Ban thờ tổ tiên của mẹ đảm Hà Nội gây sốt mạng vì bài trí quá có tâm
Hình ảnh ban thờ tổ tiên của chị Thu Ngọc ở Hà Nội khiến cư dân mạng ngưỡng mộ vì sự chăm chút tỉ mỉ, thể hiện cả gu thẩm mỹ và sự thành tâm.
Là giáo viên, công việc giảng dạy bận rộn nhưng mỗi ngày rằm, mùng 1 hay lễ tết, chị Đỗ Thu Ngọc (35 tuổi, sống tại Hà Nội) đều dành thời gian chuẩn bị mâm lễ trang trọng dâng lên tổ tiên để cầu bình an, sức khoẻ cho cả gia đình. Ban thờ được chị bài trí tỉ mỉ để vừa đúng lễ nghi truyền thống vừa tuân thủ nguyên tắc phong thủy.
Người phụ nữ Hà thành tâm sự, chị may mắn được sinh ra và làm dâu trong hai gia đình coi trọng truyền thống, được dạy dỗ rất nhiều về tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên. Ban thờ đối với chị không chỉ đơn thuần là nơi thực hiện nghi lễ thờ cúng mà còn là nơi kết nối với ông bà, người thân đã khuất. Chính vì thế, chị luôn dành thời gian và tâm huyết để chăm sóc từng chi tiết nhỏ cho không gian này.
“Ngày còn bé mỗi lần bố sắp lễ là mình lại chạy quanh hỏi han đủ thứ. Bố từng bảo mình: ‘Con nhìn bố làm để sau này đi lấy chồng còn biết làm nhé’. Đến khi lấy chồng, dù ở riêng nhưng mình vẫn được cha chồng chỉ dạy từng chút một, từ việc quả cau, lá trầu phải xếp thế nào đến lọ hoa, cây nến đặt ở đâu cho đúng. Từ đó mình dần dần biết được cách chuẩn bị thờ cúng sao cho đúng giữ đúng nếp xưa của các cụ”, chị Ngọc chia sẻ.
Những mâm lễ bày trí đẹp mắt trên bàn thờ tổ tiên.
Nhìn vào ban thờ của gia đình chị Ngọc, mọi người không khỏi ấn tượng bởi sự khéo léo trong cách bài trí. Các vật dụng như bình hoa, bát hương, nến và chân đèn đều được sắp xếp một cách hài hòa, tạo nên tổng thể trang nhã và thanh tịnh. Mỗi đồ vật đều có ý nghĩa riêng, từ màu sắc đến vị trí đều được cân nhắc kỹ càng để đảm bảo sự cân bằng.
“Ban thờ phải đầy đủ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, bài trí hài hoà đúng theo lối xưa. Vì muốn kết hợp cả tính thẩm mỹ hiện đại nên mình phá cách một chút trong cách bày biện, trang trí sao cho đẹp, còn lại mọi thứ vẫn theo nếp cũ không thay đổi”, chị Ngọc cho biết
Mỗi mùa trong năm, ban thờ tổ tiên của gia đình chị Ngọc lại có diện mạo mới với những loài hoa đặc trưng, như hoa đào, hoa mai dịp Tết Nguyên đán, hoa sen trong mùa hè, hoa cúc vàng khi thu về… Tất cả đều được chị sắp xếp khéo léo, hài hòa và mang đậm nét văn hóa Việt.
Chị Ngọc chia sẻ, mỗi loài hoa mang một ý nghĩa riêng, việc thay đổi hoa theo mùa không chỉ làm cho ban thờ thêm đẹp mà còn thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Việc trang trí ban thờ không chỉ đơn giản là xếp đặt hoa lá. Chị Ngọc luôn chú trọng đến màu sắc, hình dáng của từng loại hoa, từ đó cân đối, lựa chọn kỹ càng để bày trí sao cho hài hòa với không gian thờ cúng vốn có. Mỗi lần hoàn thành, chị đều cảm nhận rõ niềm vui và sự bình an trong lòng.
“Mình chia thời gian để mua đồ cúng sao cho hợp lý và không ảnh hưởng đến công việc. Hoa mình thường mua trước 1-2 ngày để dưỡng, giúp hoa nở để dâng lễ cho đẹp. Trái cây sẽ mua chiều hôm trước hoặc sáng sớm hôm sau.
Đặc biệt vào những ngày này, xôi, chè, bánh xu xê dâng lễ đều do mình tự tay làm. Bánh xu xê sẽ được làm từ tối hôm trước, còn chè và xôi thì mình dậy sớm nấu. Những công việc này không quá vất vả nhưng tốn thời gian. Có lẽ do làm quen rồi và phân bổ thời gian hợp lý nên mình thấy cũng nhẹ nhàng, không quá khó khăn”, cô giáo Hà Nội cho biết.
Video đang HOT
Chị Ngọc tự tay làm đồ cúng, mua hoa tại chợ đêm để chuẩn bị cho những ngày lễ, Tết.
Những hình ảnh về ban thờ tổ tiên của chị Ngọc được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ với hoa tay và ý tưởng sáng tạo của chị, cảm thấy được truyền cảm hứng để chăm sóc không gian thờ cúng của gia đình mình
Là người yêu các giá trị truyền thống, khi chia sẻ lên mạng hình ảnh ban thờ nhà mình và những mâm lễ nhỏ mà mình dày công chuẩn bị, chị Ngọc muốn những người trẻ thêm hiểu và yêu các giá trị văn hóa mà cha ông để lại. “Họ có thể thể hiện bằng cách này hay cách khác, nhanh hay chậm, đầy đủ hay chưa đầy đủ, quan trọng là những điều tốt đẹp của tổ tiên luôn được người trẻ giữ gìn, phát huy và tiếp nối”, chị bày tỏ.
Cùng xem những cách bài trí ban thờ của chị Ngọc qua những hình ảnh gây sốt mạng xã hội:
Ban thờ ngày Tết với đủ lễ mặn, ngọt, hương hoa nải quả, cầu mong năm mới sung túc, đủ đầy.
Ban thờ cúng ông Công, ông Táo về trời.
Ban thờ ngày rằm tháng Chạp, một bình thược dược đủ màu, cắm kèm mấy cành violet tím kiểu truyền thống.
Chị Ngọc chọn hoa ly màu xanh bơ thật đẹp để dâng lễ.
Mùa sen thì nhất định không thể thiếu hoa sen trong lễ cúng.
Mâm cỗ cúng rằm Trung thu đẹp mắt với tông vàng.
Các món chè xôi và bánh xu xê hầu như ngày rằm, mùng 1 nào chị Ngọc cũng làm.
Hoa thiên điểu cắm ban thờ dâng lễ rất lạ mắt.
Những ngày tháng 7, ban thờ thường có hoa mẫu đơn, loài hoa vừa đẹp vừa bền.
Chị Ngọc chọn sen Super Lotus cho ngày Tết Đoan ngọ.
Hoa sen quan âm dâng hương rất trang trọng. Mâm lễ màu xanh trắng mát mắt với xôi và chè hạt sen.
Chị Ngọc chọn hoa đĩa để dâng hương.
Hoa huệ kết hợp cùng các hoa khác cũng rất đẹp và trang trọng.
Mâm lễ màu hồng nhẹ nhàng.
Mâm lễ màu vàng rực rỡ.
Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng.
Mỗi ngày rằm, mùng 1, chị Ngọc đều chuẩn bị trái cây từ hôm trước để bày biện dâng lễ.
2025 muốn tiết kiệm thành công, tôi chân thành khuyên bạn nên học cách "giữ tiền" của 2 cô gái này
Mỗi người có một bí quyết riêng để quản lý chi tiêu nhàn tênh nhưng lại cực hiệu quả.
Với những người "tiết kiệm chưa được thành công lắm" trong năm 2024, có lẽ, một trong những lý do chính là không ghi chép chi tiêu, nên cũng chẳng hiểu tiền "chạy" đâu mất. Nhắc tới chuyện quản lý tài chính nói chung, ai cũng biết phải ghi chép chi tiêu mới được.
Đó là nguyên tắc cơ bản kinh điển. Nhưng với những người hay quên, chuyện ấy lại không đơn giản. Vậy có cách nào để quản lý chi tiêu hiệu quả không nếu bỏ qua việc ghi chép?
Câu trả lời là có! Bằng chứng chính là chia sẻ của 2 cô gái dưới đây. Mỗi người đều có một cách riêng để "giữ tiền", nhưng điểm chung ở họ là đều không ghi chép chi tiêu mà vẫn đảm bảo tiền không "chạy" đi đâu được.
Nhận lương là "chia" tiền các "nơi" khác nhau!
Đây là cách "giữ tiền" của Ngọc Mai (25 tuổi), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau khi thử gần như tất cả các phương pháp quản lý chi tiêu "ở trên mạng", Ngọc Mai nhận ra chúng không hiệu quả, nên cô đã tự sáng tạo ra một cách quản lý chi tiêu của riêng mình: Phân luồng và chọn điểm đến cho dòng tiền.
Cách quản lý dòng tiền của Ngọc Mai
"Mỗi tháng, mình sẽ phân chia thu nhập thành các khoản với từng mục đích khác nhau. Phân chia xong thì mình chuyển từng khoản vào các tài khoản khác nhau, chứ không để chung trong 1 tài khoản, vậy mới dễ quản lý.
Mình thường xuyên đặt đồ ăn trên app và thanh toán bằng ví điện tử, nên tiền ăn hàng tháng mình đều chuyển hết vào đó cho tiện quản lý.
Việc mua sắm cũng vậy, mình mua đồ trên Shopee nên để toàn bộ ngân sách mua sắm trong tháng ở ví ShopeePay.
Mình dùng 2 ví điện tử cho 2 mục đích khác nhau, cứ nhìn vào số dư trong ví để cân đối lại việc ăn uống, mua sắm thôi. Đây là 2 khoản mình hay bội chi nhất, nhưng từ khi tách biệt chúng ra thì trộm vía tình trạng bội chi đã không còn nữa" - Ngọc Mai chia sẻ.
Sau khi áp dụng cách phân luồng cho dòng tiền như trên, Ngọc Mai cho biết trong năm qua, không có tháng nào cô "tiêu lố tiền", đồng thời, có cả tiền tiết kiệm, số tiền phòng thân và "mấy chỉ vàng". Với cô gái 25 tuổi này, năm 2024 thế là thành công mỹ mãn, không có gì hối tiếc trong vấn đề tiền bạc.
Lập ngân sách chi tiêu theo ngày
Đây là cách quản lý chi tiêu của Thanh Hằng (27 tuổi), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Thanh Hằng cho biết thu nhập hàng tháng của cô rơi vào khoảng 16,5 triệu đồng. Ngay khi nhận lương, Thanh Hằng sẽ trích 5 triệu đồng để gửi tiết kiệm. Với khoản tiền 11,5 triệu đồng còn lại, Thanh Hằng đem chia cho số ngày trong tháng, để tính ra được ngân sách chi tiêu trong 1 ngày. Con số này xấp xỉ 383.000 đồng.
Thanh Hằng lập ngân sách chi tiêu theo ngày để kiểm soát "thích mua sắm" của mình
"Sau khi trừ đi tiền tiết kiệm, một ngày mình chỉ có khoảng 383.000 đồng để chi tiêu. Khoản tiền này bao gồm tất cả các chi phí như tiền thuê nhà, phí dịch vụ, đi lại, ăn uống, mua sắm. Làm gì thì làm, tổng số tiền không được vượt quá 383.000 đồng/ngày là được. Sở dĩ mình phải làm thế này là vì mình rất hay mua sắm linh tinh, phải tính ra được ngân sách mua sắm trong 1 ngày thì mình mới không bội chi khoản này" - Thanh Hằng giải thích.
Thanh Hằng cũng cho biết thêm ngay vào ngày nhận lương, cô sẽ ngó 1 lượt các sản phẩm thiết yếu trong nhà như sữa tắm, dầu gội/xả, kem đánh răng, nước giặt/nước xả,... nếu có món nào sắp hết, cô sẽ mua trước vì đó là các sản phẩm thiết yếu.
"Sắm sửa hết đồ dùng thiết yếu rồi, mình tiếp tục đem số tiền còn lại trong quỹ mua sắm chia cho số ngày trong tháng để biết được ngân sách mua quần áo, giày dép trong 1 ngày.
Giả sử tháng này, mình sắm đồ trong danh sách ưu tiên hết 1.000.000đ rồi, thì nghĩa là mỗi ngày mình chỉ được phép tiêu khoảng 78.000đ cho việc mua sắm những thứ khác thôi, chứ không còn là 112.000đ/ngày nữa.
Chỉ được tiêu 78.000đ/ngày mà hôm nay lỡ đặt đôi giày 1.200.000đ thì nghĩa là 16 ngày tiếp theo, mình không được mua gì nữa. Bám vào lối tư duy như vậy nên mình hạn chế được việc tiêu lố tiền vì ham mua sắm" - Thanh Hằng chia sẻ.
Đón Tết không tốn tiền: Cách tiết kiệm tiền mua sắm quần áo của người phụ nữ trung niên Được mặc quần áo mới mỗi dịp Tết là mong ước của hầu hết mọi người. Năm nay, chị Thương (55 tuổi, Hà Nội) không mua quần áo mới do tài chính eo hẹp. Tự nhận mình là người yêu thời trang và sẵn sàng mua bất cứ món đồ nào chị thích, quyết định đó của chị Thương khiến gia đình và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một số cách thanh lọc năng lượng xấu trong ngôi nhà, đơn giản nhưng chuẩn phong thủy

Chỉ một món đồ nhưng thu hút đến 3,1 triệu lượt xem: Bí mật gì khiến mọi người mê mẩn đến vậy?

Chỉ tốn 2.000 đồng, tôi đã "cứu" chiếc tủ lạnh khỏi mùi tanh hôi, cả nhà phải hỏi: "Sao nay tủ thơm thế?"

Căn nhà của cụ ông 93 tuổi khiến cả làng xôn xao, có người bảo: "Cuối đời tôi chỉ cần có thế..."

Mẹ đảm ở Yên Bái biến mảnh đất 1ha bỏ trống thành nhà vườn đẹp như tranh vẽ

Cách bố trí đèn phòng ngủ lãng mạn và nghệ thuật

Đây là lý do ngày càng nhiều người thích chuyển bàn ăn ra phòng khách, cư dân mạng bình luận: Thật thông minh!

Mẹ tôi không bao giờ tiêu quá 100 nghìn đồng cho một bữa ăn gia đình 4 người và đây là cách bà thực hiện!

Căn hộ 29m của một người phụ nữ trung niên: Không cần rộng, chỉ cần đủ để "sống chậm" và hạnh phúc

7 món đồ nên chọn loại "bền nhẹ dễ dùng" từ tuổi 55 và 5 món nên ngưng vì không còn phù hợp

Đừng dại đặt 5 loài hoa này lên bàn thờ, dân gian kỵ vì dễ rước xui vào nhà, "mất lộc" lúc nào không hay

Người thông minh không tiêu tiền vào 4 thứ "hào nhoáng rởm" này
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025