Bảo vệ sức khỏe răng miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống
Bảo vệ sức khỏe răng miệng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại Việt Nam, các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, mất răng, tổn thương tiền ung thư miệng hàm mặt và chấn thương hàm mặt vẫn rất phổ biến. Những vấn đề răng miệng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Hơn 79% người cao tuổi mất răng
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3 năm 2019, hơn 90% dân số Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng. Khoảng 86% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa, trung bình mỗi trẻ em có 6,21 răng bị sâu. Hơn 60% người trưởng thành gặp vấn đề về viêm lợi và viêm quanh răng. Trên 79% người cao tuổi bị mất răng.
Thực tế, sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống. Một hàm răng khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, tiêu hóa, phát âm, thẩm mỹ giúp mọi người tự tin hơn trong giao tiếp.
TS.BS. Ngô Đồng Khanh – Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TPHCM (HOSA), Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam (VOSA) nhận định, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em và người trưởng thành đều ở mức cao, cho thấy nhu cầu chăm sóc răng miệng rất cấp thiết. Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.
Hơn 90% dân số Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng.
Theo Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt TPHCM, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề răng miệng do người dân còn thiếu nhận thức về chăm sóc răng miệng. Phần lớn người dân chưa có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng. Mặt khác chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen tiêu thụ nhiều đồ ngọt, nước uống có ga và thực phẩm chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ sâu răng.
Bên cạnh đó, việc không chăm sóc răng miệng đúng cách có thể dẫn đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng và có thể dẫn đến mất răng, viêm nhiễm vùng răng hàm mặt. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân cũng như tăng gánh nặng chi phí điều trị.
Video đang HOT
“Đặc biệt, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng (CSSKRM) còn hạn chế đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSKRM chất lượng…”, TS.BS. Ngô Đồng Khanh cho hay.
Hiện nay, ngành Răng Hàm Mặt đã và đang triển khai các hoạt động đề án: “Nâng cao năng lực khám chữa bệnh RHM và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng giai đoạn 2021-2030″ (Đề án 5628, Bộ Y tế). Mục tiêu giảm tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở trẻ em, giảm tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, tập huấn, khám và dự phòng bệnh răng miệng.
Các nội dung chính của đề án liên quan đến nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng, thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, cải thiện hệ thống dịch vụ răng hàm mặt. Cụ thể, triển khai các chiến dịch truyền thông qua truyền hình, mạng xã hội, ứng dụng giáo dục công nghệ số đến các trường nhất là các trường mẫu giáo và tiểu học để phổ biến kiến thức về vệ sinh răng miệng.
Đồng thời, tổ chức các buổi hội thảo, lớp học hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh, nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng…., đưa nội dung chăm sóc răng miệng vào chương trình giáo dục phổ thông. Hướng dẫn chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám. Chọn lựa thức ăn, đồ uống tốt ăn cho răng và lợi (thực phẩm giàu chất xơ, giàu canxi và vitamin…). Giảm tiêu thụ đường, thực phẩm có tính axit cao để hạn chế sâu răng.
Bên cạnh đó, mở rộng các phòng khám răng hàm mặt công lập và tư nhân, đặc biệt tại vùng nông thôn; đưa dịch vụ khám răng định kỳ vào chương trình bảo hiểm y tế; hỗ trợ chi phí điều trị răng miệng cho người có thu nhập thấp.
Đối với Chính phủ, cần có các chính sách hỗ trợ như tăng ngân sách cho các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng. Phối hợp với các tổ chức quốc tế để triển khai các chiến dịch nha khoa cộng đồng. Ban hành các quy định về sản xuất thực phẩm ít đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thêm mô hình chăm sóc sức khỏe mới
Theo TS.BS. Ngô Đồng Khanh, cần có thêm mô hình mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng tại Việt Nam như mô hình trường trạm, mô hình công – tư. Theo đó, đào tạo thí điểm nguồn nhân lực nha khoa dự phòng cho nhân viên y tế cơ sở có thể khám, phát hiện và dự phòng sâu răng cho học sinh tại địa phương.
Hơn 60% người trưởng thành gặp vấn đề về viêm lợi và viêm quanh răng.
“Hợp tác giữa các cơ sở y tế công lập với các cơ sở y tế tư nhân, huy động nguồn lực từ các phòng khám răng hàm mặt tư nhân thực hiện chương trình kiểm tra, chăm sóc răng miệng và điều trị ban đầu cho học sinh”, Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam (VOSA) nói.
Song song đó, cần có mô hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi dựa trên bộ công cụ OHAT, cán bộ y tế tuyến cơ sở được đào tạo có thể nhận biết, phát hiện được các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi và đưa ra lời khuyên tới người bệnh kịp thời can thiệp, điều trị các bệnh răng miệng.
Đặc biệt, chú trọng công tác truyền thông chăm sóc, dự phòng bệnh răng miệng tới người dân dựa trên công nghệ thông tin và nền tảng trí tuệ nhân tạo. Ví dụ như: app trên điện thoại phát hiện bệnh sâu răng, viêm lợi; giáo dục, chăm sóc sức khỏe răng miệng qua video, clip; sử dụng các nền tảng xã hội thông dụng như Tiktok, Facebook, Youtube…
Theo Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, mỗi người nên bắt đầu từ những thói quen nhỏ như: Chải răng đúng cách, ăn uống hợp lý và khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Thông qua giáo dục, cải thiện dịch vụ và thay đổi thói quen, chúng ta có thể giảm thiểu các vấn đề về răng miệng và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. “Răng miệng tốt, tinh thần khỏe”.
“Tăng cường sức khỏe răng miệng là chiến lực rất quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe răng miệng cộng đồng ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sự nỗ lực từ nhiều phía bao gồm chính phủ, các tổ chức y tế, cộng đồng, trường học và mỗi cá nhân sẽ giúp giảm tỷ lệ các bệnh răng miệng, cải thiện chất lượng cuộc sống”, TS.BS. Ngô Đồng Khanh nhấn mạnh.
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính
Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.
Tuy nhiên, nhận thức về thực hành vệ sinh răng miệng của người dân vẫn còn thấp.
Ngày 18/11, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM phối hợp với Hội Hàn lâm Nha khoa dự phòng Châu Á tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 16 của Hội Hàn lâm Nha khoa dự phòng Châu Á tại TPHCM.
Phát biểu tại hội nghị, TS.BS. Hà Anh Đức - Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: "Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn gặp nhiều thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nha khoa dự phòng ở nước ta cần được thực hiện để đảm bảo tương lai cho người dân".
TS.BS. Hà Anh Đức - Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: P.T.
Việc đánh răng hằng ngày, kiểm tra răng miệng thường xuyên, điều trị bằng fluor và giáo dục về vệ sinh răng miệng đúng cách giúp duy trì sức khỏe răng miệng, tránh sự phát triển của các bệnh liên quan đến răng miệng. Từ đó, giúp giảm nguy cơ sâu răng, bệnh nướu răng và ung thư miệng, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng kinh tế cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Ở Việt Nam, hơn 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng; nhiều vùng nông thôn không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và giáo dục nha khoa cơ bản nên nhận thức về thực hành vệ sinh răng miệng vẫn còn thấp.
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh hệ thống như bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.
Theo TS.BS. Hà Anh Đức, văn hóa phòng ngừa đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên còn gặp nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của tập thể.
Để tăng cường dự phòng bệnh răng miệng tại Việt Nam, cần: Khởi động các sáng kiến toàn quốc để giáo dục mọi người về tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng; Thu hút các trường học, nơi làm việc và trung tâm cộng đồng để thúc đẩy kỹ thuật đánh răng, thói quen ăn uống lành mạnh và giá trị của việc kiểm tra nha khoa định kỳ.
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: P.T.
Đồng thời, phát triển quan hệ đối tác với các trường học để cung cấp dịch vụ khám nha khoa thường xuyên và phòng ngừa sâu răng bằng verni fluor; giúp tiếp cận với kem đánh răng có fluor và triển khai các chương trình fluor hóa nước nếu khả thi, vì fluor đã được chứng minh làm giảm sâu răng. Ngoài ra, đào tạo giáo viên để củng cố thực hành vệ sinh răng miệng tốt trong lớp học.
TS.BS.CKII Lê Trung Chánh - Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị - khẳng định, Triển lãm và Hội nghị Nha khoa Phòng ngừa Quốc tế AAPD 2024, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Nha khoa dự phòng trong kỷ nguyên mới". Hội nghị này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam và khu vực châu Á trong việc thúc đẩy các chương trình nha khoa dự phòng, cải thiện sức khỏe răng miệng.
"Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (17 - 19 /11) với hơn 70 diễn giả hàng đầu về lĩnh vực nha khoa dự phòng trong nước và quốc tế với hơn 250 hội thảo viên tham gia từ khắp nơi trên thế giới cùng hơn 30 gian hàng triển lãm trưng bày các thiết bị nha khoa mới nhất", Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM cho hay.
'Không nên ưu tiên mua sắm quần áo hơn chăm sóc sức khỏe răng miệng' Nghiên cứu khảo sát y tế về sức khỏe răng miệng tại Việt Nam từng ghi nhận, một tỷ lệ cao cha, mẹ cho rằng, mua quần áo cho trẻ em quan trọng hơn là chăm sóc răng miệng, nha khoa. Tuần lễ "Hội thảo khoa học và điều trị phẫu thuật trong miệng và cấy ghép nha khoa" tại Trường ĐH Y...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025