng khẳng định, phải tiêm nhắc lại vaccine vì mũi ban đầu được coi là mũi tiêm sinh kháng thể, còn mũi 2 là để củng cố hệ miễn dịch khoẻ hơn. Tiêm mũi 2 kích thích các tế bào có "trí nhớ miễn dịch", từ đó kháng thể chống lại virus trong mũi nhắc lại được tăng lên và bền vững hơn.

Vì vậy mà các nhà khoa học phải thử nghiệm rất nhiều lần qua các giai đoạn mới cho ra được loại vaccine hoàn chỉnh. Các chuyên gia đều tính đến việc tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi phải cách nhau bao nhiêu lâu thì mới đạt được tỷ lệ miễn dịch cao nhất.

Tính tới 16h ngày 12/6, Việt Nam tiêm vaccine COVID-19 cho tổng cộng 1.454.221 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 54.385 người.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?Một ca mắc Covid-19 chuyển nặng, dịch tại Việt Nam có đáng lo?
20:24:33 24/05/2025
Phát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCMPhát hiện biến chủng COVID-19 mới ở TP HCM
09:05:23 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
09:20:32 25/05/2025
Những triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ýNhững triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ý
07:13:32 24/05/2025
5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết
10:05:10 24/05/2025
Những lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phiNhững lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phi
09:00:23 24/05/2025
4 nhóm người cần cảnh giác cao độ với ô nhiễm không khí4 nhóm người cần cảnh giác cao độ với ô nhiễm không khí
08:47:19 25/05/2025
4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả
07:48:49 24/05/2025

Tin đang nóng

Một phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâmMột phụ nữ ở TPHCM bị 8 người đàn ông hiếp dâm
18:36:58 25/05/2025
Nam NSƯT phải cắt nửa lá gan, mổ 3 lần, bị vợ cấm đủ thứ giờ sống sao?Nam NSƯT phải cắt nửa lá gan, mổ 3 lần, bị vợ cấm đủ thứ giờ sống sao?
15:32:57 25/05/2025
Á hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩnÁ hậu kết hôn sớm nhất Vbiz, danh tính chồng vẫn bí ẩn
18:18:15 25/05/2025
Chân dung nữ nghệ sĩ Việt bị trách lấy chồng lần 2 ở tuổi 63 mà không mời, phải vội lên tiếngChân dung nữ nghệ sĩ Việt bị trách lấy chồng lần 2 ở tuổi 63 mà không mời, phải vội lên tiếng
15:31:01 25/05/2025
Nghi vấn mỹ nhân showbiz bí mật mang thai cho thiếu gia tập đoàn lớn, sắp làm dâu hào môn hậu chia tay tỷ phú U70Nghi vấn mỹ nhân showbiz bí mật mang thai cho thiếu gia tập đoàn lớn, sắp làm dâu hào môn hậu chia tay tỷ phú U70
15:10:31 25/05/2025
Thái Y Lâm, Bành Vu Yến bí mật tái hợp âm thầm bên nhau gây chấn động showbiz?Thái Y Lâm, Bành Vu Yến bí mật tái hợp âm thầm bên nhau gây chấn động showbiz?
16:28:16 25/05/2025
TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạnTPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn
18:46:49 25/05/2025
Con trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giáCon trai Trần Khôn ở tuổi 23: Từ "đứa trẻ bí ẩn nhất showbiz" nay trở thành kiến trúc sư danh giá
18:21:32 25/05/2025

Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

10:44:33 25/05/2025
Bé gái 10 tuổi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu, do bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi tắm biển.
Tại sao phải lấy cao răng?

Tại sao phải lấy cao răng?

09:13:54 25/05/2025
Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều, độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

09:00:04 25/05/2025
Duy trì thói quen ăn sáng lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích. Ngoài việc bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết, bữa sáng còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, bệnh tim và đột quỵ.
6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

08:58:50 25/05/2025
Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mùa hè, dứa còn là một nguồn cung cấp vitamin C khá tốt. Theo USDA, một chén dứa tươi thái hạt lựu chứa 79 mg vitamin C, một lượng vừa đủ để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng

21:56:52 24/05/2025
Mới đây, một bé trai tên C. (13 tuổi, ngụ tỉnh Long An) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt từ vết thương sâu ở cổ tay phải, đau đớn và hoảng loạn.
Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

20:22:37 24/05/2025
Rất nhiều chị em thích có làn da trắng, làm đẹp bất chấp bằng các loại kem ủ trắng không rõ nguồn gốc. Nhiều người không ngờ bôi ngoài da lại gây hiểm họa cho tim mạch, lão hóa sớm, ung thư da
5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

15:02:34 24/05/2025
Nếu bạn là người thích đồ ăn cay, có thể cân nhắc thời điểm và tần suất ăn chúng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều thực phẩm cay và giấc ngủ.
Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

14:52:49 24/05/2025
Qua đó, năng lực xử trí các ca bệnh phức tạp tại tuyến y tế địa phương cũng được nâng cao rõ rệt. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp.
Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

11:47:16 24/05/2025
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chất béo lành mạnh vào khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, cải thiện kiểm soát insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách ổn định, lâu dài.
Axit uric cao nên ăn rau gì?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

11:27:45 24/05/2025
Cách tốt nhất khi chế biến rau củ là bạn nên dùng phương pháp luộc, hấp. Ngoài ra bạn cần hạn chế chiên xào, dầu mỡ. Nếu có sử dụng dầu trong chế biến rau củ, bạn nên ưu tiên dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc để giảm lượng chất béo.
Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

11:16:35 24/05/2025
Glutathione không phải là thuốc tiên và càng không nên là lựa chọn đầu tiên cho các mục tiêu làm đẹp nếu bạn chưa hiểu rõ bản chất và nguy cơ. Sử dụng một cách thiếu hiểu biết có thể gây hại nhiều hơn lợi.
5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

10:57:29 24/05/2025
Thuốc phân loại là thuốc không kê đơn theo phân loại của thuốc có cùng hoạt chất, dược liệu, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nếu đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí quy định trên.

Có thể bạn quan tâm

Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry

Xe sedan dài hơn 5 mét, cửa cắt kéo, công suất 586 mã lực, trang bị tiên tiến, giá ngang Toyota Camry

Ôtô

20:16:23 25/05/2025
Bản tầm xa cũng dùng chung động cơ 363 mã lực nhưng được nâng cấp lên bộ pin NMC ba thành phần do CALB cung cấp, cho hiệu suất và tầm hoạt động tốt hơn. Dù trọng lượng nhẹ hơn bản tiêu chuẩn (2.090 kg), tốc độ tối đa vẫn được giữ nguyên...
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng biết ơn Bùi Lan Hương sau biến cố sức khỏe

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng biết ơn Bùi Lan Hương sau biến cố sức khỏe

Sao việt

20:15:33 25/05/2025
Sau thời gian gặp sự cố sức khỏe, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng điều chỉnh lối sống, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt, bỏ các thói quen xấu.
Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"

Trải nghiệm Samsung Galaxy A56 5G: Gen Z tấm tắc nhưng vẫn nói "tuy nhiên"

Đồ 2-tek

20:15:21 25/05/2025
Samsung Galaxy A56 5G là sản phẩm gây chú ý trong phân khúc tầm trung. Liệu nó có xứng đáng với mức đầu tư khoảng 10 triệu đồng?
Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới

Computex 2025: CEO Nvidia gọi AI là cơ sở hạ tầng mới

Thế giới số

20:11:21 25/05/2025
Trong khuôn khổ triển lãm Computex Taipei 2025, ông Jensen Huang, CEO của tập đoàn Nvidia, nhận định AI không chỉ là một công nghệ đơn lẻ mà còn là một cơ sở hạ tầng mới mang tính nền tảng.
Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối

Streamer 2 lần mắc ung thư được cầu hôn gây xúc động: 7 năm, 9 lần từ chối

Netizen

20:11:08 25/05/2025
Từng bị từ chối tới 9 lần, ở lại khi cô mắc ung thư, chàng IT cuối cùng đã chính thức về chung một nhà với nữ streamer Nắng .
Hàng chục cảnh sát đột kích bãi vàng giữa rừng

Hàng chục cảnh sát đột kích bãi vàng giữa rừng

Pháp luật

20:10:13 25/05/2025
Hơn 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an tỉnh Gia Lai đã đột kích vào một bãi vàng nằm rừng thuộc xã Đak Sơ Mei, huyện Đăk Đoa.
Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Tin nổi bật

20:00:43 25/05/2025
Công an tỉnh Kon Tum đang xác minh, làm rõ nguyên nhân tử vong của ông Lương Văn Hiền (Nghệ An) tại đường liên thôn xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi.
Garnacho không còn cửa ở lại CLB Manchester United

Garnacho không còn cửa ở lại CLB Manchester United

Sao thể thao

19:58:49 25/05/2025
HLV của CLB Manchester United Ruben Amorim có kế hoạch bán Alejandro Garnacho, trong khi đội bóng ở Saudi Arabia Neom SC sẽ chiêu mộ thủ môn Andre Onana vào mùa hè này.
Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc

Hàng nghìn người đội mưa giữa đêm khuya và bức ảnh thấy rõ kiếp nạn của siêu sao số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

19:50:31 25/05/2025
Hình ảnh đám đông xếp hàng từ khuya, dưới cơn mưa lớn là minh chứng cho sức hút của G-Dragon. Hoạt động đến năm thứ 19, G-Dragon vẫn giữ vững ngôi vương của mình.
Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?

Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?

Sao châu á

19:26:37 25/05/2025
Đám cưới lần 2 của Uông Tiểu Phi được tổ chức hoành tráng, chăm chút đến từng chi tiết, không thua gì lần cưới Từ Hy Viên.
Freddie Mercury có con gái bí mật

Freddie Mercury có con gái bí mật

Sao âu mỹ

19:24:06 25/05/2025
Cuốn sách Love, Freddie khẳng định đứa trẻ được thụ thai ngoài ý muốn trong một lần ngoại tình của ông với vợ của một người bạn thân vào năm 1976.