Bệnh không lây nhiễm gia tăng ở mức báo động

Ngày 19/6/2012, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội thảo Tăng cường năng lực phòng chống bệnh không lây nhiễm trong lĩnh vực y tế dự phòng.

Các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãm tính) được coi là bệnh dịch gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội và chính trị thông qua việc làm tăng chi phí y tế và giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh không lây nhiễm gây tổn thất 2-5% GDP của mỗi nước.

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng bệnh không lây nhiễm, giống như các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm ở nước ta đang giảm nhiều, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm lại gia tăng ở mức báo động. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm đã vượt quá gánh nặng do bệnh lây nhiễm.

Số liệu nghiên cứu năm 2008 cho thấy, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm chiếm 71% tổng gánh nặng bệnh tật, cao gấp 6 lần so với gánh nặng bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng, bệnh lý bà mẹ- trẻ em. Tại nhiều bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm tăng nhanh trong những năm gần đây. Tại bệnh viện, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh không lây nhiễm cũng đang tăng nhanh.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do vấn đề về kinh tế xã hội (toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, các yếu tố kinh tế – xã hội) và nguy cơ hành vi (hút thuốc, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động, lạm dụng rượu bia).

Trước thực trạng trên, các tham luận tại hội thảo cho rằng kế hoạch hành động dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2012 – 2020 tại Việt Nam cần tập trung tăng cường phòng chống các yếu tố nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm, chú trọng đến giải pháp liên ngành và sự tham gia của toàn xã hội kiện toàn mạng lưới y tế dự phòng làm nền tảng triển khai hiệu quả các hoạt động của kế hoạch hành động, nhất là hoạt động quản lý và dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng thiết lập hệ thống giám sát quốc gia bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng…

Đặc biệt chú trọng giảm thiểu sự phát triển bệnh không lây nhiễm thông qua thúc đẩy hành động liên ngành trong xây dựng và thực thi chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh gồm: hút thuốc, lạm dụng rược bia, chế độ ăn bất hợp lý và thiếu hoạt động thể lực tăng cường hiệu quả các hoạt động phát hiện sớm và quản lý dự phòng cho người có tình trạng tiền bệnh, người nguy cơ cao và mắc bệnh không lây nhiễm trong giai đoạn ổn định tại cộng đồng…

Tại đây, đại diện của WHO cho biết, trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi.

Trên thế giới, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu. Trong tổng số 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008, có 36 triệu trường hợp tử vong là do bệnh không lây nhiễm (chiếm 63%) và chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh đã trở lên phổ biến ở người trẻ tuổi. Theo WHO, trong tổng số người tử vong do bệnh không lây nhiễm thì tử vong trước 70 tuổi chiếm tới 44% và trước 25 tuổi chiếm tới 25%.

Theo vietbao

Giảm tải bệnh viện: Có 'thế lực' cản trở?

Sau khi những vấn đề về quá tải bệnh viện được xới xáo lên, TS đã nhận được nhiều phản hồi, bài viết góp ý của bạn đọc. Dưới đây là bài viết của bạn đọc Phạm Nguyên Quý, bác sĩ và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Nhật Bản.

Bài viết đã đưa ra vài giải pháp (mô tả cách làm ở Nhật) kèm với những thách thức mà bác sỹ Quý cho là khá khó trong trường hợp Việt Nam. Theo bác sỹ, bài toán giảm tải phải được giải từ 3 phía: lãnh đạo ngành (các Bộ), bác sĩ và bệnh nhân.

Con người là yếu tố quyết định

Sự quá tải ở các bệnh viện (BV) lớn đang gây nhiều phiền toái, thiệt thòi cho người bệnh và thu hút sự quan tâm của dư luận.

Để giảm tải tại Trung ương, ai cũng biết là phải xây dựng cơ sở y tế (CSYT) có chất lượng ở ngoại biên để tiếp nhận, phân luồng bệnh nhân hợp lý.

Việc đầu tư xây dựng thêm nhiều CSYT là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là phải tăng chất lượng khám chữa bệnh. Bởi vì dù thế nào, lo lắng về bệnh tật là lý do chúng ta tìm đến bệnh viện nên khả năng giải tỏa những lo lắng đó là yếu tố quyết định chúng ta sẽ ở lại đó hay tìm đến một nơi khác.

Video đang HOT

Sự thỏa mãn của bệnh nhân còn đóng vai trò then chốt cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một bệnh viện.

Nhưng làm thế nào để tăng chất lượng khám chữa bệnh ở CSYT địa phương?

Quá tải bệnh viện khiến người bệnh khổ sở (Ảnh: Cẩm Quyên - TS)

Giảm tải bệnh viện: Có thế lực cản trở? - Hình 1

Máy móc hiện đại là cần thiết, nhưng con người mới là yếu tố quyết định. Thực tế cho thấy người ta bất mãn với các CSYT thường là do cách đối xử tệ hại và trình độ yếu kém của nhân viên y tế, chứ không phải vì thiếu máy móc.

Liên quan đến việc này, Bộ Y tế từ lâu đã có chính sách luân phiên bác sĩ từ các BV lớn để truyền đạt kinh nghiệm, nhưng CSYT địa phương cứ lẹt đẹt mãi.

Vì sao lại như vậy? Tại học trò dốt hay tại thầy dạy không hay? Hay vì thiếu cơ sở hạ tầng?

Chúng ta muốn nghe thêm ý kiến từ người trong cuộc, nhưng có thể nói việc "bổ túc kiến thức" trong 3-4 tháng sẽ chỉ như "hà hơi thổi ngạt" nhất thời nếu các bác sĩ tuyến dưới không tự ý thức về tầm quan trọng của sự tự lập và cố gắng tiến bộ từng ngày.

Đối với các BS tuyến trên, khi không gắn bó quyền lợi trực tiếp với CSYT, họ cũng chỉ xem 3-4 tháng công tác đó như là nhiệm vụ bị giao, miễn cưỡng thực hiện, nếu không muốn nói đến vài trường hợp thờ ơ với kế hoạch.

Hỗ trợ kinh tế ít cũng là một nguyên nhân khác. Khi các BS vẫn còn lo toan cho sinh kế hằng ngày, không ai vui vẻ đi lao động gần như tình nguyện như vậy cả!

Một chính sách chỉ thành công khi nó khơi dậy và cộng hưởng với nhu cầu sống của con người.

Nhu cầu sống của một BS là gì?

Mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng, nhưng có lẽ ai cũng muốn được cống hiến bằng việc chữa bệnh, bằng việc đào tạo thế hệ đàn em mà cũng là đồng nghiệp trong tương lai của mình. Nhưng, mọi cống hiến phải được ghi nhận và có đối đãi thích hợp.

Cống hiến thì cũng có nhiều dạng và mức độ. Phục vụ bệnh nhân tận tình đã là một cống hiến. Chịu về miền xa trong 3 tháng cũng đã là một cống hiến.

Nói như vậy để thấy, "cống hiến" không thể là lý do duy nhất khiến "bộ đội về làng"!

Chưa kể có nhiều BS cũng hợp lý khi chọn ở lại thành phố để được tiếp tục học tập, trau dồi thêm kiến thức mà rốt cuộc cũng là để phục vụ tốt hơn.

Nói dông dài như vậy để thấy sự luân chuyển của bác sĩ cần thêm nhiều lý do cá nhân và việc cưỡng bức về địa phương không thể là một chính sách hay.

Liệu chúng ta có thể khơi dậy một nhu cầu cống hiến mới với đối đãi hấp dẫn để các BS giỏi về địa phương không?

Mô hình ở Mỹ, Nhật

Mô hình nội trú ở Mỹ và Nhật cho thấy một vài giải pháp tiềm năng.

Ở Mỹ, sau khi hoàn thành khóa học nội trú (thường từ 3-7 năm sau khi tốt nghiệp đại học y khoa), các BS nội trú trưởng thành với tay nghề vững vàng ở một chuyên khoa nào đó.

Khi đó, họ phải chọn/xin vào một BV mới để làm BS chính. Các BS chính thường là người có trách nhiệm cao nhất trong đội ngũ điều trị cũng như giảng dạy, huấn luyện các BS nội trú kế tiếp.

Như vậy, chuyện là bình thường khi một sinh viên (SV) y khoa tốt nghiệp từ trường A, học BS nội trú ở bệnh viện B nhưng lại đi làm BS chính ở bệnh viện C hoặc sau đó là D cách nhau hàng trăm km.

Phải di chuyển phiền phức như vậy nhưng mô hình này đã thực sự giúp ích cho việc lưu thông kiến thức và gìn giữ một mặt bằng chung với cách làm việc khoa học và chất lượng cao trong khám chữa bệnh.

Phải nói thêm rằng sự di chuyển xảy ra trên nguyên tắc cạnh tranh và dựa vào sự lựa chọn cá nhân. BV tỉnh thường trả tiền cao hơn nhưng lại ít có điều kiện về học thuật, nghiên cứu.

Cuộc sống hơi xa thành phố có thể không tiện nghi bằng, nhưng lại gần gũi với thiên nhiên với nhiều cây xanh thoáng đãng. Đến một BV khác còn là tiếp thu/gây dựng ở đó một phong thái và văn hóa làm việc mới.

Nhìn về Việt Nam, chúng ta đã có chế độ đào tạo BS nội trú từ rất lâu rồi. Dù ít ỏi (một khóa 350 SV chỉ khoảng 50 người được học BS nội trú), họ là tầng lớp được đào tạo bài bản nhất ở Việt Nam hiện tại.

Phải nói rằng đa số những "mầm non" ưu tú này đang chỉ làm việc quanh quẩn trong các thành phố lớn sau khi tốt nghiệp.

Quan niệm "BS chính" không phổ biến và không nhận được sự coi trọng như ở Mỹ. Tệ hơn, BS "đã từng học nội trú" còn dễ bị đánh đồng với BS theo học các hệ khác (sơ bộ/ chuyên khoa/ thạc sĩ...) vì sau khi tốt nghiệp, tất cả đều chỉ gọi là "Bác Sĩ"!

Liệu có thể tạo điều kiện để thu hút các BS ưu tú này ra làm BS chính tại các BV tuyến dưới để họ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh không? Bằng cách "gieo mầm" ở các BV mới, chúng ta còn có thể tăng thêm số CSYT có khả năng đào tạo và giảng dạy BS trẻ, góp phần đi đến mô hình "BS nội trú toàn khóa" (tức ai ra trường cũng được/ phải đi học nội trú) và cải thiện tình hình đào tạo BS trên toàn quốc.

Có "thế lực" cản trở?

Để thực hiện được những điều trên, điều kiện ít nhất phải có là tiền lương và sự coi trọng.

Về tiền lương: Những CSYT xa bao giờ cũng phải có ưu đãi kinh tế để thu hút nhân lực. Chúng ta có tiền để trả lương hậu hĩnh (đủ để sống đầy đủ) không?

Một nhân viên ngân hàng đã có thể kiếm được 10 triệu/ tháng. BS chính phải được trả cao hơn thế và BS chính ở địa phương còn phải được cao hơn thế!

So với việc bệnh nhân (và người nhà) phải bỏ một đống tiền lên lăn lóc ở bệnh viện lớn, việc trả lương cao cho BS giỏi ở địa phương sẽ vẫn rất có lợi về kinh tế. Tại sao không làm được?

Về sự coi trọng: Đối với nhiều BS trẻ, việc có tiền nhiều hơn không quan trọng bằng việc được tiếp cận thường xuyên với kiến thức mới để nâng cao tay nghề.

Chính vì thế, nỗ lực giảm bớt sự chênh lệch kiến thức giữa địa phương và trung ương là cực kỳ quan trọng để đẩy lùi sự không hấp dẫn của CSYT địa phương.

Giảm tải bệnh viện: Có thế lực cản trở? - Hình 2

Đề án 1816 (luân chuyển cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới) vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực vì còn vướng nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, quyền lợi của các bác sỹ (Ảnh minh họa: SKĐS)

Việc "lưu thông" BS giỏi trở nên cấp thiết và vai trò "khai phá" của BS giỏi tại địa phương phải được coi trọng. Sự coi trọng được thể hiện ở việc trân trọng kiến thức khoa học mới và đảm bảo một môi trường trong sạch để BS giỏi có thể phát huy năng lực khám chữa bệnh và giảng dạy.

Tuy nhiên, phải nói ngay rằng hiện đang có những thế lực cản trở việc "bộ đội về làng". Trước hết việc bổ nhiệm không tự do BV quyết định mà liên can tới nhiều cơ chế lằng nhằng khác. Chưa kể việc chấp nhận một BS chính có thể ảnh hưởng đến tiếng nói, quyền lực của các Trưởng khoa (già làng), mà quyền lực thì hay đi đôi với các lợi ích đằng sau đó.

Chính vì thế, "tiếp khách" vui vẻ trong 3-4 tháng dễ làm hơn là "sống cùng người nhà" ... lắm chuyện!

Nói như vậy để thấy rằng thay đổi không phải dễ và Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc giảm tải bệnh viện.

Chi nhiều tiền xây thêm bệnh viện và mua máy móc xịn thì dễ, nhưng rồi bệnh nhân sẽ lại chạy đến những BV "uy tín" hiện tại nếu không thấy có đội ngũ y tế bảo đảm.

Tạo điều kiện để BS giỏi sống tốt thì khó làm hơn, nhưng khả năng thành công sẽ cao.

Có khi, các Bộ GD-ĐT (đào tạo BS) , Bộ Tài Chính (viện phí, trả lương BS), Bộ Nội Vụ (kiểm soát nhân sự)... phải lắng nghe và giúp thêm cho Bộ Y tế nữa.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lá ổi chữa bệnh gì?Lá ổi chữa bệnh gì?
08:19:05 11/05/2025
Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?
08:31:23 11/05/2025
3 không khi ăn thịt ba chỉ3 không khi ăn thịt ba chỉ
11:08:36 12/05/2025
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?
16:13:02 12/05/2025
Hậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọtHậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọt
18:30:12 11/05/2025
Giúp gan khỏe mạnh: 7 cách kết hợp thực phẩm hiệu quả, dễ tìmGiúp gan khỏe mạnh: 7 cách kết hợp thực phẩm hiệu quả, dễ tìm
18:41:18 11/05/2025
Điều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phêĐiều gì xảy ra khi mỗi ngày uống một ly cà phê
09:35:59 12/05/2025
Phát hiện mới về mặt trái của việc chỉ ăn lòng trắng trứngPhát hiện mới về mặt trái của việc chỉ ăn lòng trắng trứng
16:04:30 12/05/2025

Tin đang nóng

Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hươngLao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương
20:21:59 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hìnhHai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
16:55:29 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
17:15:25 12/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thépVụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
17:57:34 12/05/2025
Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốcDanh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc
18:01:50 12/05/2025
Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?Ý Nhi gây bão truyền hình quốc tế, fan Việt quay xe, 'phát sốt' vì điều bất ngờ?
17:48:08 12/05/2025
Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2Sau bữa sáng tại nhà Bí thư Hà Nội, Thuận An được làm cầu Vĩnh Tuy 2
19:23:58 12/05/2025
Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"Nạn nhân vụ sụt lún ở Tây Ninh: "Kêu cứu thật lớn vì sợ bị chôn sống"
16:29:44 12/05/2025

Tin mới nhất

Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay

22:01:29 12/05/2025
Ớt không chỉ là gia vị đơn thuần mà còn là siêu thực phẩm tiềm năng trong phòng ngừa các bệnh mạn tính như mỡ máu cao, tim mạch và ung thư.
Xúc động chăm sóc người bệnh những giây phút sinh tử

Xúc động chăm sóc người bệnh những giây phút sinh tử

19:07:46 12/05/2025
Điều dưỡng Bùi Văn Quyền, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện K chia sẻ, chăm sóc người bệnh khi đứng trước sự sống - cái chết, sự hồi phục của họ là phần thưởng xứng đáng nhất cho nhân viên y tế.
Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày

Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày

15:26:50 12/05/2025
Một bệnh nhân 79 tuổi ở Thanh Hóa bị dị vật nghi là xương cá đâm thủng dạ dày và xuyên vào ổ bụng đã được các y, bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

08:59:01 12/05/2025
Cũng theo chị Điệp, trước đây Hào cũng mới chỉ tiêm 1 mũi sởi, nhưng sau đó thấy con có dấu hiệu dị ứng với vaccine như sốt phát ban 10 ngày liên tiếp nên các mũi sau gia đình không cho bạn ấy tiêm nữa.
Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

08:54:08 12/05/2025
Nếu không can thiệp kịp thời, khối u có thể lan rộng, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất huyết, suy kiệt và tử vong. Với trường hợp ung thư tái phát, việc trì hoãn điều trị sẽ làm giảm cơ hội sống đáng kể.
Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

08:50:58 12/05/2025
Phụ nữ mang thai có thể bị hàng ngày, thậm chí 1 trên 3 người trưởng thành gặp phải hàng tháng. Có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu bị trào ngược acid vài lần một tuần trở lên hoặc nếu tình trạng trào ngược đã làm tổn thương...
5 loại đồ uống gây hại cho thận

5 loại đồ uống gây hại cho thận

08:45:58 12/05/2025
Nhiều loại nước trái cây đóng chai sẵn bày bán trong các cửa hàng thường chứa rất ít trái cây thực sự và thay vào đó chứa nhiều đường bổ sung, chất bảo quản và hương liệu nhân tạo.
Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

08:30:34 12/05/2025
Không nên để quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi tắm, không nên xả nước từ trên đầu xuống và chỉ làm ướt vùng chân, tay trước để cơ thể thích nghi.
7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

08:29:49 12/05/2025
Trong những trường hợp này, collagen có thể làm tăng phản ứng viêm tại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tự nhiễm, vì vậy, người mắc bệnh chỉ nên dùng collagen khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

19:05:36 11/05/2025
Trong khi đó, các loại hạt như hạt chia, hạt lanh rất giàu omega-3 tốt cho não bộ và khớp. NCOA chỉ ra rằng vì các loại hạt và hạt giống có nhiều chất béo và calo, người cao tuổi chỉ nên tiêu thụ một nắm nhỏ mỗi ngày.
Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

18:59:49 11/05/2025
Gừng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu như bỏng tim hoặc đau dạ dày. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NIH), mọi người nên tiêu thụ không quá 4 gram gừng mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

18:37:03 11/05/2025
Bác sĩ Phạm Xuân Duy- Trưởng Khoa Ngoại (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh) là phẫu thuật viên chính ca mổ cho biết,hẹp phì đại môn vị là một bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường khởi phát từ 2 đến 8 tuần tuổi,đỉnh điểm là 3 đến 5 tuần tu...

Có thể bạn quan tâm

Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng

Sao việt

22:09:48 12/05/2025
Quỳnh Lương chia sẻ khoảnh khắc bị té ngã khi đi xuống bậc thềm ở cửa. Vì cô đang mang thai nhóc tỳ thứ 2 được 6 tháng nên netizen càng thêm lo lắng
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Thế giới

22:09:24 12/05/2025
Kosmos 482, tàu vũ trụ được Liên Xô phóng lên không gian vào năm 1972 đã rơi tự do xuống vùng biển thuộc Đông Nam Á sau 53 năm bị mất kiểm soát và trôi lơ lửng trên quỹ đạo.
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa

Lạ vui

22:07:06 12/05/2025
Thông qua các sóng địa chấn, các nhà khoa học phát hiện một lớp bất thường sâu từ 5,4 đến 8 km bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok

Netizen

22:02:32 12/05/2025
Một trò đùa đang lan truyền trên TikTok, kêu gọi các học sinh tại Mỹ làm cháy những chiếc laptop tại trường học, buộc mạng xã hội này phải ra tay can thiệp.
Công an bắt hai nhóm thanh niên, thu giữ nhiều vũ khí và ma túy

Công an bắt hai nhóm thanh niên, thu giữ nhiều vũ khí và ma túy

Pháp luật

22:01:34 12/05/2025
Từ vụ đánh nhau của 2 nhóm thanh niên, cảnh sát truy vết nhanh được các đối tượng trong vụ việc. Khám xét nhà những người này, lực lượng chức năng thu giữ nhiều súng, hung khí và ma túy.
Lee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi sao

Lee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi sao

Sao châu á

21:57:07 12/05/2025
Lee Dong Wook đã có một khởi đầu không mấy dễ dàng trước khi vươn lên trở thành một trong những ngôi sao hàng đầu của HQ. Bằng sự kiên trì và tài năng diễn xuất, anh dần khẳng định vị thế của mình qua nhiều vai diễn ấn tượng, chinh phục...
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating

Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating

Phim châu á

21:53:05 12/05/2025
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc dưới đây đã ghi nhận rating khủng khi lên sóng, được khán giả toàn cầu yêu thích nhưng ít ai biết, chúng được chuyển thể từ phim Anh.
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

Tin nổi bật

21:49:58 12/05/2025
Sau vụ cô gái 23 tuổi bị đánh, lãnh đạo UBND huyện Yên Thế đã chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xác minh thông tin đang lan truyền cho rằng người đánh cô gái là một cán bộ xã.
Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc

Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc

Hậu trường phim

21:48:25 12/05/2025
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nữ diễn viên Han So Hee đang cân nhắc cho vai chính trong phiên bản remake bộ phim ăn khách The Intern.
Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình

Vừa ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng sung sướng chạy đến ôm nhân tình

Góc tâm tình

21:24:38 12/05/2025
Nhìn bộ dạng hạnh phúc của người chồng khi được tự do đến với nhân tình, tim tôi đau thắt lại. Tôi không tin mình lại chọn người đàn ông này để gửi gắm cả cuộc đời.
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay

Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay

Phim việt

21:02:40 12/05/2025
Diễn viên Thái Hòa tái hợp cùng Kaity Nguyễn trên màn ảnh rộng nhưng với hình ảnh đối lập nhau trong phim Tử chiến trên không .