Bất lực nhìn mía mới trồng đã chết sạch
Nắng hạn không chỉ làm thất thu vụ vừa qua, mà còn khiến bà con trồng mía ở Sóc Trăng phải khốn đốn trong vụ mới.
Mía giống khan hiếm, giá tăng cao từng ngày
Nhiều hộ đã vài lần xuống giống mà đến nay ruộng mía lại thành bãi đất trống.
Các xã An Thạnh II, An Thạnh III, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung) đã trễ vụ gần 2 tháng nhưng nhiều ruộng mía vẫn trống trơn.
Theo chia sẻ của bà con địa phương, vụ vừa qua thu hoạch mía không có lãi, đến vụ này hạn, mặn vẫn chưa buông tha. Đứng nhìn ruộng mía thưa thớt vài cây lè tè dưới ống chân, ông Đỗ Việt Thắng (Tám Thắng, xã An Thạnh II), nói: “Mọi năm đến thời điểm này cây mía đã phải cao ngang ngực, vậy mà giờ nó lèo tèo vậy đó!”.
Gia đình chú Tám Thắng có 3ha đất trồng mía. Lão nông vừa phải mua giống về dặm lại lần thứ 3 nên dễ hiểu tại sao ruộng mía cây thấp cây cao, có chỗ cây chưa nảy chồi. Đưa chúng tôi đi một vòng quang ruộng mía, chú Tám chia sẻ: “Cả đời làm mía tại địa phương này, chưa năm nào khó làm ăn đến vậy.
Ruộng mía của gia đình gần tới ngày thu hoạch thì hạn khắc nghiệt, mặn đổ về làm cây mía từ lá đến thân vàng như tôm luộc. Dù cây chưa đủ ngày thu hoạch, cũng đành gọi người đến chặt. Năng suất chỉ còn khoảng 10 tấn/công tầm lớn (1.296 m2), trong khi năm 2015 ước đạt 13 tấn/công”.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi thu hoạch lão nông tiến hành trồng lại như mọi năm. Nào ngờ, hom mới nhú mầm thì đã đỏ ạch, nhiều khúc mía giống chẳng kịp “đẻ con” để thử sức với cái nắng khủng khiếp.
“Khắp cái vùng này, ai xuống giống mía ngay lúc thượng nguồn xả nước về thì may còn, xuống sau là cây chết hết. Cây nào nhú lên được là nhờ lượng dinh dưỡng có sẵn, khi nhóng rẽ ra cắm vào đất gặp mặn là rễ thối đen”, ông Tám nói.
Video đang HOT
Hàng loạt cánh đồng đã sẵn sàng nhưng còn phải chờ giống
Loay hoay nhổ mấy bụi mía thưa thới còn sót lại sau mùa hạn dồn vào một thửa đất, lão nông Ba Nghĩa nói rằng: “Trồng 2 lần rồi mà lên được mấy bụi vậy đó. Độ mặn lên tới 15 – 16 phần ngàn thì mía sao sống nổi, mưa xuống mua thì trồng lại chắc mới được. “Hạn mặn năm nay nếm được đó! Vào chính vụ thu hoạch khoảng tháng 2 (âm lịch) bẻ cây mía ăn có thể thấy vị đường, vị muối nó hòa trộn vào nhau”, chú Ba Nghĩa lắc đầu nói.
Từ thực trạng trên, nguồn mía giống tại địa phương đã cạn kiệt. Nhiều bà con phải đi khắp các vùng lân cận săn mía giống với giá đắt đỏ về trồng lại. Cũng không thiếu những ruộng mía đã cải tạo sẵn sàng nhưng phải chờ giống.
Đang cặm cụi với mấy bó mía giống non tơ ven đường, ông Út Cưng (thị trấn Cù Lao Dung) cho biết, vừa đặt mua đống mía này trên Phụng Hiệp (Hậu Giang) mang về với giá lên tới 2.000 đồng/kg. Lần trước gia đình trồng giống tốt mà giá có 1.200 – 1.300 đồng/kg nhưng chúng không sống nổi với nắng nóng.
“Cứ trồng đại lại xem sao chứ trễ lắm rồi, mùa hạn năm sau mà đến sớm như năm nay thì lại mất mùa nữa thôi. Con cứ đi thẳng theo đường này sẽ thấy, các ruộng mía láng ình đều như nhau hà, ai cũng phải chờ giống”, ông Út thở dài nói.
Trên hơn 2ha mía ông Út trồng, với 3 lần xuống giống đến nay tiền đầu tư đã ngốn của gia đình hết mấy chục triệu. Theo tính toán của ông, trồng mới mỗi công đất phải đầu tư 1 tấn giống, còn trồng dặm kiểu này cũng vài trăm kg. Hiện tại, nguồn giống cung cấp cho địa phương gần như toàn bộ được vận chuyển từ Phụng Hiệp qua hoặc Long An về. Cây mía mới vài tháng tuổi đã đành, điều kiện tự nhiên của mỗi vùng đất lại khác nhau nên bà con lo lắng không biết cây có sống nổi không.
Ông Út Cưng và người dân địa phương lo lắng về chất lượng mía giống không đảm bảo
Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó phòng NN-PTNT Cù Lao Dung cho biết, năng suất mía trung bình năm nay giảm khoảng 30% so với cùng kỳ. Niên vụ 2016 – 2017, huyện có 6.500ha đất trồng mía, mới xuống giống được hơn 4.000ha, chỉ đạt 62% kế hoạch. Nhiều hộ xuống giống sớm bị thiệt hại do thời tiết không thuận lợi.
Ông Đắc khuyến cáo bà con nên chọn những giống mía ngắn ngày như KPS01-25, Khonkaen3, K833 để rút ngắn thời gian. “Hiện độ mặn trong đất vẫn còn, nếu độ mặn dưới 3 phần ngàn bà con có thể dùng nước tưới vào gốc cây mía. Nhưng nếu phát hiện có độ mặn dù ở mức nào bà con cũng không nên tưới hay phun, xịt lên lá vì nước sẽ bốc hơi, muối sẽ tích tụ trên lá làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây”, ông Đắc nói.
Theo Trần Hiếu (Nông Nghiệp Việt Nam)
Nông dân Cà Mau đốt bỏ mía vì nhà máy ngừng mua
Hơn 1.800 ha mía nguyên liệu của người dân ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã vào vụ thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ
Nhiều ngày qua, gia đình bà Dương Thị Ráng (xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình) tất bật cải tạo lại đất để nuôi tôm sau khi buộc phải đốt bỏ ruộng mía hơn 3.000 m2.
"Mấy chục năm với nghề trồng mía, chưa bao giờ gia đình tôi rơi vào tình cảnh này. Mấy năm trước giá mía tuy thấp nhưng vẫn bán được. Bây giờ mỗi kg chỉ có giá vài trăm đồng mà không ai mua", bà Ráng nói.
Người dân trồng mía khi thu hoạch xong không tiêu thụ được.
Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Ông Trần Trung Hiếu, ngụ xã Trí Phải buồn bã nói: "Vốn liếng đầu tư hết vào ruộng mía, giờ đến ngày thu hoạch bán không có người mua, buộc chúng tôi phải phá vỡ quy hoạch đưa nước mặn vào nuôi tôm".
Còn ông Đỗ Văn Thắng, ngụ xã Trí Lực nhẩm tính nếu thuê nhân công thu hoạch mía, rồi vận chuyển đi nơi khác bán thì chắc chắn phải bù lỗ, dẫn đến chỉ còn cách phá bỏ ruộng mía.
Vài năm trở lại đây, tại một số vùng trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng giá mía thất thường khiến người trồng thiệt hại nặng vẫn thường xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng đốt bỏ mía vì không thể tiêu thụ. Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, chính vì sự thất thường về giá cả, dẫn đến tình trạng phá bỏ mía đưa nước mặn vào nuôi tôm đã nhiều năm qua, khiến diện tích trồng mía nguyên liệu theo quy hoạch của huyện cứ bị thu hẹp dần.
"Diện tích trồng mía của huyện giảm trên dưới 300 ha trong vòng vài năm trở lại đây. Ở vụ mùa này, chúng tôi biết nông dân gặp khó nhưng cũng không còn cách nào khác vì Xí nghiệp đường Cà Mau là nơi tiêu thụ mía duy nhất của địa phương, nhưng nay họ đóng cửa không mua", ông Hoàng nói.
Xí nghiệp đường Cà Mau hiện là đơn vị duy nhất thu mua mía của 1.700 hộ trên địa bàn Cà Mau và khoảng 2.300 hộ ở tỉnh giáp ranh là Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 3.736 ha, lượng mía nguyên liệu gần 300.000 tấn. Tuy nhiên, mới đây, sau khi Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xử phạt 360 triệu đồng Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam, đơn vị đang quản lý Xí nghiệp đường Cà Mau do không hoàn thành việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, công ty đã quyết định tạm đóng cửa nhà máy.
Tiền thân của Xí nghiệp đường Cà Mau là Nhà máy Đường Thới Bình (Cà Mau) thuộc sở hữu Nhà nước. Đến năm 2009, nhà máy này cổ phần hóa, đổi tên thành Xí nghiệp đường Cà Mau và được giao cho Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam quản lý.
Người dân đốt bỏ mía rồi đào vuông nuôi tôm ở huyện Thới Bình, Cà Mau.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cho biết, do không có người mua nên hiện giá mía nguyên liệu tại Cà Mau đang giảm xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng một kg, nhưng vẫn không bán được, dù đã thấp hơn giá thành 200-300 đồng một kg.
Trước tình hình này, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo Xí nghiệp đường Cà Mau khắc phục khó khăn, hoạt động trở lại và tiến hành thu mua mía trong dân. Đồng thời, Tỉnh cũng đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Thủ tướng xem xét, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động để giải quyết khâu tiêu thụ mua mía nguyên liệu của người dân trên địa bàn.
Theo VnExpress
Nhà máy đường Bình Định đã trả 26 tỷ đồng cho nông dân Ngày 4/6, ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND Bình Định - cho biết, Công ty CP Đường Bình Định (BISUCO) đã trả nợ 26/46 tỷ đồng tiền nợ mua nguyên liệu mía của nông dân hai tỉnh Bình Định và Gia Lai. Ông Lộc cho biết thêm: "Hiện chính quyền tỉnh đang kiên quyết yêu cầu BISUCO phải nhanh chóng trả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Lisa lại lộ "da thịt" nóng bỏng mắt, nhan sắc thăng hạng "chặt đẹp" IT girl thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:30:16 17/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên hiện ra sao?
Sao việt
13:26:38 17/05/2025
Clip bẽ mặt tại Cannes: Đến minh tinh hạng A như Đường Yên cũng bị bảo vệ thẳng mặt đuổi khỏi thảm đỏ!
Sao châu á
13:11:04 17/05/2025
Hồi sinh tàu Voyager 1 sau 20 năm "tưởng như đã chết"
Thế giới
13:07:18 17/05/2025
Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp
Sao thể thao
12:03:29 17/05/2025
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản
Ẩm thực
12:03:07 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025