Bảo vệ ‘mạch sống’ của con người
Trong gần 25 năm qua, ông Charles Kibaki Muchiri, hướng dẫn viên du lịch 50 tuổi tại Kenya, đã đưa nhiều đoàn khách vượt qua những con đường mòn cheo leo để chinh phục đỉnh núi Kenya, ngọn núi lửa cổ đại nằm ở độ cao hơn 5.000 m so với mực nước biển.
Tảng băng trôi tại Svalbard, Na Uy. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đây, những hang động băng kỳ vĩ cùng lớp tuyết dày phủ trắng đỉnh ngọn núi cao thứ hai ở châu Phi là một trong những điểm nhấn thu hút du khách. Thế nhưng, trong một chuyến leo núi gần đây, ông Muchiri buồn bã chia sẻ: “Ngọn núi này đã từng rất đẹp”.
Sông băng Lewis, từng bao phủ một trong những sườn núi Kenya, giờ đây chỉ còn lại hai khối băng nhỏ, mỗi khối chỉ rộng chừng vài chục mét. Những tảng băng khổng lồ từng xuất hiện trong ảnh tư liệu nay đã thu hẹp đáng kể. Núi Kenya đang dần mất đi lớp áo băng vĩnh cửu, để lộ ra những tảng đá nâu trơ trọi – minh chứng rõ nét cho tình trạng biến đổi khí hậu.
Núi Kenya là một trong số ít ngọn núi ở châu Phi có sông băng, nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng ngay từ năm 2030, đây có thể trở thành một trong những ngọn núi đầu tiên trên thế giới hoàn toàn không còn băng. Một nghiên cứu năm 2011 do nhà khoa học Rainer Prinz thuộc Đại học Innsbruck (Áo) đứng đầu cho thấy, từ năm 1934 đến năm 2010, sông băng Lewis đã mất 90% thể tích.
Nghiên cứu vệ tinh công bố năm ngoái trên tạp chí “Environmental Research: Climate” cũng chỉ ra rằng diện tích bề mặt băng trên núi Kenya hiện chỉ còn 4,2% so với năm 1900. Đây là thực trạng chung của nhiều ngọn núi ở châu Phi, bao gồm cả đỉnh cao nhất lục địa – núi Kilimanjaro, nơi lượng băng cũng đã giảm xuống chỉ còn 8,6%.
Video đang HOT
Nhưng câu chuyện băng tan không chỉ xảy ra ở châu Phi. Trên toàn thế giới, từ dãy Himalaya, Andes, Alps cho đến Bắc Cực và Nam Cực, các dòng sông băng đang thu hẹp với tốc độ đáng báo động. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) – cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc (LHQ), năm 2024 ghi nhận lượng khí thải nhà kính cao kỷ lục, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao nhất mọi thời đại, đẩy nhanh quá trình tan chảy các sông băng và khối băng biển, làm mực nước biển dâng cao và đưa thế giới tiến gần ngưỡng nóng lên nguy hiểm.
Báo cáo khí hậu thường niên của WMO công bố ngày 19/3 vừa qua cho thấy, năm ngoái, mức tăng nhiệt độ trung bình hằng năm so với thời kỳ tiền công nghiệp là 1,55 độ C, cao hơn 0,1 độ C so với mức kỷ lục trước đó ghi nhận năm 2023. Từ năm 2015-2024, mực nước biển đã dâng trung bình 4,7 mm/năm, gần gấp đôi so với giai đoạn 1993-2002.
Trước thực trạng này, Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 lấy chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng”, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của Trái Đất. Ngày Nước thế giới năm nay cũng nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp để đưa ra các chiến lược bảo tồn, thích ứng với tình trạng băng tan và bảo vệ nguồn nước.
Sông băng là những dòng sông đóng băng, có vai trò thiết yếu đối với chu trình nước, vì chúng cho phép nước ngọt chảy. Theo LHQ, hiện nay sông băng và tảng băng lưu trữ khoảng 70% lượng nước ngọt trên toàn cầu, cung cấp nước cho gần 2,2 tỷ người để sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và năng lượng. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, các sông băng đang tan chảy nhanh chóng, kéo theo mực nước biển dâng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước. Băng tan làm gián đoạn chu trình nước, gây lũ lụt, hạn hán, đe dọa các hệ sinh thái quan trọng cũng như sinh kế của hàng triệu người, tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề, từ nông nghiệp, ngư nghiệp đến du lịch.
Không chỉ vậy, hiện tượng băng tan còn khiến nguồn nước ngọt trên Trái Đất trở nên khó dự đoán hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 20 năm qua, lượng nước dự trữ trên cạn – bao gồm độ ẩm đất, tuyết và băng – đã giảm với tốc độ 1 cm mỗi năm, làm gia tăng nguy cơ hạn hán, suy giảm mực nước ngầm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nước và lương thực toàn cầu. Với chỉ 0,5% lượng nước trên Trái Đất là nước ngọt có thể sử dụng, biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm thách thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá.
Bảo tồn sông băng không chỉ là một nhiệm vụ cấp bách mà còn là chiến lược sinh tồn. Năm nay, Ngày Nước thế giới sẽ tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp bảo vệ sông băng nhằm đảm bảo an ninh nước toàn cầu. Các biện pháp như cắt giảm khí thải, tăng cường nghiên cứu khoa học và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý nguồn nước là chìa khóa để bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Năm 2025 cũng là năm đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ sông băng khi WMO phối hợp với Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ (UNESCO) phát động Năm quốc tế bảo tồn sông băng năm 2025. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định các hành động thực hiện trong năm nay là rất quan trọng. Ông kêu gọi mỗi quốc gia đưa ra các kế hoạch hành động khí hậu mạnh mẽ, phù hợp với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C.
Tại Việt Nam, tài nguyên nước chủ yếu phụ thuộc vào các dòng chảy xuyên biên giới, đặt ra thách thức lớn về an ninh nguồn nước trước những tác động từ các quốc gia thượng nguồn. Do đó, Việt Nam đang áp dụng phương pháp quản lý tổng thể theo lưu vực sông, đảm bảo hài hòa giữa số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước ngầm, cũng như giữa khu vực thượng lưu và hạ lưu.
Trước thực trạng suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, trong năm nay, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Bảo tồn và phục hồi các dòng sông” nhằm thích ứng với những thách thức hiện nay. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực để quản lý nguồn nước một cách bền vững, đồng bộ, qua đó đảm bảo an ninh nước, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu.
Có thể thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc bảo vệ nguồn nước – từ các dòng sông băng cho đến hệ thống sông ngòi – không chỉ là trách nhiệm của một quốc gia, mà đòi hỏi sự chung tay của toàn thế giới. Như Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh: “Các sông băng có thể đang suy giảm thể tích, nhưng chúng ta không thể suy giảm tinh thần trách nhiệm”. Hành động quyết liệt ngay hôm nay là chìa khóa để bảo vệ những “tháp nước” tự nhiên và đảm bảo nguồn sống cho các thế hệ mai sau. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể bảo vệ hành tinh xanh và nguồn nước – “mạch sống” của con người.
Sông băng toàn cầu tiếp tục suy giảm mạnh trong năm 2024
Ngày 21/3, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết 19 vùng sông băng lớn trên thế giới đều đã bị mất đi khối lượng nghiêm trọng trong năm 2024, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp xảy ra tình trạng này.
Tảng băng trôi tại Nuuk, Greenland. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan trên, thế giới đã mất đi tổng cộng 450 tỷ tấn khối sông băng chỉ trong năm ngoái. Giám đốc WMO Celeste Saulo cho biết việc bảo tồn sông băng không chỉ là nhu cầu về môi trường, kinh tế và xã hội, mà còn là vấn đề sinh tồn của nhiều loài.
Nhìn theo từng khu vực, trong năm ngoái, sông băng ở các khu vực như Bắc Cực và các sông băng ngoại vi của Greenland bị mất đi không đáng kể. Tuy nhiên, tình hình lại nghiệm trọng tại các sông băng ở Scandinavia, quần đảo Svalbard của Na Uy và Bắc Á, đánh dấu năm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Với tốc độ tan chảy hiện tại, WMO lo ngại nhiều sông băng ở phía Tây Canada và Mỹ, Scandinavia, trung tâm châu Âu, Kavkaz và New Zealand sẽ không thể tồn tại qua thế kỷ này. WMO nhấn mạnh, những thay đổi này là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu và sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội, cũng như làm tăng tần suất các thảm họa thiên nhiên như tuyết lở, lũ lụt và hạn hán.
Ngoài các tảng băng lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới đang bao phủ khoảng 700.000 km2. Các sông băng này lưu trữ 70% lượng nước ngọt của thế giới nên việc chúng tan chảy nhanh chóng sẽ gây nguy hiểm cho nguồn nước trên toàn cầu, đặc biệt ở các cộng đồng miền núi vốn phụ thuộc vào nước tan chảy từ sông băng làm nguồn nước sử dụng hằng ngày.
WMO và các chuyên gia môi trường nhấn mạnh cần có ngay các hành động toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ các sông băng. Các nhà khoa học lưu ý rằng sông băng tan chảy sẽ là tăng mực nước biển và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.
LHQ kêu gọi tăng cường hợp tác về tài nguyên nước để ngăn chặn xung đột Ngày 22/3, nhân Ngày Nước thế giới, Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định hợp tác xuyên biên giới về các nguồn nước chung có thể giúp ngăn chặn xung đột và xây dựng hòa bình, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia Công ước của LHQ về Nước. Người mẹ cho con nhỏ uống nước tại thị trấn Nyanzale,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tin

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc
Có thể bạn quan tâm

Bà xã Jang Dong Gun "flex nhẹ" căn biệt thự bản thân sở hữu, trị giá triệu đô từng đạt giải kiến trúc thế giới
Sao châu á
18:42:58 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025
Đưa cả gia đình vào Vạnh Hạnh Mall chơi lễ, chi tiêu mua sắm: Nhận được 1 hành động đặc biệt từ bác bảo vệ
Netizen
18:37:00 02/05/2025
Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt
Thế giới số
18:31:19 02/05/2025
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luân
Pháp luật
18:24:06 02/05/2025
Honda CR-V 2026 có phiên bản off-road nhẹ
Ôtô
18:06:38 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
Sức khỏe
17:58:42 02/05/2025
Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?
Tin nổi bật
17:53:12 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
Sao thể thao
17:13:45 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025