Báo Mỹ: Nhà Trắng đang tính toán chi phí để kiểm soát đảo Greenland
Theo báo Washington Post, Nhà Trắng đang ước tính các khoản chi phí mà chính quyền liên bang phải bỏ ra để kiểm soát Greenland như một vùng lãnh thổ.
Đây là nỗ lực cụ thể nhất từ trước đến nay nhằm biến nỗ lực “thâu tóm” hòn đảo này của Tổng thống Donald Trump trở nên khả thi hơn.
Quang cảnh thị trấn Nuuk, Greenland. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thời gian qua, những đề xuất đối với Greenland của Tổng thống Trump đã gây ra những sự phẫn nộ nhất định và nhiều lần bị phía Đan Mạch phản đối. Tuy vậy, theo một số nguồn tin, trong những tuần gần đây, các quan chức Nhà Trắng đã có những bước đi nhằm xác định những khoản tài chính phải bỏ ra trong trường hợp Greenland trở thành lãnh thổ của Mỹ. Điều này bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ của chính phủ Mỹ cho khoảng 58.000 cư dân trên đảo.
Những ước tính chi phí cho tham vọng của Tổng thống Trump
Tại Văn phòng Ngân sách Nhà Trắng, các nhân viên đang tìm hiểu các khoản chi phí tiềm tàng để Greenland tiếp tục duy trì hoạt động nếu hòn đảo này được mua lại. Họ cũng đang cố gắng ước tính nguồn thu mà Bộ Tài chính Mỹ có thể thu được từ nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Greenland.
Một phương án đang được phía Mỹ cân nhắc là đưa ra một thỏa thuận hấp dẫn hơn với chính quyền hòn đảo Greenland so với Đan Mạch – quốc gia hiện đang trợ cấp khoảng 600 triệu USD mỗi năm cho hòn đảo này.
“Mức này cao hơn nhiều so với con số đó”, một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ khi so sánh với các khoản mà phía Đan Mạch đang hỗ trợ cho Greenland.
Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết: “Có một cuộc thảo luận về lợi ích và chi phí đối với Mỹ nếu chúng ta mua lại Greenland. Chúng ta sẽ phải trả bao nhiêu để duy trì Greenland như một lãnh thổ của Mỹ?”.
Vị quan chức này nhấn mạnh rằng các phân tích chi phí đang dựa trên giả định rằng người dân Greenland bỏ phiếu và ủng hộ việc sáp nhập vào Mỹ. Ông nói thêm: “Nếu chúng ta có được nó (Greenland) thì chúng ta sẽ phải tốn bao nhiêu để chăm sóc những người này như một phần của chương trình bảo vệ Bắc Cực?”.
Vị quan chức này tiết lộ rằng trong số những thương vụ “thâu tóm” mà Tổng thống Trump từng đề xuất, bao gồm cả Canada và kênh đào Panama thì vấn đề Greenland được ông đánh giá là “nơi dễ dàng nhất”.
Phản ứng của Đan Mạch và Greenland về đề nghị của Tổng thống Trump
Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ “có được” Greenland. Vào ngày 29/3, phát biểu với NBC News, ông Trump cho rằng điều này là 100%. Khi được hỏi liệu có liên quan đến vũ lực hay không, ông đã nói rằng “khả năng cao là chúng tôi có thể làm được mà không cần vũ lực” nhưng “không loại trừ bất cứ điều gì”.
Các kế hoạch nội bộ cho thấy tham vọng của chính quyền ông Trump trong việc mua lại Greenland không chỉ là suy nghĩ nhất thời của tổng thống mà đang dần được phản ánh vào chính sách của chính phủ.
Video đang HOT
Sự quan tâm của Tổng thống Trump đối với việc giành quyền kiểm soát hòn đảo từ một đồng minh NATO đã gây ra sự hoài nghi từ Copenhagen. Đan Mạch nhiều lần bày tỏ sẵn sàng để Washington mở rộng hiện diện quân sự và kinh tế tại Greenland mà không cần thay đổi ranh giới lãnh thổ.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen dự kiến sẽ có chuyến thăm kéo dài ba ngày tới Greenland bắt đầu từ ngày 2/4 theo lời mời của chính quyền mới của hòn đảo. Điều này dường như nhằm minh chứng những cam kết của Đan Mạch trong việc tăng cường sự bền chặt trong quan hệ với vùng lãnh thổ này.
Trong khi đó, phản ứng trước đề nghị của Tổng thống Trump, các nhà lãnh đạo Greenland khẳng định tương lai của hòn đảo sẽ do chính người dân quyết định, chứ không phải ai khác.
Vào ngày 30/3, Thủ hiến Greenland Jens-Frederik Nielsen đã đăng tải bài viết trên Facebook cho biết: “Chúng ta phải lắng nghe khi người khác nói về chúng ta. Nhưng chúng ta không được dao động. Chúng ta không được hành động vì sợ hãi. Chúng ta phải phản ứng bằng hòa bình, phẩm giá và sự đoàn kết. Và thông qua những giá trị này, chúng ta phải cho Tổng thống Mỹ thấy rõ ràng và bình tĩnh rằng Greenland là của chúng ta”.
Phát biểu của Thủ hiến Greenland đưa ra khi ông vừa mới nhậm chức được vài ngày sau một cuộc bầu cử mà đề xuất của ông Trump với hòn đảo này là chủ đề trọng tâm.
Những động thái gần đây của chính quyền Mỹ với Greenland
Trong tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã trở thành quan chức Mỹ cấp cao nhất từng đến thăm Greenland. Khi đó, ông đã cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Waltz và Đệ nhị Phu nhân Usha Vance đến thăm một căn cứ quân sự Mỹ.
Tại Greenland, Phó Tổng thống Vance thể hiện sự không đồng thuận với Đan Mạch trong quản lý lãnh thổ rộng lớn này và khẳng định Washington sẽ là đối tác tốt hơn với Greenland.
“Thông điệp của chúng tôi gửi tới Đan Mạch rất rõ ràng. Các bạn đã không làm tốt nhiệm vụ của mình với người dân Greenland. Các vị đã đầu tư quá ít vào họ và cả vào hệ thống an ninh của vùng lãnh thổ rộng lớn, tuyệt đẹp này, nơi có những con người tuyệt vời”, ông Vance tuyên bố.
“Chúng ta không thể phớt lờ nơi này. Chúng ta không thể phớt lờ mong muốn của Tổng thống (Donald Trump), nhưng quan trọng nhất, chúng ta không thể phớt lờ thực tế rằng Nga và Trung Quốc đang gia tăng hiện diện tại Greenland. Chúng ta phải hành động nhiều hơn”, ông Vance nói thêm.
Tổng thống Trump coi việc kiểm soát Greenland là một chiến thắng chiến lược cho Mỹ, không chỉ vì tài nguyên khoáng sản của hòn đảo mà còn vì vị trí địa lý quan trọng. Nằm ở điểm nút quan trọng giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương, Greenland gần các tuyến đường biển quan trọng cho thương mại và di chuyển quân sự, bao gồm cả các tuyến đường dành cho tàu ngầmmột phương tiện quan trọng giúp các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thể hiện sức mạnh.
Tuy nhiên, một quan chức Nhà Trắng cảnh báo rằng đây chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong danh sách các vấn đề an ninh quốc gia. Việc sở hữu Greenland được mô tả như một “kế hoạch bổ sung” chỉ được xem xét sau khi chính quyền Mỹ giải quyết các mục tiêu chính, trọng tâm trong năm nay như: chấm dứt xung đột Nga – Ukraine, đảm bảo hòa bình giữa Israel và Gaza, cũng như vấn đề liên quan đến vũ khí hạt nhân Iran.
Những vấn đề của chính quyền Mỹ nếu tìm cách sở hữu Greenland
Chính quyền Trump hy vọng có thể thuyết phục công chúng Mỹ rằng chính phủ liên bang sẽ thu hồi chi phí từ “thương vụ” Greenland thông qua nguồn thu khoáng sản và tiền thuế từ các hoạt động thương mại.
Chia sẻ về các cuộc thảo luận nội bộ, một nguồn tin giấu tên cho biết Nhà Trắng đang khiến cho các đề nghị đưa Greenland trở thành một phần của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế tiềm năng từ nguồn tài nguyên khoáng sản của Greenland vẫn chưa thực sự rõ ràng. Khai thác khoáng sản vốn là lĩnh vực khó đoán định và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Greenland càng làm tăng thêm thách thức. Chính quyền Greenland cũng đã từ chối một số dự án khai khoáng trong quá khứ.
Cựu quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden, ông Alex Jacquez cho biết: “Ý tưởng về việc Mỹ sẽ khai thác quy mô lớn các mỏ chưa thăm dò, có thể không có giá trị kinh tế và hiện đang bị băng bao phủ tại nơi không muốn chúng ta có mặt ở đó, là điều không thể chấp nhận được”. Ông cho rằng đấy chỉ là giấc mơ của Tổng thống Trump và là cơ hội để các nhà đầu tư “có quan hệ” với tìm cách kiếm lời nhanh chóng.
Ông Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, cho biết: “Tổng thống Trump bị ám ảnh bởi Greenland vì tầm quan trọng của nó đối với an ninh quốc gia… Đây là chiến lược hải quân sáng suốt nhất từ trước đến nay và rất cần thiết để bảo vệ đất nước mãi mãi. Sẽ có một thỏa thuận”.
Vào tháng 1, Diễn đàn Hành động Mỹ – một nhóm nghiên cứu theo đường lối trung hữu – nhận định giá trị thị trường của trữ lượng khoáng sản của Greenland cho thấy có thể sở hữu hòn đảo với giá 200 tỷ USD. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này cho rằng giá trị chiến lược của hòn đảo ở Bắc Đại Tây Dương có thể lên đến 3.000 tỷ USD.
“Hiện tại, chúng ta chỉ có một địa điểm có thể dõi theo những diễn biến ở Bắc Đại Tây Dương, đó là Iceland. Greenland sẽ cung cấp cho bạn điều đó cùng với các tuyến đường vận chuyển khi băng ở vùng cực đang tan. Đó là một địa điểm chiến lược hơn”, ông Doug Holtz-Eakin, chủ tịch của nhóm cho biết.
Trong quá khứ, việc mở rộng lãnh thổ của Mỹ đã diễn ra thông qua việc mua lại hoặc tiến hành các cuộc chiến. Quần đảo Virgin thuộc Mỹ được mua từ Đan Mạch vào năm 1917. Guam, Puerto Rico được giành lại sau cuộc chiến với Tây Ban Nha. Hawaii được sáp nhập sau khi chế độ quân chủ tại đây bị lật đổ trong một cuộc đảo chính mà Quốc hội Mỹ sau này thừa nhận có sự tham gia của nước này.
Các nhà phân tích cho biết tham vọng của Tổng thống Trump dường như chứa đựng sự kết hợp giữa ý thức hệ trong lịch sử với sự toan tính về mặt kinh tế.
“Một trong những lợi ích mà họ nghĩ đến là tái tạo lại bản sắc của biên giới Mỹ. Thật khó để định lượng điều đó bằng tiền”, ông Sam Hammond, nhà kinh tế trưởng tại nhóm nghiên cứu Quỹ Đổi mới Mỹ cho biết.
“Nhưng những lợi ích an ninh quốc gia thiết thực hơn như việc sử dụng Greenland làm nơi tập kết để đóng tàu phá băng và mở rộng quyền kiểm soát vùng Bắc Cực, đồng thời một điều hiển nhiên là sẽ sở hữu thêm đất đai và tài nguyên thiên nhiên”.
Greenland trong chiến lược Bắc Cực của chính quyền Trump
Greenland đang trở thành tâm điểm trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ. Từ ý định sáp nhập của Tổng thống Trump đến những toan tính địa chính trị hiện nay, Washington đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại khu vực giàu tài nguyên này.
Quang cảnh thị trấn Nuuk, Greenland. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ ý định muốn sáp nhập Greenland vào Mỹ, một động thái gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ cả chính quyền Greenland và Đan Mạch. Theo nhà phân tích Kinga Dudzińska và chuyên gia Paul Markiewicz thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM), áp lực từ phía Mỹ phản ánh tham vọng củng cố vị thế tại khu vực Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ở Bắc Cực ngày càng gia tăng.
Vị trí địa chiến lược của Greenland
Tầm quan trọng của Greenland được xác định bởi vị trí địa lý đặc biệt, đóng vai trò then chốt về mặt an ninh quân sự với các căn cứ và cơ sở quân sự quan trọng. Hòn đảo còn cung cấp khả năng tiếp cận các tuyến đường vận chuyển tiết kiệm chi phí qua khu vực Bắc Cực. Bên cạnh đó, Greenland sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là mỏ đất hiếm lớn thứ hai thế giới với trữ lượng 38,5 triệu tấn, chiếm 25-30% nguồn tài nguyên toàn cầu.
Mặc dù không còn là thuộc địa, Greenland vẫn là một phần của Đan Mạch từ năm 1953. Năm 2009, hòn đảo đã giành được quyền tự chủ mở rộng, bao gồm quyền tự quyết. Tuy nhiên, các vấn đề về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh vẫn thuộc thẩm quyền của Đan Mạch, quốc gia cũng có nghĩa vụ bảo vệ người Inuit - dân tộc bản địa chiếm khoảng 90% dân số trên đảo.
Mục tiêu của Mỹ đối với Greenland
Các nhà phân tích của PISM lưu ý rằng, sự quan tâm của Mỹ tới Greenland chủ yếu liên quan đến an ninh khu vực Bắc Đại Tây Dương. Việc phát triển cơ sở hạ tầng quân sự trên đảo, đặc biệt là Căn cứ Pituffik (trước đây là Căn cứ Không quân Thule) hoạt động từ năm 1943, giúp tăng hiệu quả của các hệ thống cảnh báo tên lửa sớm, được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh của Nga nhắm vào Mỹ. Các vệ tinh và vật thể trong không gian cũng được theo dõi từ đây.
Việc sáp nhập Greenland cũng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ thông qua việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan điểm của Tổng thống Trump được cho là gợi nhớ đến Học thuyết Monroe năm 1823, một lập luận lý thuyết biện hộ cho chính sách vì lợi ích Mỹ. Cách tiếp cận mang tính giao dịch của Tổng thống Trump cũng dựa trên chính sách bành trướng truyền thống của Mỹ, tương tự như việc mua Alaska năm 1867 và Quần đảo Virgin năm 1916.
Theo quan điểm của Mỹ, Greenland có thể sẽ độc lập trong thời gian ngắn, nhưng do năng lực hạn chế, hòn đảo sẽ khó có thể tồn tại độc lập hoàn toàn, đặc biệt là trước các hoạt động mở rộng ảnh hưởng tiềm tàng từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, việc sáp nhập hoàn toàn Greenland - điều mà Mỹ đã nhiều lần cân nhắc trong quá khứ - khó có thể xảy ra.
Kịch bản thực tế hơn là việc ký kết các Hiệp định liên kết tự do (COFA) tương tự như Mỹ đã ký với Quần đảo Marshall, Palau và Micronesia. COFA có thể xác định phạm vi và bản chất nghĩa vụ của Mỹ đối với Greenland, đồng thời trao cho Mỹ quyền phủ quyết đối với đầu tư nước ngoài vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đảo.
Kế hoạch của Tổng thống Trump đối với Greenland có thể góp phần thay đổi hệ thống quản lý Bắc Cực hiện đang dựa trên sự hợp tác trong Hội đồng Bắc Cực (AR), nơi Đan Mạch là thành viên và sẽ đảm nhiệm chức vụ chủ tịch luân phiên từ tháng 5 năm nay. Điều này ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Nga trong khu vực, khi chính quyền Trump tỏ ra hoài nghi về chủ nghĩa đa phương và mong muốn quay lại hợp tác song phương với Nga, ảnh hưởng tới các quốc gia khác có lợi ích ở Bắc Cực.
Từ năm 2023, theo chiến lược Bắc Cực được cập nhật, Nga đã có kế hoạch tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực, đồng thời đặt câu hỏi về quyền độc quyền của Na Uy đối với Svalbard. Ý định của Tổng thống Trump đối với Greenland nên được xem xét trong bối cảnh tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở vùng cực Bắc Mỹ, cũng như nhằm tăng cường hoạt động ở Alaska.
Lập trường của Greenland và Đan Mạch
Dù sự quan tâm đến Greenland không phải là điều mới trong quan hệ Mỹ - Đan Mạch, nhưng khoảng 85% người dân Greenland được khảo sát vào đầu năm nay đã bày tỏ thái độ tiêu cực đối với đề xuất của chính quyền Trump. Cuộc bầu cử vào ngày 11/3 năm nay đã mang lại chiến thắng bất ngờ cho đảng Demokraatit ôn hòa - tập trung chủ yếu vào việc xây dựng lại tiềm năng kinh tế-xã hội của hòn đảo, thận trọng về tầm nhìn độc lập và tách biệt khỏi chính sách của Mỹ.
Trên thực tế, việc Greenland độc lập hoàn toàn khỏi Đan Mạch không phải là viễn cảnh có thể đạt được nhanh chóng. Hòn đảo này vẫn thiếu các nguồn lực cần thiết trong nhiều lĩnh vực như y tế và giáo dục, với khoản tài trợ trọn gói từ Đan Mạch lên tới hơn 500 triệu USD, chiếm 20% ngân sách của vùng lãnh thổ này. Các vấn đề xã hội như thất nghiệp cũng cần được Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, và trợ cấp xã hội hiện là nguồn thu nhập lớn thứ hai của người dân Greenland sau nghề đánh bắt cá.
Mặt khác, Đan Mạch cũng tránh gây bất hòa với Mỹ - đối tác chiến lược và kinh tế quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và đối tác đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất (18% doanh thu xuất khẩu và 21% đầu tư của Đan Mạch vào năm 2024 đến từ Mỹ). Đan Mạch còn có cách tiếp cận chiến lược đối với sự tham gia của các công ty trong nước vào ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ, cung cấp linh kiện và phần mềm cho máy bay F-35 Lightning II. Các đổi mới từ ngành năng lượng Đan Mạch cũng hỗ trợ quân đội Mỹ trong việc trang bị các hệ thống bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.
Biến động ở Bắc Cực cũng được xác nhận bởi chiến lược an ninh năm 2022 của Đan Mạch. Mặc dù trước đây Chính phủ Đan Mạch phản đối sự hiện diện của NATO trong khu vực, nhưng tình hình hiện tại đã khiến lập trường này thay đổi. Kết quả là vào tháng 2 năm nay, Đan Mạch đã tăng chi tiêu quân sự cho khu vực phía Bắc này gần 2 tỷ euro, dành cho việc mua tàu và máy bay trinh sát không người lái. Đan Mạch hiện đang mong muốn cả NATO và EU hoạt động tích cực hơn ở Bắc Cực.
Có thể nói áp lực của Mỹ lên Greenland cho thấy quyết tâm củng cố vị thế của Mỹ ở Bắc Cực trên nhiều phương diện. Chính quyền Trump sẽ tìm cách tăng cường các cam kết song phương, đặc biệt là thông qua thỏa thuận COFA. Những tuyên bố của Tổng thống Trump cũng ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Greenland. Hòn đảo này sẽ vẫn là trung tâm của sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở Bắc Cực.
Washington cài số lùi Sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền và người dân đảo Greenland đã buộc phía Mỹ phải thay đổi chương trình hoạt động của đệ nhị phu nhân nước Mỹ Usha Vance cùng Cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ. Tất cả những hoạt động dự định có tiếp xúc với người dân và tham dự sự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza

Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến

Cháy nhà hàng ở Trung Quốc: Cảnh sát bắt giữ quản lý nhà hàng

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể đạt kỷ lục hơn 1.000 tỉ USD

Xe lao vào trại hè học sinh tại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển

Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào
Có thể bạn quan tâm

Pakistan: Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ tới
Uncat
16:33:19 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
Alexander-Arnold có thể 'quay xe' với Real Madrid
Sao thể thao
15:56:29 30/04/2025
10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân
Sức khỏe
15:19:13 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025