Bên trong ‘nhà hạnh phúc’ ở trại giam
Trại giam, nơi cách ly những người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội, nhưng cũng chính ở đây đã tồn tại một địa chỉ thường được gọi với những cái tên như “Nhà hạnh phúc” hay “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”…
Đây là phần thưởng dành cho những phạm nhân cải tạo tốt, được gặp lại vợ hoặc chồng ngay tại nơi thụ án.
Theo cụ Võ Đình Nhân, nguyên là phó cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam – Bộ Công an, nay đã 88 tuổi thì người có công sáng lập ra buồng hạnh phúc trong trại giam là cụ Hoàng Mai, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam thời kỳ 1960. Khi đó cụ Nhân đang là cục phó, người hỗ trợ đắc lực, cùng đồng chí cục trưởng đặt viên gạch đầu tiên xây dựng những căn phòng này.
Đây là niềm mơ ước của không ít phạm nhân, cũng là động lực để họ cải tạo tốt
Theo quy định của trại giam, các phạm nhân khi gặp vợ (hoặc chồng) phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai trong quá trình thăm gặp tại buồng hạnh phúc
Video đang HOT
Nhiều người còn đưa cả con vào để thăm bố, tiếng con trẻ, tiếng cười của người lớn làm cho không gian này trở nên vui vẻ hơn
Cuộc gặp gỡ trong cảnh lao tù của một gia đình
VIẾT THỊNH
Theo_PLO
Che giấu tội phạm cho người thân, có nên bị xử lý hình sự?
Việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người thân che giấu tội phạm thể hiện tính nhân đạo, có quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm của các quan hệ gia đình.
Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đang được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Trong các vấn đề được dư luận quan tâm, nổi bật là nội dung sửa đổi trong Bộ luật hình sự liên quan đến việc xử lý tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm với chủ thể là người thân trong gia đình.
Xung quanh vấn đề trên có nhiều ý kiến trái chiều.
Người thân che giấu, không tố giác tội phạm có nên xử lý hình sự? - Ảnh minh họa
Theo đó, liên quan đến việc người thân (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng) của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, Luật Hình sự 1999 quy định tại các Điều 21, Điều 22 và Điều 313.
Điều 21 quy định về tội "Che giấu tội phạm" như sau: "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự quy định.
Điều 22 quy định về tội "Không tố giác tội phạm" như sau: Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, cùng nhận biết về hành vi phạm tội của người thân, nhưng cách ứng xử như thế nào sẽ quyết định hành vi phạm tội của họ. Dấu hiệu phân biệt giữa 2 tội là "có hành động" hay "không hành động". Và căn cứ vào việc vi phạm mà mức án sẽ khác nhau. Với tội "Che giấu tội phạm" mức án cao nhất là từ 5 đến 7 năm tù. Còn với tội "Không tố giác tội phạm" mức án cao nhất là 3 năm tù.
Những năm gần đây, số lượng người phạm tội "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm" có xu hướng gia tăng ở mức đáng báo động. Nhiều vụ án chỉ có 1, 2 người gây án mà kéo theo 4 đến 5 người thân vào vòng lao lý. Điển hình gần đây nhất là vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp tài sản ở Bắc Giang. Ông Lê Văn Miên (bố Lê Văn Luyện), Trương Thanh Hồng (anh họ), Lê Thị Định (cô ruột), Lê Văn Nghi và vợ chồng ông Trương Văn Hợp (bố, mẹ của Hồng) bị truy tố về các tội che giấu, không tố giác tội phạm. Chỉ vì tình thương mù quáng mà họ đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác điều tra.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện phần nào sự nhân đạo trong khi xem xét đến tội "Không tố giác tội phạm". Theo đó, người thân của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313. Còn tại dự thảo Luật Hình sự sửa đổi đang lấy ý kiến nhân dân, khía cạnh mang tính "nhân văn" này được đẩy thêm một bước. Nếu ở tội "Che giấu tội phạm" thì người thân của người phạm tội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn riêng với tội "Không tố giác tội phạm" thì người thân của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có hai ý kiến trái chiều về vấn đề này: Ý kiến thứ nhất cho rằng, vì tình máu mủ, ruột rà nên cần loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người che giấu tội phạm là người thân (cha, mẹ, vợ chồng, con, ông, bà, cháu) không kể về tội gì.
Còn theo ý kiến thứ hai thì hành vi che giấu có tính nguy hiểm hơn hành vi không tố giác, vì có thể dẫn đến oan sai nên không nên loại trừ hoàn toàn đối tượng này mà chỉ nên giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo đó, trong thực tế, việc những người trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình là điều dễ hiểu. Điều này là do tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần của đạo lý truyền thống của người Việt Nam, nên trong những trường hợp bình thường, những người thân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình, do đó đề nghị nên loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng này khi họ che giấu tội phạm mà đối tượng phạm tội là người thân thích, ruột thịt.
Tuy nhiên, tội này là tội che giấu tội phạm thông qua các hình thức xóa dấu vết, vật chứng... đây là các hành vi mang tính chủ động cao, và nếu loại trừ trách nhiệm hình sự hoàn toàn cho các đối tượng này (dù là ruột thịt) thì sẽ gây rất nhiều khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến bế tắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Không tố giác tội phạm: luật sư có thể được loại trừ? Điều 22 BLHS hiện hành quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 BLHS. Tuy nhiên, đặc trưng của người làm nghề bào chữa là không được tiết lộ thông tin bí mật trong quá trình bào chữa, do đó nhiều ý kiến cho rằng cần loại bỏ trách nhiệm hình sự của người bào chữa khi họ không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng người bào chữa trước hết phải làm tròn bổn phận của một công dân, nên nếu trong quá trình bào chữa mà không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của Bộ Tư pháp, do đặc trưng nghề nghiệp của nghề bào chữa là không được tiết lộ thông tin trong quá trình bào chữa, nhưng loại bỏ hoàn toàn TNHS về hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa là chưa thấy hết được trách nhiệm công dân của người bào chữa trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó về nguyên tắc, người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp: hành vi đó đã thực hiện; hành vi đó do chính thân chủ thực hiện hoặc tham gia.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tử tù có thể hiến xác được không? Việc thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc và luật pháp hiện cũng chưa có quy định nên nếu tử tù có nguyện vọng hiến xác cũng không được chấp nhận. Bàn giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn sau khi thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 6-8 tại Hà Nội. Tại cuộc hội thảo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người

"Chém gió" là kế toán thuế, lừa đảo nhiều nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục hoàn thuế

Đã xác định người liên quan vụ phá rừng phòng hộ ở Quảng Trị

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng

Truy tố chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân vì đưa hối lộ cho cựu Giám đốc PC Bình Thuận

Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Khởi tố 6 bị can trong đường dây mua bán chứng chỉ hành nghề giả

Xử lý tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn ở Hậu Giang

Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát

Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt

Nhận hối lộ, 3 cựu cán bộ công an ở TPHCM bị truy tố
Có thể bạn quan tâm

Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà được tuyên dương thanh niên làm theo lời Bác
Sao việt
22:38:11 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Khoảnh khắc MIN ôm chầm "trai lạ" mãi không buông, liên tục cúi đầu gây khó hiểu
Nhạc việt
22:10:24 18/05/2025
TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế
Tin nổi bật
22:05:10 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025
Nửa đêm thấy vợ lặng lẽ dắt xe ra đường, tôi nghẹn ngào khi biết nơi cô ấy tìm đến
Góc tâm tình
21:34:38 18/05/2025
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
Thế giới
21:15:43 18/05/2025