Bất an trước kỳ thi tuyển viên chức giáo dục
Sau khi Sở Nội vụ Hà Nội ‘chốt’ phương án thi tuyển viên chức, nhiều giáo viên hợp đồng (GVHĐ) bày tỏ nỗi xót xa khi phải đứng trước nhiều bất lợi và khẳng định sẽ không tham gia nếu cuộc thi giữa GVHĐ lâu năm và các thí sinh tự do được tính như nhau.
Cuộc chơi không công bằng
Cô Đào Thị Nga, GVHĐ từng 10 năm công tác tại Trường THCS Trung Giã (huyện Sóc Sơn) cho biết: Sau khi hợp đồng hết hạn vào 31/8, hầu hết các GVHĐ tại Sóc Sơn tiếp tục nhận được hợp đồng thỉnh giảng kéo dài đến hết tháng 12/2019. Tuy vậy, đây là những ngày tháng rất nặng nề vì sau khi nhận được lịch thi tuyển viên chức của Sở Nội vụ, các GVHĐ tại Sóc Sơn đều hẫng hụt và bất an.
Từ nhiều tháng nay, 256 GVHĐ tại Sóc Sơn đều mong chờ vào chính sách xét tuyển nhân văn từ lãnh đạo TP. Do vậy, đa phần GV ở Sóc Sơn không ôn thi và cũng xác định nếu thi sẽ khó đỗ nếu không có một ưu đãi nhất định. Do vậy, đa phần GVHĐ huyện Sóc Sơn đều quyết định sẽ không dự thi.
“Đến thời điểm này, các GVHĐ tại Sóc Sơn vẫn duy trì hoạt động dạy và hưởng lương bình thường. Tuy nhiên, các thầy cô luôn bất an trước tương lai của mình nên không có tâm trạng để ôn thi. Thêm vào đó, công việc trên lớp vẫn phải bảo đảm, vẫn có hợp đồng dạy bồi dưỡng học sinh nên không có thời gian nào để ôn thi” – cô Nga tâm sự.
“Cho dù tham gia cuộc chơi dưới hình thức xét tuyển hay thi tuyển cũng đều bất công đối với các GVHĐ lâu năm. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn lãnh đạo TP có một chính sách xét tuyển nhân văn với GVHĐ như đã hứa. Tôi cũng như các thầy cô, đều mong mỏi một công văn chính thức có tính pháp lý rõ ràng để GVHĐ như chúng tôi không phải thấp thỏm, lo âu, sống trong sự bất an như hiện nay” – cô Nguyễn Thị Thơm
Đã gắn bó 19 năm với nghề, cô Nguyễn Thị Thơm – GV Trường Tiểu học thị trấn Sóc Sơn chia sẻ: Tôi từng thi nhiều lần và đều không đỗ. Nếu bây giờ phải thi, tôi vẫn sẽ trượt. Phải tham gia một cuộc thi mà sau đó lại vào chính vị trí mà mình đã làm tốt bao nhiêu năm nay, tôi thấy không hài lòng, thật bất công.
Còn cô Nguyễn Thị Minh Phương – GVHĐ tại Trường THCS Đông Xuân (Sóc Sơn) cho biết: Nếu phải thi tuyển viên chức, tôi sẽ không tham gia vì biết chắc sẽ bị “trượt”. Thời gian vừa qua, cô cùng nhiều GVHĐ khác ở Sóc Sơn đều tin tưởng vào hướng giải quyết nhân văn của thành phố, có chính sách ưu đãi đối với những GV có thâm niên công tác.
Nhiều trường thiếu giáo viên do chờ thi biên chế
Video đang HOT
Cô Đào Thị Nga – GV Trường THCS Trung Giã
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Ba Vì có tổng số 342 GV HĐ ở 3 cấp, mầm non, tiểu học, và trung học cơ sở. Cùng với hàng nghìn GV khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, các GVHĐ của huyện Ba Vì có nguy cơ mất việc khi phải bắt buộc tham gia kỳ thi tuyển dụng GV.
Nhiều tháng qua, hàng trăm GV đã có đơn tập thể kiến nghị, xin được xét đặc cách vì những đóng góp của họ trong ngành. Tuy vậy, kể từ ngày 31/8, nhiều GV đã bị cắt hợp đồng giảng dạy. Trong khi đa phần GV rơi vào cảnh thất nghiệp thì huyện phải loay hoay giải bài toán thiếu GV.
Tại Trường Tiểu học Tòng Bạt, nhiều GV đã bị cắt hợp đồng trước thềm năm học mới. Do không đủ GV giảng dạy nên BGH nhà trường phải xin cơ chế riêng là thuê GV với chi phí 20.000 đồng/tiết học. Trớ trêu, GV được thuê chính là nhữngthầy cô bị cắt hợp đồng từ đầu năm học.
Thầy Nguyễn Văn Trọng – GV Trường Tiểu học Tòng Bạt tâm sự: “Tôi bị cắt hợp đồng từ ngày 31/8 và phải hưởng trợ cấp thất nghiệp sau nhiều năm trong ngành. Tuy vậy, tôi vẫn muốn gắn bó với nghề và mong có một ưu đãi nào đó trước kỳ thi tuyển viên chức. Tâm trạng của các thầy cô thỉnh giảng đều bất an vì không nhìn thấy tương lai cho mình. Ngoài tiền lương thỉnh giảng, chúng tôi không được một khoản nào khác, không bảo hiểm, không hưởng phụ cấp”.
“Chê” số tiền thỉnh giảng ít ỏi, nhiều GVHĐ chọn giải pháp bỏ nghề để đi làm việc khác, do vậy nhiều trường lại rơi vào tình trạng thiếu GV. Năm học mới đã bắt đầu được 3 tuần nhưng nhiều phòng học tại Trường Tiểu học Thuần Mỹ (huyện Ba Vì) phải bỏ trống vì không có GV giảng dạy. Thiếu GV nên BGH nhà trường chọn giải pháp dồn ghép lớp.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định có thể xét tuyển đặc biệt giáo viên hợp đồng không theo Nghị định 161 .
Bà Nguyễn Thị Cấn – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuần Mỹ cho biết: Trường chỉ còn 25 GV, tức là thiếu đến 1/4 nhân sự. Do vậy, ngoài việc dồn 17 lớp xuống còn 14 lớp, Ban giám hiệu cũng phải tham gia đứng lớp hàng ngày. Việc dồn lớp khiến số học sinh quá đông, GV phải làm việc hết công suất. Học sinh quá đông cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.
Việc cắt hợp đồng trước đối với GV là trường hợp bất khả kháng, gây khó khăn lớn cho nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch năm học.
Bộ Nội vụ cho phép xét tuyển đặc biệt GVHĐ không qua Nghị định 161
Liên quan đến việc gần 3.000 GV hợp đồng của thành phố Hà Nội không được xét tuyển đặc biệt, ông Nguyễn Duy Thăng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo vấn đề này.
Tinh thần chung là những người, đã ký hợp đồng lao động từ ngày 31/12/2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì xem xét tuyển dụng.
UBND tỉnh, thành phố rà soát lại theo tiêu chuẩn, quy định của Bộ GD&ĐT, quy định vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, định mức biên chế để xem xét tuyển dụng đặc cách, không qua thi, không theo Nghị định 29, không theo Nghị định 161. Bộ Nội vụ sẽ sớm có văn bản chỉ đạo các địa phương để thống nhất thực hiện theo các văn bản đã ban hành của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ.
Theo giáo dục và thời đại
Bộ Chính trị cho phép xét đặc cách giáo viên hợp đồng: Sao Hà Nội không làm?
Vừa qua, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giáo viên hợp đồng, Bộ Chính trị yêu cầu các địa phương rà soát. Với trường hợp giáo viên làm hợp đồng làm việc đúng quy định, ký hợp đồng trước 31/12/2015 thì cho phép tuyển dụng đặc cách.
Đó là khẳng định của đại diện Bộ Nội vụ khi nói về vấn đề tuyển dụng viên chức giáo dục tại các địa phương hiện nay.
Tại cuộc họp báo do Bộ Nội vụ tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ Chính trị, Thủ tướng đã có chỉ đạo vấn đề này.
Tinh thần chung là những người ký hợp đồng trước ngày 31/12/2015, có đóng bảo hiểm thì giao cho chủ tịch UBND căn cứ vào vị trí việc làm, biên chế để tuyển dụng.
"Bộ Chính trị, Chính phủ đã có tinh thần chỉ đạo như vậy, đề nghị các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo để tránh hiểu nhầm", ông Thăng nói.
Nói thêm về vấn đề này, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, Bộ Nội vụ, cho biết: Theo nghị định 29, giáo viên hợp đồng được xét đặc cách vào biên chế, nhưng nghị định 161 sửa đổi nghị định 29 quy định không được xét đặc cách. Nghị định 161 căn cứ vào các chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp đơn vị sự nghiệp.
Vừa qua, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giáo viên hợp đồng, Bộ Chính trị yêu cầu các địa phương rà soát. Với trường hợp giáo viên làm hợp đồng làm việc đúng quy định, ký hợp đồng trước 31-12-2015 thì cho phép tuyển dụng đặc cách.
Theo ông Trương Hải Long, để giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng, một số địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xin được tuyển dụng viên chức theo quy định chung của Nhà nước.
Ngoài ra, nhiều địa phương cũng tổ chức thi tuyển công chức để khắc phục vấn đề giáo viên hợp đồng. Chủ trương hiện nay là giao cho các địa phương chủ động giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng.
Tuy nhiên, các giáo viên hợp đồng của Hà Nội không thể hiểu được tại sao Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã cho phép các địa phương được chủ động trong tuyển dụng viên chức giáo dục trong đó, có thể đặc cách tuyển dụng giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31/12/2015 nhưng Hà Nội không làm.
Theo kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục vừa được Hà Nội ban hành ngày 20/9, Thành phố chỉ sử dụng hai hình thức là xét tuyển và thi tuyển.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Minh Phương, giáo viên ngữ văn trường THCS Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, , người đã có 24 năm trong ngành giáo dục cho biết nếu yêu cầu giáo viên hợp đồng phải đi thi tuyển viên chức thì chắc chắn cô sẽ không tham gia. Hiện Sóc Sơn là 1 trong 22 quận, huyện, thị xã của Hà Nội tổ chức thi tuyển viên chức giáo dục 2019.
Cô Phương dự đoán sẽ có nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn có cùng quan điểm như cô , đặc biệt là những người có hợp đồng lâu năm sẽ không tham gia thi tuyển viên chức sắp tới.
Nói về thi tuyển viên chức giáo dục năm nay, cô Phương cho hay thời gian đầu cô rất tin tưởng vào cách giải quyết vừa có tình, vừa có lý của Hà Nội và huyện Sóc Sơn, đặc biệt là đối với những giáo viên có thâm niên công tác.Bây giờ, phải thi, cô muốn Sở Nội Vụ, huyện Sóc Sơn trả lời câu hỏi: "Những người có trách nhiệm đều nói giáo viên hợp đồng phải đi thi tuyển viên chức, không thi và thi không đỗ sẽ bị cắt hợp đồng là làm đúng luật. Vậy chúng tôi rất muốn biết suốt 23 năm qua, ngành nội vụ cũng như huyện Sóc Sơn áp dụng "luật nào" cho giáo viên hợp đồng"?
Do đó, cô Phương rất muốn lãnh đạo huyện, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo TP Hà Nội trả lời cho cô là ai sai, ai đúng.
Kế hoạch cho tương lai thế nào, cô giáo này vẫn chưa lên có lịch cụ thể vì bài toán cho tương lai hiện rất nan giải. Cô giáo chia sẻ: "Đã 24 năm rồi, tôi có mỗi nghề cầm phấn. Bây giờ chuyển nghề thì không biết làm nghề gì cho phù hợp. Nhưng nếu thực tế phũ phàng thế thì sẽ phải chấp nhận. Làm gì thì lúc đó sẽ tính. Thực ra, đến hôm nay, nhận kế hoạch thì mọi người mới thực sự vỡ mộng vì trước đó mọi người vẫn ôm hy vọng thành phố sẽ thực hiện theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP đã nói trước đó".
Cô Phương cũng thông tin thêm, từ tháng 3/2019 đến nay, khi nhận thông tin giáo viên hợp đồng phải thi tuyển viên chức, đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Có lúc cô thực sự cảm thấy mình có lỗi với học trò. Ngay hôm nay, cô suýt quên một việc ảnh hưởng đến quyền lợi của một học trò nghèo. May mà cô đã kịp "sửa sai".
Hiện tại, giáo viên hợp đồng của Sóc Sơn vẫn được gia hạn hợp đồng nên vẫn giảng dạy bình thường. Cô Phương còn được nhà trường giao cho trọng trách giảng dạy lớp 9 để chuẩn bị cho học sinh thi vào lớp 10 sắp tới.
Theo Tiền phong
Giáo viên hợp đồng Sóc Sơn bất an khi Hà Nội "chốt" phương án thi tuyển viên chức Sau khi sơ Nôi vu Ha Nôi "chôt" phương an thi tuyên viên chưc, nhiêu giao viên hơp đông bay to nôi xot xa khi phai đưng trươc cuôc thi nhiêu bât lơi va khăng đinh se không tham gia nêu cuôc thi giưa giao viên hơp đông va cac thi sinh tư do đươc tinh như nhau. Ngày 20/9, sở Nội vụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng bùng nổ ở bệnh viện, hậu quả đau lòng khiến một người không qua khỏi!
Pháp luật
15:02:40 23/05/2025
EU chi bao nhiêu để mua năng lượng Nga sau quyết tâm đoạn tuyệt?
Thế giới
15:00:16 23/05/2025
The Coffee House nghi 'đuổi khách' ngồi lâu, MXH tẩy chay đóng cửa 48 cửa hàng?
Netizen
15:00:10 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025
Thời trang
14:51:58 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
Tin nổi bật
14:40:05 23/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz hát vang Một Vòng Việt Nam ở Nhật Bản, giành giải đặc biệt với siêu hit Top 1 Trending
Nhạc việt
14:35:50 23/05/2025
j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5
Nhạc quốc tế
14:30:34 23/05/2025
Alejandro Garnacho sẽ rời MU theo 'vết xe đổ' của Marcus Rashford?
Sao thể thao
14:22:22 23/05/2025
Seo Ye Ji "Điên nữ" xâm chiếm Việt Nam, U35 visual 'ăn đứt' Park Shin Hye?
Sao châu á
14:11:34 23/05/2025
Nam Em đòi công bằng cho Thùy Tiên, lên án 1 kẻ có hành vi lấp liếm bán đồ giả
Sao việt
14:07:37 23/05/2025