Bệnh tim bẩm sinh và sức khỏe của trẻ
Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai, như: tia phóng xạ, hoá chất, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, bệnh chuyển hóa… Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.
Bệnh tim bẩm sinh được hiểu là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra từ trong bào thai. Tần suất bệnh là 8/1.000 trẻ ra đời còn sống. Bệnh chia thành hai nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)… Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là tứ chứng Fallot (5,8%)… Một số dị tật hay đi kèm bệnh này là hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh
Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết đó là do bệnh lý tim mạch hay do nguyên nhân nào khác: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú… trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…) Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không có biểu hiện gì, do dị tật không nặng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ hoặc khám vì một lý do khác.
Video đang HOT
Khi biết con mình mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm để có hướng xử trí đúng cách, như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến bệnh, cách thức điều trị nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào là tốt nhất cách chăm sóc trẻ tại nhà…
Cách điều trị tuỳ mức độ dị tật
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hoà nhập tốt vào xã hội. Có khoảng 1/100 trẻ sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh. May mắn là khoảng 1/3 số dị tật nhẹ, không cần điều trị. Có một số dị tật vách tim xuất hiện khi trẻ sinh ra nhưng sẽ mất đi sau đó, như là thông liên nhĩ, thông liên thất kích thước nhỏ có khuynh hướng dễ đóng lại và thường đóng lại trong hai năm đầu của trẻ. Với những trường hợp trên, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi tổn thương, can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong… Với các dị tật này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương. Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh có tổn thương phức tạp, không thể sửa chữa hoàn toàn, cũng có thể điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và nâng chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa từ khi mang thai
Muốn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khoẻ trước và trong khi mang thai: cải thiện môi trường đang sống, tránh để ô nhiễm tránh các tác nhân vật lý, hoá học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá… chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B… nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hoá như tiểu đường, lupus đỏ lan toả… thì cần điều trị sớm.
Trẻ cần được chăm sóc chu đáo
Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác trẻ bình thường, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khoẻ tốt. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành y điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, cần lưu ý:
Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh, cho ăn uống điều độ, đủ chất. Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những việc nặng nhọc. Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nhiễm trùng. Cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Cho trẻ tái khám đúng hẹn và tuân theo điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi sau phẫu thuật, một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần theo dõi và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề sức khoẻ.
Theo SKDS
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. Tần suất bệnh TBS chung trên thế giới là 8 trên 1000 trẻ ra đời còn sống.
Phân loại bệnh TBS
Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh TBS. Bệnh TBS có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại (tia phóng xạ, hóa chất, vi trùng, bệnh chuyển hóa...) ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai. Nguyên nhân gây bệnh TBS còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.
Bệnh TBS được chia thành 2 nhóm: Không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh TBS không tím thường gặp nhất là: thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)...
Bệnh TBS có tím thường gặp nhất là: Tứ chứng Fallot (5,8%)... Một số bệnh TBS khác là: Hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, chuyển vị đại động mạch, bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất... Bệnh TBS nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như: hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong... Với các bệnh này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.
Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh TBS được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh lý TBS có tổn thương phức tạp, không thể điều trị hoàn toàn.
Trẻ mắc bệnh TBS nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt vào xã hội. Chăm sóc tốt cho những trẻ này cũng không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh TBS.
Nhận biết trẻ có bệnh TBS
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh TBS nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác. Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh TBS như: hội chứng Down, sứt môi - chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ... Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau:
- Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi.
- Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn...
- Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò...).
Khi biết con mình mắc bệnh TBS, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: Đặc điểm tổn thương, diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà... để có thể hiểu về bệnh của trẻ nhằm xử trí đúng cách.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh TBS
Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh TBS có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ khác nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Cha mẹ lưu ý:
- Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất.
- Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc.
- Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng, cần uống kháng sinh khi được làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi vì một số bệnh TBS vẫn cần phải theo dõi sau phẫu thuật và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe.
Mẹ cần ngừa bệnh TBS cho trẻ khi mang thai
Bệnh TBS là những dị tật xảy ra ngay từ lúc trẻ còn ở thời kỳ bào thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Muốn ngừa bệnh TBS, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi có thai:
- Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm.
- Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá...
- Chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như: rubela, quai bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B...
- Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như: Đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa... thì cần được điều trị.
- Khám và theo dõi thai định kỳ.
Theo SKDS
Bệnh lạ: Bé gái có tim bên phải Một bé gái bị dị tật bẩm sinh vô cùng hiếm gặp sau khi chào đời với trái tim ở lồng ngực bên phải thay vì bên trái. &'Công chúa nhỏ' Tiiaana Majewski chào đời tại bệnh viện Alder Hey ở Liverpool (Anh) cách đây 20 tuần, với trọng lượng 2,7 kg. Ban đầu, các bác sĩ không nghĩ rằng Tiiaana sẽ sống...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Kỉ niệm 10 năm ngày cưới, chưa kịp tận hưởng thì mẹ chồng tìm đến tận nơi để làm loạn, đuổi người trông cháu về nhưng bỏ đói 2 đứa trẻ gần 1 ngày
Góc tâm tình
08:48:02 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025
Pháo: "Nếu có thể khiến ai đó đồng cảm bằng chính tổn thương của mình, tôi xin nhận"
Nhạc việt
08:04:05 04/05/2025
Tranh cãi nam thần hạng A đã có vợ con "say nắng" mỹ nữ kém 27 tuổi, ngại đỏ cả tai ở sự kiện
Sao châu á
07:40:22 04/05/2025
Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối
Thế giới
07:00:34 04/05/2025