Báo Hong Kong: ‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’
Hành vi đối đầu với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á hiện nay của Trung Quốc là sự hiếu chiến, ngạo mạn, sặc mùi chủ nghĩa sô vanh và vị chủng.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng công suất lớn tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Nhà báo, nhà bình luận người Hong Kong (Trung Quốc) Philip Bowring viết như trên trong bài “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông” đăng trên báo South China Morning Post của Hong Hong hôm 18/5.
Bài báo viết: Bắc Kinh không chỉ “nhe nanh” bành trướng với Việt Nam và Philippines, giờ họ cũng đã đẩy Indonesia từ vị trí như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thành đối thủ.
Hai lần trong các tháng gần đây, Indonesia cáo buộc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần bán đảo Natura của họ. Làm sao có thể gọi là một sự “trỗi dậy hòa bình” khi quấy rối cả những nước láng giềng với dân số hơn 400 triệu?
Tất cả tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đều gói trong đường 9 đoạn phi lý, mở rộng hơn 1.000 hải lý từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam tới gần Borneo, hòn đảo mà Malaysia, Indonesia và Bruinei chia sẻ, và bao trùm gần hết vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Trung Quốc chiếm hơn 90% biển Đông, cho dù Trung Quốc (tính cả Đài Loan) cũng chỉ có 20% bờ biển.
Những tuyên bố này đều bị Bắc Kinh viện dẫn lịch sử theo cách bỏ qua sự tồn tại của những dân tộc khác cũng như lịch sử đi biển và giao thương cách đây 2.000 năm của họ, trước khi có giao thương với Trung Quốc ở biển Đông và xa hơn nữa.
Video đang HOT
Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Chaffets ngày 16/5 (giờ Mỹ) ra tuyên bố khẳng định, việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa gây quan ngại sâu sắc. “Khi đến thăm khu vực này gần đây, tôi biết được rằng, người dân Việt Nam khao khát điều cơ bản mà hầu như tất cả mọi người mong ước, đó là sống trong hòa bình và thịnh vượng, với sự tôn trọng các nước láng giềng. Tôi tin rằng, Mỹ cần cố gắng để xứng đáng với vai trò lãnh đạo lịch sử trong khu vực, nhằm bảo đảm những nguyện ước này cho cả nhân dân Mỹ và nhân dân châu Á – Thái Bình Dương”, ông Jason viết.
Trong vụ việc với Việt Nam hiện nay, Trung Quốc lấy cớ quần đảo Hoàng Sa mà họ đang chiếm đóng gần với vị trí mà Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu hơn Việt Nam. Nhưng cả hai nước vẫn đang tranh chấp quần đảo này, sau khi Trung Quốc vô cớ xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Vì vậy, Trung Quốc không có lý gì đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ Hoàng Sa.
Đối với các bãi cạn ngoài khơi Philippines, tuyên bố của Trung Quốc dựa trên một mớ lịch sử và thực tế rằng, họ tuyên bố chủ quyền trước. Đây là lý lẽ quá yếu vì Trung Quốc không hiện diện trên các bãi cạn này liên tục, còn Philippines thừa hưởng hiệp ước giữa hai cường quốc thực dân phương Tây.
Điều quá rõ ràng là những bãi cạn này và một số thực thể khác nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và trong khu vực mà người dân nước này đã khai thác và đi biển từ lâu đời đến mức không có gì phải bàn cãi.
Tâm lý coi thường dân tộc khác
Thực tế là một số nhà nước ngày xưa thỉnh thoảng phải cống nạp cho Bắc Kinh. Cống nạp thực chất là một loại thuế mà các nhà nước thương mại phải trả để làm ăn với Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có chủ quyền với các vùng đất của những nhà nước này. Và nếu Trung Quốc hành xử như một đế quốc khu vực, chắc chắn khiến các nước nhỏ xung quanh lo ngại, chứ không phải cơ sở để Trung Quốc tuyên bố sở hữu hầu hết vùng biển Đông. Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuyên bố sở hữu cả Ai Cập, còn người Nga sở hữu cả Trung Á, bài báo viết.
Theo nhà báo Bowring, một Trung Quốc hồi sinh đang muốn thể hiện sức mạnh cơ bắp và khẳng định ai là ông chủ trong khu vực, giống như những điều họ làm với Việt Nam vào năm 1979, và cũng để nhắc nhở Mỹ về điểm yếu của chính họ. Nhưng một nguyên nhân nữa là tâm lý không coi những dân tộc ngoại Hán là bình đẳng. Trung Quốc có lịch sử rất dài tự coi mình là ưu việt hơn, đặc biệt đối với những nước xung quanh. Niềm tin vào thuyết ưu sinh cùng nhu cầu bảo vệ và thúc đẩy đặc điểm gene của người Hán cực kỳ mạnh. Tư tưởng này bị lên án dưới thời kỳ Mao Trạch Đông, nhưng nay đang trở lại ở Trung Quốc đại lục.
Theo Xahoi
Sự ngạo mạn nguy hiểm ở biển Đông
Trước tình trạng Trung Quốc ngày càng có hành vi ngang ngược ở biển Đông, giới chuyên gia kêu gọi ASEAN đoàn kết và Mỹ nên phản ứng mạnh hơn.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện phi pháp trong vùng biển Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngày 18.5, tờ South China Morning Post (Hồng Kông) đăng bài viết của nhà bình luận kỳ cựu Philip Bowring ở Hồng Kông với tựa đề Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc ở biển Đông liên quan tới vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.
Mở đầu bài viết, ông Bowring chỉ trích hành vi hiện nay của Trung Quốc liên quan đến các nước xung quanh biển Đông là "hung hăng, ngạo mạn, mang tính chủ nghĩa bá quyền Đại Hán". Ông khẳng định đó không phải cách thể hiện lòng tự hào quốc gia mà là bôi nhọ lòng yêu nước. Bài viết chỉ ra rằng Trung Quốc không chỉ "nhe nanh" với Việt Nam và Philippines mà còn nhắm tới Indonesia bằng yêu sách đường lưỡi bò phi lý.
Nhà bình luận Bowring còn nêu rõ rằng lập luận của Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa "thuộc chủ quyền" của nước này cũng rất yếu về mặt pháp lý. Ông phân tích Hoàng Sa "nằm trong diện tranh chấp" trong thời gian dài kể từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1974 và Trung Quốc "không bao giờ thường trú" ở đó nên so với Việt Nam, họ không có cơ sở vững chắc để đòi hưởng quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Căn cứ trá hình
Bài viết của nhà báo Bowring là bài bình luận mới nhất trong số hàng loạt ý kiến của giới chuyên gia lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Mới đây, nhà phân tích Dean Cheng cảnh báo trên website của Tổ chức Nghiên cứu The Heritage (Mỹ) rằng hành động đặt giàn khoan Hải Dương-981 là "hồi chuông cảnh tỉnh" cho các nước về tuyên bố bành trướng của Trung Quốc. Theo ông Cheng, về mặt chính trị thì đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, giàn khoan dầu cũng có chức năng tương tự căn cứ hải quân hay tàu sân bay. Đó là khẳng định sự hiện diện và thị uy. Một bằng chứng là khi lần đầu tiên đưa Hải Dương-981 xuống biển Đông hồi năm 2012, Chủ tịch Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc Vương Nghi Lâm tuyên bố: "Những giàn khoan nước sâu lớn là lãnh thổ quốc gia di động".
Trong khi đó, nhà phân tích Ely Ratner tại Trung tâm an ninh Mỹ (CNAS) cho rằng việc Trung Quốc gây căng thẳng với Việt Nam trong thời điểm này chứng tỏ yêu cầu cấp bách về chính trị và đối nội đã lấn át tính logic trong chiến lược của Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Quốc quyết định đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam mà không hề lường hết được hậu quả tiềm ẩn. Ông Ratner còn cảnh báo Trung Quốc ngày càng cố hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền và đã ngang ngược tới mức "không buồn kiếm cớ" là bị các nước láng giềng "khiêu khích", theo báo mạng Business Insider.
Mỹ phản ứng "chưa đủ"
Dù Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng cũng đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích vụ giàn khoan, một số ý kiến cho rằng cách phản ứng của chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn còn chưa đủ mức. Trang tin Washington Free Bacon dẫn lời cựu quan chức ngoại giao Mỹ và chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik cảnh báo Washington "có nguy cơ để tình trạng Trung Quốc hiếp đáp trên biển Đông vượt kiểm soát". Theo ông Tkacik, Mỹ phải nhắc nhở Trung Quốc một cách rõ ràng là nước này đã vi phạm Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông và phải gửi một thông điệp bằng hành động để Trung Quốc hiểu họ không thể độc chiếm biển Đông.
Tương tự, trong bài bình luận đăng trên tờ The Washington Post, hai chuyên gia Elizabeth Economy và Michael Levi cũng cho rằng Mỹ phải tuyên bố rõ vị thế thật sự của mình trong vụ này. Ngoài ra, theo hai chuyên gia, Mỹ và ASEAN cần có phản ứng thống nhất đối với các hành động đơn phương ở khu vực đang có tranh chấp. Bài viết còn nhấn mạnh: "Việt Nam đã cam kết giải quyết tranh chấp hòa bình và nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ nên sẵn sàng ngỏ lời hỗ trợ Việt Nam. Điều này sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng khu vực".
Trung Quốc chuẩn bị lập ADIZ ở biển Đông ? Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây dựng công trình được cho là đường băng trên đảo đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể là bước đầu tiên trong kế hoạch lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Đông, theo Đài TV5. Trước đó, website của Viện Nghiên cứu SAAG (Ấn Độ) đăng bài của tiến sĩ Subhash Kapila dự báo bước đi quân sự kế tiếp của Trung Quốc sẽ là tuyên bố lập ADIZ ở biển Đông. Minh Trung
Nghị sĩ Mỹ, Pháp lên án Trung Quốc Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Chaffetz vừa ra thông cáo cảnh báo vụ Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép ở vùng biển Việt Nam "đang gây quan ngại sâu sắc". "Đó là động thái mới nhất trong số hàng loạt hành động của Bắc Kinh góp phần gây ra cảm giác bất ổn ở khu vực. Trong chuyến thăm gần đây, tôi biết rằng nhân dân Việt Nam mong muốn sống trong hòa bình và phồn thịnh", thông cáo viết. Ngoài ra, trong bức thư gửi Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt, thượng nghị sĩ Christian Poncelet đã lên án hành động của Trung Quốc, theo TTXVN. Ông Poncelet khẳng định vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan "nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa" của Việt Nam và nhấn mạnh hành động đó trái với các văn kiện song phương quy định phải tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, Thị trưởng thành phố Choisy-le-Roi của Pháp là Didier Guillaume cũng viết thư bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, đồng thời lấy làm tiếc về hành động phi pháp của Trung Quốc.
Theo TNO
Sự ngạo ngược của "kẻ bắt nạt" Những động thái hung hăng của tàu Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam đã cho cộng đồng quốc tế thấy rõ tính "bắt nạt" của một nước lớn. Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam - Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam cung cấp Trong những ngày qua, Trung Quốc (TQ) liên tục có hành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Cá voi liên tiếp dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm

Moskva tiết lộ cách đáp trả việc Ba Lan đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Krakow
Uncat
06:10:42 14/05/2025
5 món "rau vàng" vừa bổ gan lại giảm nhiệt bên trong một cách tự nhiên, nên ăn thường xuyên trong mùa hè
Ẩm thực
06:04:39 14/05/2025
Hàn Quốc: Gia đình nạn nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Jeju Air đệ đơn kiện 15 người
Thế giới
06:02:21 14/05/2025
Quang Hải hứa cùng CAHN chiến hết mình để vô địch Cúp Đông Nam Á
Sao thể thao
05:55:17 14/05/2025
Phim 18+ Hàn chấn động toàn cầu: Cảnh nóng thật khiến cả MXH chỉ trích, càng bị chê càng hot mới tài
Phim châu á
05:51:44 14/05/2025
10 mỹ nhân có góc nghiêng đẹp nhất Trung Quốc: Triệu Lộ Tư bét bảng, hạng 1 nhan sắc "thượng hạng 5 sao"
Hậu trường phim
05:51:14 14/05/2025
3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025