Bắt được tín hiệu radio từ 4 vật thể vũ trụ lạ giống đĩa bay ánh sáng
Bốn vật thể lạ được tạm đặt tên là vòng tròn vô tuyến kỳ lạ, có thể thuộc một lớp vật thể thiên văn chưa từng được biết đến, đã được phát hiện bởi kính viễn vọng ASKAP của Úc.
Nhóm thiên văn học quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Western Sydney (Úc) đã trình làng những hình ảnh đầu tiên về 4 vật thể kỳ dị trên bầu trời. Cả 4 đều là những đĩa tròn ánh sáng, có cái còn có thêm “chân tay” – những dải sáng tỏa ra xung quanh, có cái còn có nhân là một thiên hà. Chúng không tương ứng với bất kỳ loại vật thể thiên văn nào đã biết.
Cận cảnh hình ảnh được “vẽ” bằng sóng radio về các vật thể lạ – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tất cả chúng đều phát ra tín hiệu radio (vô tuyến), nên 3 trong số đó đã được kính viễn vọng Pathfinder Kilomet Array (ASKAP) chuyên “nhìn” vào sóng radio bắt được.
Cái còn lại – ORC 4 được phát hiện bởi Kính viễn vọng vô tuyến MetreWave khổng lồ (GMRT) đặt tại Ấn Độ. Đây là vật thể duy nhất có nhân là một thiên hà.
Video đang HOT
Hình ảnh vẽ bằng sóng radio của ORC 1 – Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Cả 4 cái đều không có bất kỳ bước sóng quang học, hồng ngoại hay tia X nào. Các tác giả tin rằng những chiếc “đĩa bay ánh sáng” này thực ra có hình cầu, có thể đến từ một sự kiện vũ trụ thoáng qua. Các sự kiện có thể tạo ra sóng xung kích hình cầu được tính đến bao gồm chớp sóng vô tuyến, vụ nổ tia gamma, sáp nhập sao neutron… Tuy nhiên với hiện trạng của các vật thể lạ, sự kiện đó nếu có sẽ phải xảy ra trong một quá khứ cực kỳ xa xôi.
Cũng có thể các vật thể lạ đại diện cho một hình thức mới của một hiện tượng đã biết, ví dụ như luồng phản lực phun ra từ thiên hà vô tuyến.
Tuy nhiên, không có dữ liệu nào hoàn toàn trùng khớp, nên họ tin rằng các vật thể lạ này phải đại diện cho thứ gì đó nhiều hơn là một hiện tượng. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục điều tra bản chất của các đối tượng thiên văn nói trên.
Phát hiện tín hiệu sóng radio bí ẩn cách Trái Đất nửa triệu năm ánh sáng
Tần số radio bí ẩn hay còn được gọi là xung sóng vô tuyến siêu nhanh (FRB), được thu lại bởi kính viễn vọng CHIME tại Canada.
Vẫn chưa có lời giải thích chính xác nào về nguồn gốc của các tín hiệu xung sóng radio siêu nhanh (FRB).
Theo hãng tin RT, một nhóm các nhà thiên văn học đã thu được một tín hiệu xung sóng vô tuyến (radio) siêu nhanh, có nhịp điệu định kì từ một nguồn chưa xác định được nằm bên ngoài dải Ngân hà.
Tần số radio bí ẩn hay còn được gọi là xung sóng radio (FRB), được thu lại bởi Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến hiện đại bậc nhất thế giới đặt tại Canada, theo báo cáo mới nhất của tạp chí Nature được đăng tải hôm thứ Ba.
FRB là các sóng vô tuyến milli-giây, được cho là sinh ra từ các vật thể bí ẩn dày đặc trong vũ trụ. Chúng là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng thiên văn học.
Mặc dù vẫn còn là một vấn đề chưa thể giải thích, thế nhưng các nhà khoa học đã truy ra dấu vết của FRB 180916.J0158 65 thuộc về một dải Ngân hà hình xoắn khổng lồ cách trái đất 500 triệu năm ánh sáng, FRB đặc biệt ở chỗ nó là tín hiệu đầu tiên được phát lặp đi lặp lại theo một tuần hoàn định kì nhất định.
Trong quá khứ, kể từ lần đầu tiên nhận được các tín hiệu của FRB vào năm 2007, những tín hiệu đó thường chỉ là những sự kiện một lần và không có chu kì nhất định.
Các xung sóng FRB được phát hiện lần này có chu kỳ lặp đi lặp lại là một hiện tượng lạ.
Ngược lại, mô hình chu kì của FRB 180916.J0158 65 diễn ra cứ khoảng 16 ngày 1 lần. Cứ khoảng 4 ngày, tín hiệu lại phát ra 1 lần từ 1-2 giờ 1 lần. Sau đó tín hiệu lại im bặt khoảng 12 ngày, rồi lại lặp lại chu kì đó.
"Tín hiệu FRB mà chúng tôi đang nghiên cứu có hoạt động chu kì giống như chu kì của đồng hồ" - Ông Kiyoshi Masui, trợ lý giáo sư vật lý tại Viện nghiên cứu Vật lí thiên văn và vũ trụ Kavli của Viện Nghiên cứu Công nghệ Massachusetts cho biết.
Masui là một trong những thành viên của dự án CHIME/FRB - một nhóm gồm hơn 50 nhà khoa học trực thuộc Đại Học British Columbia, Đại học McGill, Đại học Toronto và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada phân tích các dữ liệu từ CHIME - kính viễn vọng vô tuyến đầu tiên nhận được các tín hiệu từ FRB.
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 2 năm 2020, CHIME đã chọn lọc và phân tích 38 tần sóng nhanh từ xung sóng FRB 180916.J0158 65 dẫn tới những phát hiện mới trong hoạt động nghiên cứu vật lí thiên văn học.
Lý giải cho hiện tượng gia tăng các tín hiệu gia tăng đột biến có thể tới từ một ngôi sao neutron có những hoạt động xoay chuyển mạnh trong Ngân hà. Trong vật lý thiên văn, hiện tượng này được gọi là "sự tiến động" hay "giải phóng" (là sự thay đổi chậm nhưng liên tục của một thực thể thiên văn học hoặc đường dẫn quỹ đạo).
Bên cạnh đó, cũng có một giả thuyết khác cho rằng nguồn gốc của các hiện tượng trên là một hệ nhị phân trong đó các thiên thể như ngôi sao neutron hoặc hố đen xoay xung quanh một quỹ đạo, sự tác động lên nhau của chúng đủ để tạo ra một đợt sóng vô tuyến ngắn mà khi đó giả thuyết về các quỹ đạo sẽ giúp giải thích bản chất của các chu kỳ FRB.
Chưa dừng lại ở đó, còn một kịch bản thứ ba để giải thích cho những hiện tượng này là có một luồng gió hoặc một đám mây khí quay quanh sẽ hoạt động như một " ống kính" để khuếch đại các nguồn sóng vô tuyến.
Ông Matsui còn cho biết thêm: "Đây là mô hình hoàn chỉnh nhất mà chúng tôi từng được thấy từ những nguồn FRB. Và đây cũng chính là những manh mối vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể săn lùng và lí giải nguồn gốc của các hiện tượng này, điều mà chưa ai có thể giải thích được".
Tìm thấy tín hiệu lạ từ vũ trụ gửi đến Trái Đất Các nhà khoa học ghi nhận 2 trường hợp FRBs lặp lại liên tục trong 5 năm gần đây, theo chu kỳ 16 ngày và 157 ngày. Theo Forbes, một trong những bí ẩn của thiên văn học hiện đại vừa tìm được câu trả lời sau một nghiên cứu kéo dài 5 năm. Cụ thể, các nhà khoa học tìm được chu...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán

Đài quan sát Nam Cực phát hiện tín hiệu "kỳ lạ nhất vũ trụ"

Kỳ lạ "khu chợ ma" ở châu Á: Đêm mở, sáng đóng, có người kiếm gần 300 triệu/tháng
Có thể bạn quan tâm

7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm
Sức khỏe
07:51:43 22/05/2025
Lương Thu Trang: Dịu dàng màu nắng là cơ hội để vượt cái bóng của An Nhiên
Hậu trường phim
07:42:56 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
Sao việt
07:32:01 22/05/2025
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?
Netizen
07:31:38 22/05/2025
Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine
Thế giới
07:29:42 22/05/2025
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch
Ẩm thực
07:24:31 22/05/2025
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?
Sao châu á
07:14:39 22/05/2025
Né Covid-19 ở Thái Lan, Chu Thanh Huyền cổ vũ Quang Hải từ xa vẫn sang chảnh hết nấc, nhà đẹp, món ngon phát mê!
Sao thể thao
06:59:24 22/05/2025