Băn khoăn sau sắp xếp lại trường, lớp học ở Yên Bái
Điều đáng ghi nhận tại Yên Bái sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là đã cơ bản chấm dứt tình trạng nhiều trường học trên cùng một địa bàn có quy mô nhỏ, gây lãng phí về bộ máy quản lý cũng như cơ sở vật chất. Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án trên còn nhiều bất cập.
Giờ tập tô mầu tại Trường mầm non xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái).
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, bên cạnh kết quả đạt được, do cách làm có phần nóng vội, một số địa phương vì thành tích cho nên triển khai đề án chưa thấu tình đạt lý, dẫn đến thắc mắc, khiếu nại về chế độ của cán bộ, giáo viên, nhất là những người nằm trong diện miễn nhiệm, điều chuyển từ giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy bậc học mầm non.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại huyện Lục Yên, số giáo viên mầm non hiện còn thiếu so với yêu cầu, trong khi đó, ở bậc tiểu học lại xảy ra tình trạng dư thừa giáo viên cho nên huyện cử 45 giáo viên tiểu học đi đào tạo giáo viên mầm non. Trong số 45 giáo viên đã qua đào tạo lại, có 19 giáo viên được biệt phái dạy bậc học mầm non. Chủ tịch UBND huyện Lục Yên Bùi Văn Thịnh cho biết: Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học là chủ trương lớn của tỉnh cho nên để đạt được hiệu quả trong quá trình thực hiện cần sự đồng thuận, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dân. Với giáo viên có nguyện vọng được dạy bậc học mầm non, huyện sẽ xem xét, giải quyết bố trí công tác tại các trường mầm non. Đối với giáo viên có nguyện vọng tiếp tục công tác tại bậc tiểu học, huyện sẽ sắp xếp, cân đối lại đội ngũ giữa các đơn vị trường học, bố trí giảng dạy tại cấp tiểu học theo chuyên môn đào tạo và kiêm nhiệm một số nhiệm vụ khác để bảo đảm định mức lao động. Về việc biệt phái, điều động giáo viên, huyện đã và đang điều chỉnh một số nội dung của việc điều động giáo viên tiểu học dạy bậc học mầm non, trong đó không điều động giáo viên có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều băn khoăn trong đội ngũ giáo viên. Tại Trường mầm non Bình Minh, xã Động Quan (Lục Yên) hiện còn thiếu ba giáo viên theo quy định. Qua rà soát, huyện tăng cường hai giáo viên tiểu học xuống dạy mầm non. Cô giáo Lê Thị Hải Sơn trước dạy tại Trường tiểu học An Lạc, dù không có kỹ năng phù hợp nhưng phải chuyển đi dạy tại trường mầm non cách nhà 30 km cho biết: Theo quyết định điều động, tôi tăng cường dạy Trường mầm non Bình Minh đến tháng 5-2018, vẫn được hưởng lương như dạy bậc tiểu học. Tuy nhiên khi tôi hết thời gian điều động dạy mầm non thì sẽ về đâu, hưởng lương thế nào? Bởi theo quy định, làm nhiệm vụ gì thì hưởng theo mức đó, cho nên cơ quan chức năng cần làm rõ điều này.
Video đang HOT
Trong khi đó, huyện Mù Cang Chải (một trong bốn huyện thí điểm sắp xếp quy mô trường, lớp học) số giáo viên dôi dư cấp tiểu học có 50 người dạy bậc học mầm non, 15 người kiêm nhiệm quản sinh và dạy xóa mù chữ. Tuy nhiên, do chưa có chủ trương tuyển dụng, một số trường mầm non vẫn thiếu giáo viên nghiêm trọng, không bảo đảm chất lượng dạy và quản lý các cháu nhỏ. Tại xã Lao Chải, nơi trải qua trận lũ quét hồi tháng 8-2017, làm Trường mầm non Tà Ghênh cùng 14 ngôi nhà trôi theo dòng nước dữ; Hiệu trưởng Trường mầm non Tà Ghênh Hà Thị Nhàn dẫn chứng: Trường có 23 lớp với 730 học sinh, hiện còn thiếu 14 giáo viên theo. Vì vậy, việc bố trí mỗi cô một lớp học là trái quy định nhưng không còn cách nào khác.
Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái Đoàn Thị Hà thừa nhận tình trạng thiếu giáo viên mầm non, trong đó số giáo viên nghỉ chế độ thai sản, về hưu chưa kịp bổ sung chiếm 13% (khoảng 600 người). Mặc dù tỉnh Yên Bái thực hiện phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi, nhưng không tăng biên chế, nguy cơ mất an toàn tại các lớp mầm non là hiện hữu, cần có một giải pháp cấp bách về việc này. Hiện tại, UBND tỉnh Yên Bái giao kinh phí theo biên chế hiện có, không giao theo quy mô như trước, đồng thời siết chặt việc dạy hợp đồng, cho nên ngành giáo dục đang thiếu gần 250 giáo viên mầm non, dẫn đến tình trạng mỗi cô một lớp, rất vất vả.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, tỉnh Yên Bái đã đưa ra việc không sáp nhập 120 điểm trường mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn, có khoảng cách so với điểm trường chính từ bốn ki-lô-mét trở lên, hoặc từ 3 đến 4 km nhưng giao thông khó khăn; các trường tiểu học có quy mô ổn định, cơ sở được xây dựng từ bán kiên cố trở lên. Xác định, làm rõ số lượng biên chế giáo viên thừa, thiếu theo cơ cấu từng cơ sở giáo dục, để điều chuyển nội bộ từ nơi thừa đến nơi thiếu trong cùng một địa bàn cấp huyện. Sau khi cân đối, điều chuyển nội bộ, căn cứ theo nhu cầu thực tế, địa phương sẽ xây dựng phương án và thực hiện quy trình tuyển dụng bổ sung biên chế còn thiếu theo quy định.
Theo Nhandan.com.vn
Thi giáo viên giỏi và chuyện chuyển-mượn học trò
Để có kết quả thi giáo viên giỏi khả quan hơn, nhiều học sinh bị đánh giá là yếu, hoặc "không an toàn" bị tạm chuyển sang lớp khác; đổi lại, các em học sinh giỏi và ngoan ở các lớp khác được "mượn" để trám vào số bị tạm điều chuyển đó.
Trong một lớp học, khó có thể tất cả học sinh đều giỏi như nhau. Vì thế, mỗi lần thi giáo viên giỏi, một số em học yếu hơn thường bị chuyển tạm sang lớp khác. Ảnh: Nguyễn Hùng
Tổ chức những cuộc thi như thế để làm gì, khi mà ngay từ đầu đã không có sự trung thực từ chính những người làm giáo dục?
Ngày mai, cô giáo chủ nhiệm thi giáo viên giỏi cấp thành phố, cô con gái học lớp 1 tại một trường tiểu học của TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về hồn nhiên khoe với bố, mẹ: "Sáng mai con cùng 7 bạn nữa sẽ chuyển sang lớp khác".
Có lẽ phải nhiều năm nữa bọn trẻ mới hiểu vì sao lại như thế!. Trước giờ thi của cô, "nhân sự" trong lớp đã được an bài: 8 gương mặt thân quen đã được thay thế bằng 8 gương mặt lạ lẫm nhưng được đánh giá là có học lực tốt hơn. Bọn trẻ còn lại chắc cũng chẳng hiểu vì sao lại xuất hiện các bạn từ lớp khác trong lớp của mình, còn một số bạn cùng lớp thì lại vắng mặt; nhưng đàn anh, đàn chị đang học cấp 2 nghe chuyện thì hiểu liền bởi đã trải qua giai đoạn đó.
Ban giám khảo, trong đó có những cán bộ, chuyên viên từ trên phòng giáo dục-đào tạo thành phố, có lẽ cũng chẳng lạ gì với "chiêu trò" thi giáo viên giỏi lâu nay, nhưng chắc chỉ cần nắm sĩ số học sinh trong lớp, chứ mấy ai quan tâm những học sinh nào được "mượn" từ lớp khác.
Một cuộc thi nghiêm túc luôn cần mọi khâu, quy trình nghiêm túc, trong đó ít nhất phải xác minh được học sinh của lớp đích thực gồm những ai? Việc này cực kỳ đơn giản, nhưng căn bệnh thành tích đã dẫn tới những cuộc chuyển - mượn học sinh như thế ở các cuộc thi giáo viên giỏi, mà chính các thầy, cô và phụ huynh đều biết.
Hỏi một số phụ huynh, giáo viên ở các địa phương khác, được biết, tình trạng thi kiểu trên cũng không còn gì xa lạ.
Một lớp học tất nhiên phải có em nọ, em kia - không thể đồng đều ngoan và giỏi như nhau. Vấn đề là thầy, cô dạy dỗ các em thế nào, cho dù chỉ qua một buổi, thậm chí cả cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố, không đánh giá hết được năng lực của các thầy, cô.
Trước đây, thi giáo viên giỏi, vẫn thường có chuyện thầy-cô chủ nhiệm yêu cầu khi được hỏi thì cả lớp giơ tay để đẹp đội hình, nhưng không có chuyện tạm "chuyển", "nhượng" học sinh.
"Đẩy" tạm các em có học lực kém hơn, hoặc học sinh cá biệt sang lớp khác, với hi vọng kết quả thi của các thầy, cô sẽ tốt hơn, là một cách phản giáo dục của những người làm giáo dục. Những người quản lý giáo dục, những thầy, cô hàng ngày vẫn đứng trên bục giảng, dạy các em những điều hay lẽ phải sẽ nghĩ gì khi những việc làm không trung thực của mình.
Những cuộc thi như thế cũng chẳng khác gì những trận bóng đá được dàn xếp tỉ số. Vậy thì thi làm gì?
Theo Laodong.vn
Hoạt động trải nghiệm ở chương trình phổ thông mới được dạy thế nào? PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương
Thế giới
21:14:35 21/05/2025
Toyota bán xe điện cạnh tranh với Tesla Model Y, giá chỉ bằng một nửa
Ôtô
21:12:50 21/05/2025
Kiểm tra công ty bán sản phẩm giảm cân "Ngân 98" nhưng... không tìm ra
Tin nổi bật
21:05:26 21/05/2025
CLB công khai chiêu mộ Messi
Sao thể thao
21:02:37 21/05/2025
Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty
Pháp luật
20:59:17 21/05/2025
Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê
Lạ vui
20:56:56 21/05/2025
Angelina Jolie đụng ý tưởng với Hà Hồ, lên đồ y hệt, ai đỉnh hơn?
Sao âu mỹ
20:45:11 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
Netizen
20:43:10 21/05/2025
NSND Tự Long trong 'Mưa lửa': Chỉ vì chứng minh hát live mà tạo phốt cho tôi?
Hậu trường phim
20:40:19 21/05/2025
26 tuổi bất ngờ mang bầu, tôi sốc nặng khi bạn trai cũ nói một câu
Góc tâm tình
20:40:11 21/05/2025