Bệnh nhân COVID-19 ở Philippines sắp được sử dụng thuốc Molnupiravir
Bệnh nhân COVID-19 tại Philippines có thể sẽ sớm được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir của Merck với giá chỉ vài USD từ tháng 11 tới.
Bệnh nhân COVID-19 ở Philippines có thể sử dụng Molnupiravir từ tháng 11 tới. Ảnh: NYTIMES
Nhà nhập khẩu Philippines MedEthix và nhà phân phối JackPharma vào ngày 27/10 đưa ra tuyên bố chung sẽ phân phối thuốc Molnupiravir tới các bệnh viện ở Philippines từ đầu tháng tới. Họ dự định phân phối thuốc do công ty Aurobindo Pharma (Ấn Độ) sản xuất dựa trên thỏa thuận với Merck.
Số thuốc này ban đầu có thể sử dụng cho 300.000 bệnh nhân dựa trên hệ thống thuốc cứu trợ khẩn cấp. Mỗi viên thuốc có giá từ 100 peso đến 130 peso (gần 2 USD đến 2,56 USD).
Mặc dù Molnupiravir vẫn đang đợi “đèn xanh” từ các nhà quản lý trên khắp thế giới nhưng một số quốc gia đã nhập cuộc đua đảm bảo đơn đặt hàng loại thuốc này.
Điều này dấy lên lo ngại rằng các nước nghèo vốn gặp khó khăn trong việc nhận vaccine COVID-19 nay có thể bị bỏ lại trong cuộc đua thuốc điều trị COVID-19.
Tại Philippines, bệnh nhân có nguyện vọng sử dụng sớm thuốc Molnupiravir sẽ phải có đơn thuốc do bác sĩ kê từ bệnh viện được phép.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) trong tháng 10 xác nhận đã tiến hành xem xét thuốc Molnupiravir.
Nhật Bản có thể cấp phép thuốc điều trị dạng uống cuối năm nay
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đưa thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ) vào danh mục các loại thuốc điều trị COVID-19 từ cuối năm nay.
Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp báo vào cuối tháng 9, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố sẽ cho phép sử dụng loại thuốc dạng uống dành cho người mắc COVID-19 thể nhẹ sớm nhất vào cuối năm nay. Mặc dù không tiết lộ nhà cung cấp nhưng giới chuyên gia cho rằng loại thuốc mà Thủ tướng Suga đề cập đến chính là Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk (Mỹ).
Nhật Bản cũng là nước trực tiếp tham gia chương trình thử nghiệm giai đoạn cuối của loại thuốc này đối với 1.500 người ngoài nước Mỹ từ đầu năm nay. Cuộc thử nghiệm sẽ kết thúc sớm vào cuối tháng này và dự kiến sẽ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành trong tháng 11. Nếu được chấp nhận, Molnupiravir sẽ là loại thuốc đầu tiên trên thế giới được dùng để điều trị riêng cho bệnh nhân mắc COVID-19.
Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, Cơ quan dược phẩm và thiết bị y tế nước này (PMDA) đã phối hợp cùng với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) sớm khởi động quá trình trao đổi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng với Merk. Dự kiến, sau khi được chấp nhận tại Mỹ, loại thuốc này sẽ nhanh chóng được phê duyệt tại Nhật Bản như một trường hợp đặc biệt.
Tại Nhật Bản, các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ và vừa đều là truyền tĩnh mạch và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Do đó, với đặc trưng có thể được sử dụng dễ dàng tại nhà, thuốc Molnupiravir được kỳ vọng sẽ cùng với vaccine là hai biện pháp then chốt giúp Nhật Bản kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Merck tăng gấp đôi sản lượng thuốc trị COVID-19 molnupiravir do nhu cầu tăng Hãng tin Financial Times (FT) ngày 12/10 cho biết công ty dược phẩm Merck có kế hoạch tăng mạnh sản lượng thuốc kháng COVID-19 dạng viên molnupiravir trong năm tới do nhu cầu tăng vọt. Thuốc điều trị Molnupiravir được Merck và Ridgeback Biotherapeutics phối hợp phát triển. Ảnh: BBC Cụ thể, Merck dự định tăng gấp đôi năng lực bào chế molnupiravir...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga phô diễn vũ khí hùng mạnh trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng

Cảnh sát Nhật Bản bắt người nước ngoài mang hàng trăm kg ốc mượn hồn

Nawat quyết nhấn chìm MU, mạnh tay chi khủng đoạt ghế chủ tịch, đưa MG vào Big1

Hàn Quốc ấn định thời điểm khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Iran bác thông tin liên quan âm mưu khủng bố ở Anh

Tấn công bằng thiết bị bay không người lái ở Sudan khiến nhiều trẻ em thương vong

Mỹ mở cuộc điều tra hình sự đối với người đứng đầu cơ quan tư pháp bang New York

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Mỹ thay người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang

Hãng hàng không lớn thứ hai của Canada tạm dừng nhiều tuyến bay đến Mỹ

Tiết lộ về đội cận vệ Thụy Sĩ, lực lượng bảo vệ Vatican suốt 500 năm qua

Yếu tố khiến giới quân sự toàn cầu quan tâm 'giải mã' không chiến Ấn Độ-Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của nam diễn viên Việt tuổi 56: Viên mãn bên vợ 4, thỉnh thoảng phải nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:58:57 09/05/2025
Chồng giấu 'quỹ đen' trong cửa nhà vệ sinh suốt 5 năm
Netizen
18:48:08 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025
Smartphone pin khủng đang được ưa chuộng
Thế giới số
15:53:03 09/05/2025