Báo động nhiệt độ bề mặt đại dương cao đột biến
Một nghiên cứu mới công bố ngày 12/3 cho thấy nhiệt độ đại dương đã tăng đột biến vào năm 2023 và 2024.
Một nghiên cứu mới công bố ngày 12/3 cho thấy nhiệt độ đại dương đã tăng đột biến vào năm 2023 và 2024. Ảnh: PIXNIO
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature, Trái Đất đã ấm lên đều đặn trong nhiều thập kỷ khi lượng khí thải tăng. Từ tháng 3/2023-4/2024, nhiệt độ bề mặt đại dương toàn cầu cao hơn 0,25 độ C so với kỷ lục trước đó. Tác giả chính của nghiên cứu Jens Terhaar tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) nhận định hiện tượng tăng nhiệt bề mặt đại dương như vậy là “rất hiếm”, ước tính 500 năm mới xảy ra một lần nếu theo xu hướng Trái Đất ấm lên như hiện nay. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh dù không hoàn toàn bất ngờ về điều này, nhưng nếu không có tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra, hiện tượng như vậy sẽ gần như không thể xảy ra.
Qua đối sánh với một vài nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu nhất trí cho rằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tốc biến đổi khí hậu, có thẻ đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức cao chưa từng thấy trong hàng nghìn năm. Họ cũng đồng tình với quan điểm rằng tình trạng Trái Đất ấm lên có tăng cao hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức tăng lượng khí thải.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu hằng năm đã tăng lên các mốc cao kỷ lục trong hai năm 2023 và 2024. Một đợt nắng nóng kéo dài chưa từng có ở các đại dương đã phát đi hồi chuông cảnh báo đặc biệt.
Video đang HOT
Với tỷ lệ bao phủ khoảng 70% bề mặt Trái Đất, các đại dương được xem là một bộ điều chỉnh khí hậu và bể chứa carbon quan trọng. Chúng lưu trữ 90% lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại do các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp của con người thải ra các khí nhà kính như carbon dioxide và methane.
Nước mát hơn có thể hấp thụ lượng nhiệt lớn hơn từ khí quyển, giúp hạ nhiệt độ không khí. Trong khi đó, nước biển ấm hơn gây ra các đợt nắng nóng trên biển ảnh hưởng đến gió mùa, làm tăng tần suất và cường độ của các cơn bão nhiệt đới, cũng như gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô và khiến hàng loạt sinh vật biển tuyệt chủng.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Terhaar, sự gia tăng đột biến kỷ lục về nhiệt độ đại dương không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tăng tốc bất ngờ. Hiện giới khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho câu hỏi liệu tốc độ nóng lên toàn cầu có thể đang tăng tốc hay không và liệu hiện tượng này có thách thức các dự đoán của các mô hình dự báo tốt nhất hiện nay hay không.
EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga
Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách nhập khẩu thêm khí đốt từ các quốc gia, bao gồm Mỹ, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển năng lượng tái tạo.
Trạm nén khí đốt ở Ihtiman, Bulgaria. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của Ủy viên năng lượng EU Dan Jorgensen ngày 21/2, việc này nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà phần lớn đến từ Nga.
Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine tiếp diễn, EU đã cam kết chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027. Mặc dù nguồn cung khí đốt qua đường ống từ Nga đã giảm mạnh, EU vẫn gia tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nước này trong năm qua.
"Thay vì sử dụng tiền thuế của người dân để mua khí đốt, và số tiền đó lại chảy vào quỹ chiến tranh của Nga, chúng ta cần đảm bảo rằng EU tự sản xuất năng lượng của mình", ông Jorgensen nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn chung với truyền thông.
Theo ông, Brussels đang chuẩn bị thay đổi các quy định cấp phép nhằm đẩy nhanh việc xây dựng các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời, EU cũng tăng cường tìm kiếm nguồn cung thay thế để phục vụ các ngành công nghiệp và hệ thống sưởi gia đình, nơi mà việc chuyển đổi sang điện không thể thực hiện ngay lập tức.
"Chúng ta vẫn sẽ cần khí đốt, nhưng điều quan trọng là nó không đến từ Nga. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc tăng cường nhập khẩu từ Mỹ", ông nói thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước khi nhậm chức vào tháng 1 đã cảnh báo rằng EU có thể đối mặt với thuế quan thương mại nếu không gia tăng nhập khẩu dầu khí từ Mỹ.
Giá khí đốt chuẩn châu Âu đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua vào tuần trước, gây áp lực lớn đối với các quốc gia trong khu vực. Trong khi Ủy ban châu Âu không trực tiếp mua khí đốt, cơ quan này đang xem xét các kế hoạch làm việc với các nhà cung cấp LNG và có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu LNG ở nước ngoài nhằm ký kết các hợp đồng dài hạn với giá cả ổn định.
Theo luật của EU, các hợp đồng khí đốt phải kết thúc trước năm 2049 để phù hợp với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của khối.
Mặc dù không bình luận về các tài liệu bị rò rỉ liên quan đến kế hoạch của Ủy ban châu Âu, ông Jorgensen xác nhận rằng Brussels đang làm việc để kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường khí đốt nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ gây biến động giá cả.
Tuần tới, EU dự kiến đề xuất các "công cụ tài chính" nhằm tách giá điện bán lẻ khỏi giá khí đốt vốn đang ở mức cao. Hiện tại, theo quy định của thị trường điện EU, giá khí đốt vẫn là yếu tố quyết định giá điện mà nhiều người tiêu dùng châu Âu phải trả, bất chấp sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng tái tạo trong khu vực.
Những thay đổi này sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược năng lượng dài hạn của EU, không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào Nga mà còn hướng đến một hệ thống năng lượng bền vững hơn trong tương lai.
Nhu cầu than đá trên thế giới vẫn cao Thế giới dường như vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ than đá và thực tế nhu cầu đối với loại nhiên liệu hóa thạch này đang tăng mạnh ở một số quốc gia, bất chấp những nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch đang được đẩy mạnh trên toàn cầu. Công nhân làm việc tại một mỏ than ở tỉnh Sơn Tây,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Điều gì sẽ xảy ra với châu Âu nếu Tổng thống Trump tiếp tục áp thuế?

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng
Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ
Sao việt
18:06:43 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Xuân Son gửi thông điệp đặc biệt trong ngày 30/4
Sao thể thao
17:38:58 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025