Bệnh béo phì đối với người nhiễm coronavirus còn nguy hiểm hơn ung thư
Chứng béo phì được coi là yếu tố nguy hiểm hơn cả bệnh ung thư đối với bệnh nhân COVID-19.
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Trường Y mang tên Grossman trực thuộc Đại học New York. Nghiên cứu được công bố trên website MedRxiv.
Nghiên cứu liên quan đến hơn 8 nghìn bệnh nhân. Các nhà khoa học tổng kết được gần một nửa số bệnh nhân (46%) nhiễm coronavirus có tuổi đời hơn 65. Họ cũng phát hiện ra những người nhập viện vì nhiễm coronavirus thường nặng nề và mắc chứng béo phì.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, ngay cả những người dưới 60 tuổi cũng có khả năng phải nhập viện gấp đôi nếu họ bị béo phì. Các nhà nghiên cứu cho rằng trên thực tế những bệnh nhân béo phì dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn. Hệ thống miễn dịch của họ vì phải cố gắng đối phó với lượng mỡ thừa trong cơ thể nên không thể tập trung hoàn toàn để chống lại virus.
Người ta cũng phát hiện ra rằng chỉ năm phần trăm những người nhập viện do coronavirus là người hút thuốc lá. Đây là nghiên cứu đầu tiên không nói rằng người hút thuốc lá dễ bị nhiễm coronavirus hơn bình thường.
Các nhà khoa học cho rằng vấn đề béo phì ở Hoa Kỳ có thể làm tăng nguy cơ lây lan COVID-19.
Trước đó, các chuyên gia của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ từng phân tích về sự nguy hiểm của COVID-19 đối với bệnh nhân tiểu đường. Họ kết luận rằng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không tăng nguy cơ nhiễm coronavirus, nhưng việc nhiễm SARS-CoV-2 sẽ làm tăng khả năng mắc thêm bệnh và sinh ra biến chứng.
Lý giải triệu chứng bất thường khi nhiễm coronavirus
Các nhà nghiên cứu từ trường Y của đại học Harvard đã giải thích lý do tại sao có người bị mất khứu giác khi nghi nhiễm coronavirus.
Cũng như các đồng nghiệp từ Hiệp hội bác sĩ Tai Mũi Họng của Anh, các chuyên gia của Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ gọi tình trạng là mất một phần khả năng nhận biết mùi và vị thuộc số các triệu chứng không điển hình của COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết cho đến nay vẫn không thể tin chắc hiện tượng mất khứu giác và vị giác là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện căn bệnh này. Trong khi đó triệu chứng như vậy ghi nhận ở không ít ca nhiễm coronavirus. Ví dụ, cầu thủ bóng rổ Mỹ Rudy Gober báo cáo hiện tượng đó.
Các nghiên cứu bộ gen của chuột, loài linh trưởng và con người đã chỉ ra rằng một số tế bào trong khoang mũi chứa các protein ngăn virus mang bệnh nhiễm trùng vào cơ thể. Sự tổn thương của các tế bào này, theo ý kiến của các nhà khoa học, dẫn đến lây nhiễm COVID-19 và xuất hiện triệu chứng mất khả năng nhận biết mùi.
Các nhà khoa học cũng giả thiết rằng tình trạng thiệt hại tế bào mô liên kết trong mũi có thể góp phần gây nhiễm trùng.
Trước đó, Các nhà khoa học đến từ Hiệp hội Tai mũi họng Anh (ENT UK) tiết lộ, mất sự nhận biết mùi hoàn toàn hoặc một phần (anosmia), có thể là một triệu chứng nhiễm coronavirus chủng mới.
Theo các chuyên gia, có bằng chứng thuyết phục ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Ý cho thấy số lượng đáng kể những người bị xác nhận nhiễm coronavirus bị mất khả năng nhận biết mùi hoàn toàn hoặc một phần. Được biết, ở Đức, hai trong số ba người nhiễm bệnh có biểu hiện anosmia.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân báo cáo triệu chứng anosmia trong trường hợp không hề có bất kỳ triệu chứng nhiễm coronavirus nào, theo thông tin từ bác sĩ ở các khu vực có số lượng người nhiễm bệnh cao.
Ngày 11/3 Tổ chức Y tế Thế giới WHO thông báo sự bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng coronavirus mới COVID-19 là đại dịch. Hiện tại trên thế giới ghi nhận gần 680 nghìn trường hợp nhiễm bệnh, hơn 31 nghìn người tử vong.
Thử nghiệm phương pháp điều trị năm... 1890 với Covid-19 Các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins vừa đưa ra đề xuất lấy máu các bệnh nhân nhiễm coronavirus đã khỏi để sử dụng trong phương pháp điều trị giúp bảo vệ loài người khỏi đại dịch Covid-19. Trong một báo cáo mới, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã giải thích cách các kháng thể virus có trong huyết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ

Phục hồi cơ thể sau cúm bằng 4 cách đơn giản

Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine tay chân miệng

Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn

Uống nước lá ngải cứu có tác dụng gì?

Khung giờ lý tưởng tập thể dục để ngủ ngon buổi tối

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
Sao việt
06:26:48 23/05/2025
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!
Sao châu á
06:23:40 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
Netizen
06:19:45 23/05/2025
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên
Phim châu á
05:58:47 23/05/2025
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè
Ẩm thực
05:57:09 23/05/2025
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:56:31 23/05/2025
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
Thế giới
05:39:59 23/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025