Bến Tre đối diện tình trạng xâm nhập mặn mùa khô sớm
Ngày 13/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh ký ban hành Kế hoạch phòng chống thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn nhằm chủ động phương án phòng chống.
Cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đo độ mặn tại cống thủy lợi Tre Bông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố khảo sát hệ thống công trình thủy lợi để kịp thời duy tu, sửa chữa những công trình bị hư hỏng, xuống cấp; nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn… để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí.
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa 33 hạng mục công trình cống ngăn mặn, nạo vét kênh nội đồng để đưa vào vận hành khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô năm 2022- 2023.
Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, chuẩn bị phương án ngăn mặn tạm thời trong trường hợp các cống không kịp hoàn thành trước mùa khô năm 2022-2023. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có phương án ngăn mặn đối với công trình cống Tân Phú, Bến Rớ thuộc dự án Quản lý nước Bến Tre (khi cần thiết).
Các đơn vị chức năng thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi; vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô bao gồm đập tạm ngăn mặn, thuyền bơm… đã được đầu tư mùa khô 2019-2020.
Video đang HOT
Cùng với việc thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tỉnh còn chuyển tiếp thông tin dự báo, cảnh báo, số liệu đo mặn hàng ngày tại các trạm đến lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã và thông qua trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) về phòng chống thiên tai để người dân biết, ứng phó. Lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Tỉnh yêu cầu có kế hoạch cấp nước cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô hạn, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng phục vụ. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, duy tu bảo dưỡng hệ thống cấp nước tại các nhà máy nước; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành nhà máy nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho nhân dân.
Cùng đó, việc nạo vét các ao chứa nước thô được chú trọng nhằm tăng lượng dự trữ nước ngọt phục vụ vận hành cấp nước; tổ chức đo kiểm tra độ mặn tại các nhà máy để có kế hoạch lấy nước hợp lý phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân trong giai đoạn xâm nhập mặn…
UBND các huyện, thành phố kiên quyết không để người dân sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước, bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và ngoài vùng quy hoạch; chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ. Mặt khác, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn; các thông tin dự báo, cảnh báo; chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để tổ chức ứng phó cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 10 và 11/2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 15-25%, trong tháng 12/2022 cao hơn trung bình nhiều năm từ 5-10%. Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 1 đến tháng 3/2023 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Mùa khô 2022-2023, nhận định xâm nhập mặn ở mức sớm hơn trung bình nhiều năm. Từ nửa cuối tháng 12/2022, mặn bắt đầu xâm nhập vào khu vực gần cửa sông. Xâm nhập mặn sâu nhất ở mức xấp xỉ và thấp hơn mùa khô 2021-2022. Độ mặn cao nhất và xâm nhập sâu nhất xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 năm 2023. Dự báo độ mặn 4 có thể xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 45-57 km; độ mặn 1 có thể xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 54-68 km.
Bến Tre: Tàu cá gặp trở ngại khi ra vào cảng do vướng đường dây truyền tải điện gió
Nhiều ngư dân huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) bức xúc vì mỗi lần cho tàu ra khơi hoặc từ biển trở về bờ thường xuyên vướng vào dây truyền tải điện trên biển của dự án điện gió.
Nguyên nhân là do dây dẫn điện được đi nổi không đảm bảo độ tĩnh không, khoảng cách giữa các cột quá gần, làm cho tàu cá ra vào gặp trở ngại khó khăn.
Đường dây truyền tải điện ảnh hưởng đến tàu cá di chuyển ra vào bờ.
Anh Đặng Văn Tâm, chủ tàu cá Hùng Dũng cho hay, cuối tháng 9/2022, tàu cá đi từ biển vào cảng bị vướng vào dây truyền tải điện 22KV của công trình điện gió Tân Hoàng Cầu, dây điện bị đứt làm cháy ăng-ten định vị, định dạng của tàu. Sau đó, tàu đánh cá Trung Hiếu (đi sau tàu Hùng Dũng) bị dây điện đứt vướng vào tàu làm cháy hệ thống thông tin trên tàu. Anh Tâm chia sẻ, liên tục các tai nạn do ảnh hưởng từ đường dây điện truyền tải điện của dự án điện gió làm cho ngư dân lo lắng khi ra vào cảng.
Ông Phạm Văn Tuấn, xã An Thủy, huyện Ba Tri chia sẻ, đường luồng lạch (khu vực nước sâu tàu di chuyển) di chuyển của các tàu đánh cá được hình thành từ rất lâu, đây là lộ trình ra vào cảng của các tàu cá. Tuy nhiên, dự án điện gió cắm trụ tua bin ngay giữa luồng tàu, các tàu đánh cá phải nép sang nhường đường cho cắm trụ tua bin. Các trụ dây truyền tải điện cắm ngang luồng chạy của tàu làm tăng thêm mối đe dọa nguy hiểm cho việc lưu thông tàu ghe của ngư dân. Ông Tuấn lý giải, nếu tàu đánh cá đi về hướng Đông sẽ bị vướng vào cồn cạn, tàu bị mắc cạn không di chuyển được. Tàu di chuyển về phía Tây sẽ sát vào trụ điện gió vô cùng nguy hiểm khả năng va vào trụ điện gió rất lớn.
Bên cạnh đó, nếu tàu đi theo đường hiện nay, khả năng vướng đường dây truyền tải và va chạm vào các cột của đường dây truyền tải rất lớn. Ông Tuấn cho hay, ngư dân kiến nghị, đường dây truyền tải điện cần được đi âm sâu trong lòng đất, nhổ các trụ dây truyền tải điện tạo sự thông thoáng cho đường tàu di chuyển.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Tổ trưởng Tổ hợp tác khai thác Thuỷ sản 2 (xã An Thủy, luồng hàng hải tại cửa sông Hàm Luông (giáp ranh huyện Thạnh Phú và huyện Ba Tri) hơi chếch về hướng huyện Thạnh Phú, hướng về huyện Ba Tri đang bị bồi lắng, tàu thuyền không thể đi lại. Vì vậy, các tàu cá của ngư dân Ba Tri bắt buộc phải đi lại trên luồng hàng hải này hàng ngày. Tuy nhiên, ngay tại luồng tàu di chuyển đã mọc lên hàng chục trụ tua bin điện gió và trụ dây dẫn 22KV thuộc dự án điện gió, do Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu làm chủ đầu tư. Phía trên luồng, hai đường dây dẫn điện đi ngang luồng (hiện đã bị tàu cá vướng làm đứt một dây) chỉ cách mặt nước vài chục mét. Điều này khiến mỗi lần tàu cá đi ngang phải vất vả né tránh nhưng gặp thời tiết xấu không thể né được, phải chấp nhận rủi ro để đi qua hoặc phải neo đậu ngoài biển.
Đường dây truyền tải điện ảnh hưởng đến tàu cá di chuyển ra vào bờ.
Ông Nguyễn Văn Dũng là một trong hàng chục người đứng đơn kiến nghị cơ quan chức năng tỉnh, Trung ương điều chỉnh lại thiết kế của dự án điện gió để đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân đi đánh bắt xa bờ thường xuyên ra vào cửa sông Hàm Luông.
Trước đó, UBND tỉnh Bến Tre đã có văn bản xác định hệ thống trụ và đường dây 22KV băng ngang luồng chạy tàu của cửa sông Hàm Luông không đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cửa sông Hàm Luông. Đồng thời, tỉnh đã đề nghị công ty ngưng ngay việc thi công hệ thống trụ và dường dây 22KV này và đưa ra hai phương án xây dựng nhằm đảm bảo an toàn hơn cho phương tiện thủy.
Phương án 1 là xây dựng đường dây ngầm, có độ sâu 12m xuyên qua luồng chạy tàu của sông Hàm Luông. Phương án 2 là xây dựng đường dây vượt luồng tàu nhưng phải đảm bảo chiều cao từ mặt nước đến dây là 48m và chiều rộng 2 trụ là 250m.
Mặc dù vậy, trên thực tế, đường dây được đi nổi bắt ngang luồng với độ tĩnh không không đảm bảo, khoảng cách giữa hai trụ quá hẹp khiến tàu thuyền qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Tai nạn thủy đã xảy ra và đã có người bị thương, thiệt hại tài sản của ngư dân.
Bà Trần Thị Mỹ Châu, Phó Chủ tịch UBND xã An Thủy cho biết, qua nắm bắt dư luận, nhiều ngư dân địa phương bức xúc trước việc trụ điện gió và đường dây dẫn điện băng ngang giữa luồng tàu, gây tai nạn cho ngư dân địa phương. Tuy nhiên, thẩm quyền của địa phương không thể giải quyết mà chỉ thông báo với ngư dân về lịch đóng điện của dự án điện gió nói trên để ngư dân tránh xa các trụ điện gió, trụ dây dẫn. Những vấn đề ngư dân bức xúc, địa phương ghi nhận để báo cáo ngành chức năng có hướng xử lý phù hợp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún Sáng 13/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bến Tre về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thủy sản, phòng chống thiên tai. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản
Lạ vui
13:23:22 22/05/2025
Google đưa tính năng giá trị vào trình duyệt Chrome
Thế giới số
13:16:24 22/05/2025
Mẹ biển - Tập 44: Ba Sịa gặp nạn khi cứu người
Phim việt
13:12:34 22/05/2025
Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Pháp luật
12:53:09 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025