Bệnh không lây nhiễm và những thách thức

Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như bệnh tim mạch , đái tháo đường, béo phì, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… đang gia tăng nhanh chóng, trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong, tàn tật hàng đầu, ảnh hưởng thiệt hại kinh tế, tạo nên những thách thức lớn đối với nền y tế.

Hội nghị cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã ra tuyên bố chính trị khẳng định các BKLN là một thách thức lớn của thế kỷ XXI, làm suy giảm sự phát triển kinh tế toàn cầu và đe dọa tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Liên hợp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên cần nỗ lực xây dựng và thực thi kế hoạch quốc gia để dự phòng và kiểm soát các BKLN nói trên.

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các BKLN.

Nghệ An , UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 783/KH-UBND ngày 14/12/2018 về Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống các BKLN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2019-2025; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống BKLN trên địa bàn tỉnh hàng năm (2019, 2020).

Trong 9 tháng đầu năm 2020, CDC đã tổ chức được các lớp tập huấn cập nhật kiến thức về biện pháp phòng chống, phát hiện sớm, quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp , đái tháo đường cho cán bộ tuyến y tế cơ sở tại 6 huyện (Nghĩa Đàn, Đô Lương, Nghi Lộc, Anh Sơn, Tương Dương và Hưng Nguyên); tổ chức được 150 buổi truyền thông và khám sàng lọc cho 9.000 người dân tại 30 xã thuộc 6 huyện trên.

Ngoài ra, Nghệ An cũng đã xây dựng các xã điểm về quản lý điều trị BKLN trên địa bàn với bước đầu là nâng cao năng lực cán bộ y tế ở các đơn vị này, đã tập huấn mở rộng quản lý, điều trị tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình cho 5 huyện (Hoàng Mai, Nghĩa Đàn, Nam Đàn, Anh Sơn, Quỳ Hợp).

Bệnh không lây nhiễm và những thách thức - Hình 1

Khám và cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trạm Y tế xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu.

Khi nhiều địa phương chưa “sẵn sàng” thì BKLN đang gia tăng trầm trọng và trẻ hóa. Tại Nghệ An, thống kê năm 2017 cho thấy số người mắc BKLN là 102.759 người, trong đó, số trường hợp tử vong do BKLN là 4.860 người. (có 6 bệnh được đưa vào thống kê là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, ung thư và tâm thần). Trong đó, bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 57,3% (chết 1.282 người, chiếm tỉ lệ 26,4% tổng số chết do BKLN; đái tháo đường chiếm tỉ lệ 19,6%; nhóm bệnh hô hấp chiếm tỉ lệ 8,9%; ung thư chiếm 4,7%; tâm thần chiếm 9,5%).

Video đang HOT

TS.BS. Nguyễn Văn Định – Giám đốc CDC Nghệ An cho biết: “Để dẫn đến thực trạng nói trên là do trong thời gian dài chúng ta chưa nhận thức đầy đủ gánh nặng bệnh tật và kinh tế do bệnh không lây gây ra; tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh, tự theo dõi phát hiện sớm bệnh, chăm sóc, theo dõi và tuân thủ điều trị còn thấp; công tác phòng, chống BKLN chưa được thực hiện đồng bộ; chính sách kiểm soát yếu tố nguy cơ chưa đầy đủ; kinh phí phòng, chống bệnh phần lớn dành cho điều trị, công tác truyền thông chưa được ưu tiên; hoạt động phát hiện sớm, quản lý, tư vấn và dự phòng cho người nguy cơ cao còn chưa được triển khai một cách hệ thống, rộng khắp”.

Do BKLN thường diễn ra rất âm thầm, khi có triệu chứng thì bệnh đã nặng, vì thế phát hiện sớm đối tượng bị bệnh và tiền bị bệnh để điều trị và phòng bệnh kịp thời là một việc vô cùng quan trọng. Trong những tháng cuối năm 2020, Nghệ An dự kiến sẽ thực hiện khám sàng lọc cho 32.340 người dân trên địa bàn toàn tỉnh và tổ chức thêm 08 lớp tập huấn để nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở trong việc phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng cho cộng đồng.

Hiện nay, hoạt động phòng chống BKLN ở tỉnh gặp nhiều khó khăn: Ngân sách cho hoạt động phòng chống BKLN còn rất hạn chế, chủ yếu trích từ nguồn Mục tiêu dân số y tế và được triển khai theo hệ thống dọc, từ Trung ương đến địa phương. Ở nhiều huyện/thành/thị chưa được bổ phần kinh phí này về để triển khai hoạt động. Các hoạt động phòng chống BKLN đang phân tán ở nhiều đơn vị, chưa được tập trung về một đầu mối nên khi triển khai hoạt động còn bị hạn chế, nhất là trong khám sàng lọc để phát hiện các BKLN, truyền thông giảm yếu tố nguy cơ…; Đội ngũ cán bộ tham gia phòng chống BKLN còn mỏng và kiêm nhiệm một lúc quá nhiều việc, nhất là các trung tâm y tế 2 chức năng.

Nghệ An đặt mục tiêu 95% xã/phường quản lý, điều trị ít nhất 2 BKLN tăng huyết áp và đái tháo đường nhưng thuốc và vật tư y tế tại tuyến trạm còn thiếu về số lượng và chủng loại để điều trị, còn ràng buộc bởi các quy định về hành nghề và bảo hiểm y tế. Hệ thống báo cáo sổ sách còn đang cồng kềnh, chồng chéo vì có nhiều đơn vị phụ trách quản lý hoạt động (tâm thần ở Bệnh viện Tâm thần; bướu giáp, đái tháo đường ở Bệnh viện Nội tiết; tăng huyết áp ở CDC…) gây vất vả cho tuyến cơ sở.

BKLN được gọi là bệnh hành vi lối sống. Để hoạt động phòng chống BKLN trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, cần có sự vào cuộc và quan tâm của các ban, ngành đoàn thể và nhất là chính quyền; cần có một đầu mối quản lý BKLN là TT KSBT, các đơn vị khác cùng phối hợp; cần cung cấp đủ thuốc và vật tư y tế và nâng cao năng lực y tế cơ sở để trạm y tế có thể triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống, quản lý, điều trị; cung cấp đủ kinh phí để tăng cường triển khai các hoạt động về phòng chống BKLN (khám sàng lọc, truyền thông, giám sát hỗ trợ cho tuyến dưới, xây dựng các câu lạc bộ dự phòng về những BKLN…).

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp

Khoảng 2 tuần trở lại đây, tại BV Thống Nhất (TP.HCM), số lượng người cao tuổi (NCT) đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp tăng từ 30-50%.

NCT dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi

Tại Khoa Hô hấp, BV Thống Nhất (TPHCM) bệnh nhân Hoàng Kim Thanh (72 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình) đang được điều trị ở ngày thứ 14, sau khi cơn suyễn bị tái phát do thời tiết thay đổi. Bà Thanh bị bệnh suyễn từ năm 1 tuổi, từ đó đến nay đã 71 năm phải sống chung với bệnh này. Mỗi lần mệt mỏi hoặc thời tiết chuyển mùa bệnh lại tái phát.

Gần đây nhất, bà đang ở nhà thì bị lên cơn ho, tức ngực, khó thở, dù đã thở khí dung và dùng hết các thuốc, nhưng không cắt được cơn suyễn, bà được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Sau 2 tuần điều trị, đến nay tình trạng sức khỏe của bà Thanh đã có nhiều biến chuyển tốt.

Được điều trị nội trú gần 20 ngày nay, ông Trương Thuận (75 tuổi) dù khi ngồi còn thở mệt, khá khó khăn trong việc giao tiếp nhưng đã cải thiện hơn, so với trước khi nhập viện rất nhiều. Ông kể, trước khi vào viện ông bị ho, khó thở, cổ họng có nhiều đàm, nặng ngực, mệt mỏi, không chỉ các vấn đề về hô hấp ông cũng gặp nhiều khó khăn trong vận động.

Trước đó ông bị phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD từ năm 2002. Ngoài ra ông bị suy tuyến thượng thận, sỏi thận, thiếu máu cơ tim, viêm dạ dày trào ngược, loãng xương... Ông Thuận chia sẻ: "Hiện nay dù vẫn còn khó thở nhưng sức khỏe của tôi đã khá hơn nhiều so với trước đây".

BS.CKII Ngô Thế Hoàng - Trưởng khoa Hô hấp BV Thống Nhất (TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua đã có sự gia tăng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh về hô hấp (tăng khoảng 30-50%), đặc biệt các bệnh như viêm phổi, đợt cấp của hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...

Các bệnh này rất dễ tái phát, gây khó thở do đường hô hấp xuất tiết nhiều, dễ gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, khi NCT mắc một trong các bệnh đường hô hấp, phải cấp cứu khẩn trương, để muộn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp - Hình 1

Những bệnh lý về đường hô hấp cần lưu ý

Theo BS Ngô Thế Hoàng, khi thời tiết có thay đổi hoặc vào những lúc giao mùa, NCT hay trở bệnh, trong đó bệnh thuộc đường hô hấp là dễ gặp nhất, đặc biệt là bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân bởi bình thường có nhiều loại vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, vi nấm...) thường trú ở đường hô hấp trên của người khỏe mạnh mà không gây bệnh, nhưng khi có bất kỳ một lý do gì làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm (cảm lạnh, dinh dưỡng kém...), đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn này và gây bệnh. NCT sức đề kháng yếu, dinh dưỡng kém hoặc có thể bị tai biến nằm lâu một chỗ sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. NCT mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi vào mùa mưa, dễ bị các đợt kịch phát của bệnh, cần phải điều trị tích cực hơn hoặc đôi khi phải nhập viện do viêm phổi.

Bên cạnh nguyên nhân thời tiết thay đổi, NCT nếu ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, tắm rửa bằng nước lạnh, mặc không đủ ấm càng dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, những người nghiện thuốc lá hoặc sống ở vùng có nhiều khói bụi, vệ sinh môi trường kém, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, nhà ở chật chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc hoặc tái phát các bệnh đường hô hấp nhất.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị các bệnh lý về hô hấp ở NCT gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn người trẻ vì nhiều lý do: NCT thường có nhiều bệnh lý mạn tính (bệnh xương khớp, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm phế quản mạn, hen suyễn, giãn phế quản, viêm họng mũi mạn ...), các loại bệnh này về mùa mưa thường tái phát hoặc nặng thêm. Khi điều trị, phải điều trị nhiều bệnh cùng lúc, dùng nhiều loại thuốc nên sự tương tác của thuốc sẽ làm giảm hiệu quả, đôi khi làm tăng tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó.

NCT có chức năng gan, thận, đường tiêu hóa ... suy giảm nên ảnh hưởng ít nhiều đến hấp thu và chuyển hóa của thuốc. Việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. NCT dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ. Bên cạnh đó, các cấu trúc và chức năng của đường hô hấp của NCT bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc tại chỗ cũng kém đi.

Thời tiết chuyển mùa, gia tăng người cao tuổi mắc bệnh đường hô hấp - Hình 2

BS.CKII Ngô Thế Hoàng Trưởng khoa Hô hấp BV Thống Nhất (TP.HCM) đang khám cho bệnh nhân là NCT mắc các bệnh lý về hô hấp

"Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm bệnh tái phát mặc dù bệnh đã được kiểm soát. Thuốc điều trị các bệnh lý hô hấp có thể được sử dụng dưới dạng hít hoặc phun khí dung, NCT có gặp khó khăn khi sử dụng các loại thuốc này và thiết bị máy móc. Do vậy, cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc. Mặt khác, nhờ có người chăm sóc, các bệnh nhân già yếu không còn minh mẫn có thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra", BS Hoàng nhấn mạnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

BS Hoàng khuyến cáo, việc chủ động phòng bệnh hô hấp cho NCT vào thời điểm giao mùa là hết sức cần thiết. Theo đó, việc tắm rửa hàng ngày nên dùng nước ấm, buồng tắm kín gió, không tắm lâu, lau khô và mặc quần áo ngay. Cần có người hỗ trợ, nếu NCT sức yếu không tự làm được. Hạn chế quạt máy và máy lạnh, không uống nước lạnh có đá, không khí luôn cần được thông thoáng.

Khi mưa rét, cần hạn chế đi ra đường, nên giữ ấm cơ thể tránh bị lạnh đột ngột. Phải mặc đủ ấm và đeo khẩu trang. Vệ sinh răng miệng sau ăn, trước và sau ngủ. Nếu có hàm răng giả, cần làm vệ sinh vài ba ngày một lần. Về dinh dưỡng, cần chế độ ăn hợp lý, bổ sung vitamin từ rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, không hút thuốc lá, tập thể dục mỗi ngày, tập hít thở đều (hít sâu, thở ra từ từ), tiêm vaccine phòng cúm định kỳ hàng năm nhằm tăng sức đề kháng.

Tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị khi có triệu chứng ho, cúm và sốt hoặc sử dụng đơn thuốc cũ nhiều lần khi bệnh tái phát dù không có chỉ định, bởi sẽ làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Sử dụng thuốc không phù hợp khiến người bệnh và các bác sĩ gặp khó khăn trong điều trị. Bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng, làm giảm cơ hội điều trị.

Những NCT mắc bệnh về đường hô hấp mạn tính hoặc các bệnh mạn tính khác nên khám bệnh định kỳ, để được tư vấn những điều cần thiết về bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
06:30:12 23/05/2025
Những triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ýNhững triệu chứng phổ biến của biến thể Covid-19 mới cần lưu ý
07:13:32 24/05/2025
5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết5 loại nước uống mùa hè giúp hạ mỡ máu và đường huyết
10:05:10 24/05/2025
Những lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phiNhững lợi ích và nguy cơ khi ăn cá rô phi
09:00:23 24/05/2025
Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tậtCảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
07:49:20 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
10:43:48 23/05/2025
4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả4 loại rau mùa hè giúp hạ nhiệt cho gan, đào thải độc tố hiệu quả
07:48:49 24/05/2025
Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chấtGiấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất
08:49:22 24/05/2025

Tin đang nóng

Vụ giúp việc cho chủ uống nước giẻ lau: 'chơi khăm' chủ, khai 4 chữ sốc với CAVụ giúp việc cho chủ uống nước giẻ lau: 'chơi khăm' chủ, khai 4 chữ sốc với CA
13:51:56 24/05/2025
Vừa ly hôn thì phát hiện chồng trúng số 86 tỷ, vợ quay lại đòi tiền: Phán quyết của toà khiến tất cả bất ngờVừa ly hôn thì phát hiện chồng trúng số 86 tỷ, vợ quay lại đòi tiền: Phán quyết của toà khiến tất cả bất ngờ
11:11:25 24/05/2025
Gia đình Tiktoker lên clip xin lỗi với thái độ trịnh thượng đối mặt bão tẩy chayGia đình Tiktoker lên clip xin lỗi với thái độ trịnh thượng đối mặt bão tẩy chay
10:09:51 24/05/2025
Vợ mang bầu 6 tháng thì mẹ vợ xách túi đến ở cùng nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi đã muốn đuổi bà về quêVợ mang bầu 6 tháng thì mẹ vợ xách túi đến ở cùng nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi đã muốn đuổi bà về quê
10:25:14 24/05/2025
Cảnh sát Phú Thọ công bố hình ảnh thực phẩm chức năng chứa chất cấmCảnh sát Phú Thọ công bố hình ảnh thực phẩm chức năng chứa chất cấm
11:28:56 24/05/2025
Sau 2 năm ly hôn, Diệp Lâm Anh có cuộc sống hoàn toàn đối lập với thiếu gia Nghiêm ĐứcSau 2 năm ly hôn, Diệp Lâm Anh có cuộc sống hoàn toàn đối lập với thiếu gia Nghiêm Đức
12:48:28 24/05/2025
Lũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tíchLũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tích
13:17:30 24/05/2025
Nhan sắc của bà xã Quang Hải lại... gây xôn xaoNhan sắc của bà xã Quang Hải lại... gây xôn xao
12:03:08 24/05/2025

Tin mới nhất

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

15:02:34 24/05/2025
Nếu bạn là người thích đồ ăn cay, có thể cân nhắc thời điểm và tần suất ăn chúng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Một số nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều thực phẩm cay và giấc ngủ.
Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

14:52:49 24/05/2025
Qua đó, năng lực xử trí các ca bệnh phức tạp tại tuyến y tế địa phương cũng được nâng cao rõ rệt. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp.
Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

11:47:16 24/05/2025
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chất béo lành mạnh vào khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn, cải thiện kiểm soát insulin, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng một cách ổn định, lâu dài.
Axit uric cao nên ăn rau gì?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

11:27:45 24/05/2025
Cách tốt nhất khi chế biến rau củ là bạn nên dùng phương pháp luộc, hấp. Ngoài ra bạn cần hạn chế chiên xào, dầu mỡ. Nếu có sử dụng dầu trong chế biến rau củ, bạn nên ưu tiên dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc để giảm lượng chất béo.
Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

11:16:35 24/05/2025
Glutathione không phải là thuốc tiên và càng không nên là lựa chọn đầu tiên cho các mục tiêu làm đẹp nếu bạn chưa hiểu rõ bản chất và nguy cơ. Sử dụng một cách thiếu hiểu biết có thể gây hại nhiều hơn lợi.
5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

10:57:29 24/05/2025
Thuốc phân loại là thuốc không kê đơn theo phân loại của thuốc có cùng hoạt chất, dược liệu, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nếu đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí quy định trên.
Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

10:07:58 24/05/2025
Ớt chuông chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa quan trọng cho hệ miễn dịch yếu tố thường suy giảm ở người bệnh thận. Đặc biệt, chúng có hàm lượng kali thấp.
Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

09:12:50 24/05/2025
Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang đến thận, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thận và nhiễm trùng huyết và nguy hiểm hơn là...
Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

09:06:05 24/05/2025
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn có thể cân nhắc ăn trứng vào bữa sáng hoặc như một phần của bữa ăn nhẹ lành mạnh vì chúng có thể giúp bạn cảm thấy no hơn và ổn định lượng đường trong máu.
Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

08:20:38 24/05/2025
Bệnh nhân nam 64 tuổi bị mảng đỏ toàn thân kèm ngứa nhiều, mua thuốc bôi trên mạng rồi nhiễm nấm da toàn thân.
Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

08:16:20 24/05/2025
Một nhà virus học hàng đầu của Nga nằm trong số những chuyên gia thế giới gần đây cảnh báo nguy cơ bệnh cúm gia cầm H5N1 đang lây lan trong loài mèo, theo đó virus đột biến có thể thổi bùng đại dịch kế tiếp và gây chết chóc trên diện rộ...
Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch

Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch

08:14:58 24/05/2025
Sau khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch ban đầu, ê-kip Khoa Nội thận tiết niệu đã áp dụng kỹ thuật lọc máu HDF online - một phương pháp tiên tiến vượt trội hơn hẳn lọc máu thông thường (HD) để có thể duy trì chức năng lọc máu cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Ý Nhi 'zero' giải ở MW, đón thêm bão anti hay fan nước nhà quay xe công nhận?

Ý Nhi 'zero' giải ở MW, đón thêm bão anti hay fan nước nhà quay xe công nhận?

Sao việt

16:16:56 24/05/2025
Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đang có cuộc chạy đua nước rút cùng hơn 100 thí sinh đến từ khắp các quốc gia tại Miss World (Hoa hậu Thế giới) 2025. Đêm chung kết diễn ra vào 31.5 tới.
Người tiêu dùng có thích chiếc ô tô Toyota rẻ nhất hiện có giá 260 triệu đồng?

Người tiêu dùng có thích chiếc ô tô Toyota rẻ nhất hiện có giá 260 triệu đồng?

Ôtô

16:14:41 24/05/2025
Điều này có nghĩa là Vitz chia sẻ nền tảng và các cấu hình kỹ thuật cơ bản với Celerio, một mẫu xe vốn nổi tiếng với chi phí vận hành thấp và sự bền bỉ.
Thực đơn cơm tối 3 món ngon lại giúp tăng cường sức đề kháng cho những ngày nắng nóng

Thực đơn cơm tối 3 món ngon lại giúp tăng cường sức đề kháng cho những ngày nắng nóng

Ẩm thực

16:08:11 24/05/2025
Để không phải nghĩ bữa tối nay ăn gì thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối ngày nắng giúp tăng cường sức đề kháng dưới đây nhé.
Ứng dụng AI trong cơ sở y tế để hợp nhất dữ liệu

Ứng dụng AI trong cơ sở y tế để hợp nhất dữ liệu

Thế giới số

15:45:03 24/05/2025
Schneider Electric, tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa, đã triển khai các giải pháp như vậy trong nhiều bệnh viện trên toàn thế giới.
Bạn thân Lisa lộ gia thế hoàng gia, giàu khét tiếng, Park Bo Gum còn mê đắm

Bạn thân Lisa lộ gia thế hoàng gia, giàu khét tiếng, Park Bo Gum còn mê đắm

Sao châu á

15:38:30 24/05/2025
Trong giới giải trí Kpop, hầu hết các thành viên nhóm nhạc đình đám đều có mối liên hệ với nhau. Công chúng từng bắt gặp nhiều hội bạn thân nổi tiếng công khai tụ tập, hẹn hò.
'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' ra rạp tại Mỹ và thế giới

'Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu' ra rạp tại Mỹ và thế giới

Hậu trường phim

15:09:07 24/05/2025
Nhà phân phối 3388 Films ấn định ngày phát hành quốc tế cho Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu (Detective Kien: The Headless Horror) của đạo diễn Victor Vũ tại 12 quốc gia.
Cha già 86 tuổi đạp xe đến ngủ cùng con trai U70 mỗi ngày vì lý do xúc động

Cha già 86 tuổi đạp xe đến ngủ cùng con trai U70 mỗi ngày vì lý do xúc động

Netizen

15:05:56 24/05/2025
Hằng ngày, cứ đến 19h30, cụ ông 86 tuổi lại đạp xe đến nhà cậu con trai 65 tuổi vừa mất vợ để ngủ cùng con, an ủi con trai lúc cô đơn.
Mẹ đơn thân tiết lộ hôn nhân với chồng Tây 70 tuổi

Mẹ đơn thân tiết lộ hôn nhân với chồng Tây 70 tuổi

Tv show

15:04:11 24/05/2025
Dù có nhiều cách biệt về tuổi tác, ngôn ngữ và địa lý, mẹ đơn thân và người đàn ông đến từ Canada vẫn vượt qua mọi rào cản để cùng xây dựng một tổ ấm hạnh phúc sau hai năm kết hôn.
Duyên Quỳnh tiết lộ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm sau vụ ca khúc 'tỉ view'

Duyên Quỳnh tiết lộ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm sau vụ ca khúc 'tỉ view'

Nhạc việt

15:00:45 24/05/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh vừa có những chia sẻ liên quan đến ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình , đồng thời nói về mối quan hệ với Võ Hạ Trâm sau ồn ào.
Lười mấy cũng phải dọn sạch 10 nơi này kẻo bệnh tật tìm đến, số 9 hầu như người Việt quên béng!

Lười mấy cũng phải dọn sạch 10 nơi này kẻo bệnh tật tìm đến, số 9 hầu như người Việt quên béng!

Sáng tạo

14:53:05 24/05/2025
Dọn nhà không cần quá cầu kỳ, nhưng 10 nơi này tuyệt đối không được bỏ qua, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả nhà.
Phim Hàn đáng yêu đến nỗi rating tăng 115% chỉ sau 1 tập, nữ thần ngôn tình tấu hài hết cỡ xem mà u mê

Phim Hàn đáng yêu đến nỗi rating tăng 115% chỉ sau 1 tập, nữ thần ngôn tình tấu hài hết cỡ xem mà u mê

Phim châu á

14:48:33 24/05/2025
Second Shot at Love của đài tvN bất ngờ trở thành làn gió lạ hiếm hoi khi đạt mức tăng trưởng rating ấn tượng - tăng tới 115% chỉ sau một tập phát sóng.