Bệnh sởi còn rất “nóng”, xuất hiện tử vong kỳ hậu sởi
Dịch sởi tại TPHCM vẫn chưa được khống chế, đặc biệt xuất hiện vài ca tử vong kỳ hậu sởi và lây lan trong các bệnh nhân nội trú.
Chiều ngày 10/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi họp gấp với Sở Y tế TP.HCM về dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn.
Theo ông Trần Đắc Phu – Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, nóng nhất hiện nay là tình hình dịch sởi.
“Tại TP.HCM tuy ca bệnh có nhiều nhưng vẫn may mắn hơn ở ngoài Bắc. Ngoài miền Bắc chúng tôi đã ghi nhận 25 trẻ tử vong do sởi biến chứng nặng nề. Chúng ta vẫn đang cố gắng tìm nguyên nhân nhưng chưa có cơ sở về việc chủng gây bệnh biến đổi.”, ông Phu nói.
Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 2, diễn tiến dịch sởi tại bệnh viện mình khá phức tạp.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 78 ca sởi nội trú. Càng ngày bệnh nhi sởi càng tăng, càng phức tạp. Hiện nay bệnh sởi đã lây lan luôn cả trong cộng đồng bệnh nhân nội trú.
Nhiều bệnh nhân hậu sởi (sau khi bị sởi vài tuần) bị viêm phổi nặng, vài ca đã không qua khỏi và tử vong.
Đại diện khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng cho biết hiện nay trung bình mỗi tuần có 90 bệnh nhân nhập viện do bị sởi. Có vài trường hợp bị biến chứng viêm phổi, một trường hợp khá nặng đang thở máy.
Số liệu thống kê cho thấy ca bệnh sởi tháng 3 đã tăng gấp 1,5 lần so với tháng 2.
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, dịch bệnh trên địa bàn TP. cuối tháng 3 còn lan rộng, dự tính còn tiếp tục tăng trong tháng 4.
Con số thống kê toàn TP.HCM cho thấy trong 14 tuần đầu tiên của năm 2014, lượng trẻ mắc sởi thường là 815 ca (tăng 708 ca so với cùng kỳ năm 2013), sởi bị viêm phổi là 365 ca (tăng 67 ca). Như vậy, tổng số cùng kỳ năm ngoái TP.HCM có 405 ca sởi, còn năm nay là 1.180 ca sởi.
Đặc biệt, nếu năm 2013, trẻ bị sởi đa số dưới 3 tuổi, nay lứa tuổi bị bệnh có khuynh hướng gia tăng, thậm chí trẻ chưa tới tuổi chích ngừa sởi cũng…dính bệnh.
Video đang HOT
Trước diễn biến bệnh sởi đang vô cùng phức tạp, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết ngành y tế TP. đang hết sức tích cực trong công tác phòng, chống bệnh.
Cụ thể, từ ngày 7/3 toàn TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa vét cho những trẻ em chưa hoặc đã chích sởi nhưng chưa đủ liều.
Thời gian dự tính của chiến dịch này kéo dài 8 tuần, số vắc xin dự tính là 100 ngàn liều.
Theo ông Phu, Cục Trưởng cục Y tế dự phòng, nhiều người dân không chịu tiêm theo chương trình mà muốn tự đi tiêm dịch vụ. Do đó có khả năng nguồn vắc xin tiêm dịch vụ sẽ bị khan hiếm.
Ông Phu nhấn mạnh, để tránh tình trạng lây chéo, TPHCM cần hạn chế chuyển tuyến đối với bệnh nhân sởi. Những ca bệnh nhẹ không cần tới viện, có thể điều trị tại nhà, bệnh ở địa phương nào cố gắng điều trị tại y tế địa phương đó.
91% trẻ bị sởi do chưa chích ngừa hoặc chích chưa đủ liều. Vì thế việc tiêm vét rất quan trọng nhưng phải đi đôi với phòng bệnh.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Dịch sởi bùng phát tại TP.HCM: Hậu quả của việc không tiêm vắc xin
Bệnh sởi vẫn chưa hề có xu hướng giảm, ngược lại đang có nguy cơ lan rộng. Trong khi đó, theo các bác sĩ, chuyên gia y tế, dịch sởi bùng phát như hiện nay là hậu quả nhãn tiền của việc không tiêm vắc xin.
Dịch bùng phát do không tiêm vắc xin
Cho đến thời điểm hiện nay, ghi nhận tại các bệnh viện, cơ quan y tế tại TP.HCM, số ca bệnh sởi vẫn chưa hề có xu hướng giảm. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong hai tháng đầu năm 2014, TP.HCM ghi nhận 129 ca phát ban nghi sởi. Số ca bệnh này gấp đến 21,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ có 6 ca).
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đánh giá dịch sởi còn có nguy cơ lan rộng. Đặc biệt, tháng 3, 4 là "mùa" của bệnh sởi.
Với tình hình dịch như năm nay, các bác sĩ, chuyên gia y tế nhận định sở dĩ, bệnh bùng phát đột biến và lan rộng như hiện nay là hậu quả của việc không tiêm ngừa vắc xin sởi từ thời điểm cách đây một năm trước.
Các quận, huyện ở TP.HCM bắt đầu tiêm bổ sung vắc xin sởi để chặn dịch - Ảnh: Nguyên Mi
"Việc sởi bùng lên không phải là chuyện bây giờ mà rõ ràng chúng ta bị hỏng một thời gian dài về việc tiêm vắc xin", tiến sĩ - bác sĩ Lê Trường Giang, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, đánh giá.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết hầu hết bệnh nhi sởi nhập viện đều chưa được tiêm phòng sởi.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, ghi nhận nhiều trường hợp trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh do chưa được chủng ngừa (chưa đủ tuổi). Song song đó, nhiều phụ huynh lo ngại bởi những trường hợp tai biến sau tiêm vắc xin nên đã quyết định không cho con đi tiêm ngừa nữa. Thế nên, có những trẻ lớn hơn 9 tháng vẫn chưa được tiêm ngừa vắc xin sởi hoặc tiêm không đủ liều.
Theo ông Giang, việc số trẻ mắc sởi dưới 9 tháng tuổi rất nhiều (độ tuổi chưa được tiêm ngừa) chứng tỏ, mầm bệnh sởi đang "lưu hành" trong cộng đồng.
"Bệnh sởi bùng phát đột biến, lây lan rộng hiện giờ chắc chắn là do không tiêm vắc xin", bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhận định.
Theo bác sĩ Khanh, dịch sởi bùng phát là hậu quả nhãn tiền của việc lơ là, không tiêm vắc xin.
Số trẻ nhập viện điều trị sởi tại các bệnh viện nhi của TP.HCM vẫn chưa giảm - Ảnh: Nguyên Mi
Quay lưng với vắc xin: hậu quả khó lường
Bác sĩ Khanh phân tích: Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được đưa vào Chương trình tiêm chủng Quốc gia là ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan siêu vi B, sởi. Trong đó, sởi là bệnh mà vắc xin thể hiện hiệu lực bảo vệ nhanh nhất. Đồng thời, sởi là bệnh diễn biến nhanh, lây lan mạnh và dễ thấy nhất. Vì vậy, việc không tiêm vắc xin thì hậu quả sẽ xuất hiện và có thể thấy liền ngay sau đó. Từ đầu năm nay dịch sởi ở nước ta bùng phát chứng tỏ trong một năm qua, việc tiêm vắc xin sởi đã bị lơ lỏng, bỏ ngỏ. Trong khi đó, những bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi B thì hiệu quả vắc xin thể hiện sau một thời gian lâu dài hơn. Các bệnh này sức lây lan không mạnh, không tạo dịch lớn nên chúng ta khó thấy hậu quả hoặc không tiêm lúc này có thể mấy năm sau mới thấy hậu quả. Ví dụ như với viêm ga siêu vi B thì trẻ tiêm bây giờ để phòng bệnh cho chục năm sau, hay uốn ván thì khi gặp tai nạn, dẫm đinh thì mới thấy được "giá trị", hiệu quả của vắc xin.
"Vì vậy, việc lơ lỏng, không tiêm vắc-xin sẽ để lại hậu quả lâu dài", ông Khanh khuyến cáo.
Đồng thời, bác sĩ Khanh cho biết, vừa qua đã xuất hiện lai rai một số ca ho gà, một bệnh lâu nay rất ít người mắc.
Đa phần trẻ mắc sởi đều chưa tiêm ngừa vắc-xin - Ảnh: Nguyên Mi
Đảm bảo 100.000 liều vắc xin sởi
Ngày 7.3, TP.HCM sẽ đồng loạt tiêm vét, tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ ba tháng tuổi đến chín tháng tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liềm vắc xin sởi trên địa bàn TP.
Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã chuẩn bị 80.000-100.000 liều vắc xin, đảm bảo đủ tiêm cho tất cả trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Tất cả trường hợp trẻ nào chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin sởi sẽ được tiêm bổ sung. Nếu phụ huynh không nhớ rõ đã tiêm ngừa sởi cho con chưa thì tiêm cho trẻ mũi vắc xin sởi nữa cho chắc. Chỉ cần lần chích này cách lần chích trước đó, bất kể là chích ngừa gì, một tháng là được.
Theo ước tính của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hiện có khoảng 5.000 trẻ chưa tiêm sởi mũi đầu tiên theo đúng lịch tiêm chủng. Số trẻ chưa tiêm nhắc lại mũi hai lên đến 25.000 - 30.000 trẻ.
Theo đó, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã chuẩn bị 80.000-100.000 liều vắc xin, đảm bảo đủ tiêm cho tất cả trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.
Bác sĩ Giang tư vấn, điều cần thiết để dập dịch sởi bây giờ là tập trung tiêm vắc xin cho trẻ. Nếu tiêm vắc xin hết cho trẻ còn thiếu mũi tiêm trong vòng 15 ngày tới thì chỉ cần một tháng sau tiêm là tình hình sởi sẽ "lắng" xuống, đẩy lùi dịch sởi.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh: "Hiện nay, an toàn tiêm chủng là ưu tiên số một trong vệc triển khai tiêm ngừa". Vì vậy, TP.HCM vẫn chỉ tiêm cho trẻ tại các trạm y tế phường, xã, kiểm tra đảm bảo đúng điều kiện, quy trình tiêm chủng. Việc thành lập các tổ tiêm chủng lưu động chỉ được xem xét nếu cần thiết và phải có ý kiến của UBND.
Theo chỉ đạo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện, trạm y tế rà soát, thông báo tất cả trường hợp trẻ nào chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin sởi sẽ được tiêm bổ sung.
Nếu phụ huynh không nhớ rõ đã tiêm ngừa sởi cho con chưa thì tiêm cho trẻ mũi vắc xin sởi nữa cho chắc. Chỉ cần lần chích này cách lần chích trước đó, bất kể là chích ngừa gì, một tháng là được.
Viên An
Theo TNO
Tiêm bổ sung vắc xin để chống bệnh sởi lây lan Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin sởi để xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vắc xin sởi bổ sung. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn đề nghị Sở Y tế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn
Có thể bạn quan tâm

Klein Vision sẽ mở bán một mẫu 'ô tô bay' vào năm 2026
Ôtô
09:50:37 15/05/2025
Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định
Du lịch
09:49:32 15/05/2025
Honda CB 125 F 2026 trình làng: 'Ăn xăng như ngửi', trang bị hiện đại vượt trội!
Xe máy
09:49:27 15/05/2025
"Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine
Thế giới
09:47:55 15/05/2025
Taylor Swift tái xuất giữa tâm bão scandal: Bạn thân phản bội, tinh thần suy sụp
Sao âu mỹ
09:35:36 15/05/2025
Đậu phụ đại kỵ với 6 nhóm thực phẩm này
Sức khỏe
09:19:06 15/05/2025
Những bộ phim được chờ đợi nhất tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phim âu mỹ
09:14:24 15/05/2025
Có gì trong MV debut của nhóm nhạc bước ra từ "Anh trai vượt ngàn chông gai"?
Nhạc việt
09:11:09 15/05/2025
Mỹ nam 18.000 tỷ giàu nhất Hàn Quốc: Nhan sắc hồ ly mê hoặc chúng sinh, đóng phim không màng cát-xê
Hậu trường phim
09:08:30 15/05/2025
G-Dragon 'nổ hint' đến Hà Nội, dân mạng Việt thi nhau 'nở' 1 thứ đón 'anh Long'
Sao châu á
09:06:54 15/05/2025