Bí ẩn ‘lời kêu cứu’ của vũ trụ, ‘mâu thuẫn’ giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Các vụ va chạm giữa những hành tinh khổng lồ không chỉ để lại dấu vết vật lý mà còn tạo ra sóng địa chấn kéo dài hàng triệu năm, và ta vẫn có thể “nghe” thấy chúng. Các nhà khoa học đã tiến hành giải mã những bí ẩn về ‘lời kêu cứu’ vọng về từ vũ trụ.
Trong không gian bao la và tĩnh lặng, nơi ánh sáng di chuyển với tốc độ kinh hoàng và khoảng cách được đo bằng năm ánh sáng, các nhà khoa học đã tình cờ lắng nghe được một “tiếng vang” kỳ lạ. Không phải là âm thanh theo cách chúng ta hiểu, mà là những gợn sóng trong không-thời gian, những dư âm của những sự kiện vũ trụ rúng động từ hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm trước. Chúng như những bóng ma âm thanh, lang thang qua vũ trụ, mang theo câu chuyện về một quá khứ xa xôi mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hé lộ.
Hệ Mặt Trời sơ khai từng giống như một bãi chiến trường vũ trụ, nơi các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh đâ.m sầm vào nhau, để lại dấu tích là hàng nghìn hố va chạm lớn nhỏ, điển hình là trên bề mặt Mặt Trăng.
Tuy nhiên, những va chạm này không chỉ để lại dấu ấn bề mặt. Theo một nghiên cứu mới công bố đầu năm 2025, chúng có thể kích hoạt những dao động địa chấn sâu bên trong hành tinh và kéo dài suốt hàng triệu năm, tạo ra “tiếng vang” âm ỉ mà các thiết bị quang học tinh vi như kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) có thể phát hiện được.
Nghiên cứu do TS JJ Zanazzi, nhà vật lý lý thuyết tại Đại học California, Berkeley, đứng đầu, đã mô phỏng một vụ va chạm giữa hai hành tinh khí khổng lồ: một hành tinh trẻ, nhỏ hơn va chạm với một hành tinh lớn hơn, già hơn.
Mục tiêu của nhóm là tìm hiểu liệu vụ va chạm này có tạo ra các sóng địa chấn đủ lớn và kéo dài đủ lâu để có thể được quan sát bằng phương pháp quan trắc (tức đo độ sáng) từ Trái Đất.
Dù JWST không trực tiếp ghi nhận sóng địa chấn, nhưng với khả năng đo ánh sáng ở độ chính xác cực cao, nó hoàn toàn có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong ánh sáng phát ra từ các hành tinh. Đây là hệ quả của các dao động địa chấn bên trong.
Hai loại dao động chính được nhắc đến là chế độ f (dao động bề mặt, giống sóng trên mặt nước) và chế độ p (dao động áp suất, giống như sóng âm). Những dao động này không chỉ ảnh hưởng đến khí quyển hành tinh mà còn lan sâu vào lõi, thay đổi cách hành tinh phát sáng theo thời gian.
Video đang HOT
Đối tượng nghiên cứu cụ thể là hành tinh Beta Pictoris b – một hành tinh khổng lồ, trẻ, nằm cách Trái Đất khoảng 63 năm ánh sáng, có khối lượng gấp khoảng 13 lần Sao Mộc và chỉ mới khoảng 12-20 triệu năm tuổ.i.
Nhóm nghiên cứu đã mô phỏng kịch bản một hành tinh có khối lượng tương đương Sao Hải Vương (tương đương 17 lần khối lượng Trái Đất) va chạm với Beta Pictoris b.
Kết quả cho thấy vụ va chạm không chỉ góp phần tích tụ lượng kim loại nặng khổng lồ (từ 100 đến 300 khối lượng Trái Đất) mà còn tạo ra các dao động địa chấn có thể kéo dài suốt thời gian tương đương với tuổ.i đời hành tinh.
Nếu vụ va chạm xảy ra trong khoảng 9-18 triệu năm trước, thì những dao động đó có thể vẫn còn tồn tại đến ngày nay và hoàn toàn có thể được phát hiện bởi JWST.
Không chỉ cung cấp thông tin về cấu trúc bên trong hành tinh như mật độ vật chất, sự phân tầng. Các dao động này giúp truy ngược quá trình hình thành và tiến hóa của hành tinh, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới trong địa chấn học hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng không chỉ các vụ va chạm, mà sự di cư quỹ đạo do lực hấp dẫn thủy triều từ ngôi sao chủ cũng có thể kích thích các chế độ dao động trong hành tinh, đặc biệt là ở các hành tinh khí khổng lồ có quỹ đạo lệch tâm cao.
Đây được xem là cách tiếp cận mới, giúp con người “nghe” được những tín hiệu từ bên trong các hành tinh xa xôi trong vũ trụ, dù chúng cách Trái Đất hàng chục năm ánh sáng.
Hiện tại, những “tiếng vang” kéo dài hàng triệu năm trong vũ trụ vẫn còn là một bí ẩn đầy thách thức. Các nhà khoa học đang nỗ lực phát triển các thiết bị và kỹ thuật quan sát nhạy cảm hơn để có thể “lắng nghe” rõ ràng hơn những “âm hưởng” này. Các dự án như Kính viễn vọng Không gian James Webb, Đài quan sát Sóng hấp dẫn Laser giao thoa kế (LIGO) và Virgo đang mở ra những cánh cửa mới để khám phá vũ trụ bằng những phương tiện chưa từng có.
Bí ẩn vũ trụ: hố đen cô đơn bị bỏ rơi giữa ngân hà, cú tát vào mặt giới khoa học
Một hố đen "lang thang" đơn độc vừa được phát hiện, không thuộc bất kỳ hệ sao nào. Phát hiện chấn động này thách thức hiểu biết hiện tại về sự hình thành hố đen, giáng một cú tát vào mặt giới khoa học vũ trụ.
Phát hiện này không chỉ kết thúc nhiều năm quan sát và tranh luận mà còn mở ra cánh cửa cho một cuộc hành trình mới nhằm tìm kiếm những vật thể bí ẩn và khó nắm bắt nhất trong vũ trụ.
Vật thể đặc biệt này lần đầu tiên được nhóm nghiên cứu phát hiện cách đây vài năm khi nó lặng lẽ di chuyển qua chòm sao Nhân Mã. Dữ liệu ban đầu do kính viễn vọng Hubble thu thập từ năm 2011 đến 2017 cho thấy có một "vật thể tối" không xác định đang tác động đến ánh sáng của một ngôi sao ở xa.
Hiện tượng đó là kết quả của hiệu ứng vi thấu kính hấp dẫn, một hiện tượng vật lý kỳ lạ trong đó ánh sáng từ một ngôi sao bị bẻ cong bởi trọng lực của một vật thể đi qua phía trước nó, giống như cách một thấu kính khuếch đại hình ảnh.
Nhưng khi nhóm nghiên cứu đề xuất rằng thủ phạm có thể là một lỗ đen, họ đã vấp phải sự phản bác từ một nhóm khoa học khác cho rằng đây có thể là một sao neutron, một vật thể cũng có mật độ cực cao nhưng có khối lượng nhỏ hơn và dễ quan sát hơn.
Tuy nhiên, mọi tranh cãi giờ đây đã có hồi kết. Trong một công trình nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn , nhóm khoa học ban đầu đã sử dụng dữ liệu quan sát mới thu thập từ Kính viễn vọng Hubble trong giai đoạn 2021-2022 cùng với dữ liệu bổ sung từ tàu thăm dò không gian Gaia để xác minh lại bản chất của vật thể bí ẩn.
Kết quả phân tích cho thấy vật thể này có khối lượng gấp khoảng bảy lần Mặt Trời, vượt quá ngưỡng khối lượng tối đa của một ngôi sao neutron, từ đó loại trừ khả năng đó là một sao neutron và khẳng định chắc chắn đây là một hố đen.
Điều đáng nói là đây là lỗ đen đầu tiên được phát hiện trong trạng thái "cô độc", tức không có bất kỳ ngôi sao đồng hành nào, khác hoàn toàn với các lỗ đen từng được phát hiện trước đây, vốn thường lộ diện thông qua sự tương tác hấp dẫn với các ngôi sao gần đó, gây ra các hiện tượng như phát xạ tia X hoặc thay đổi quỹ đạo của ngôi sao.
Ở trường hợp này, lỗ đen chỉ được "nhìn thấy" khi nó tình cờ đi ngang qua một ngôi sao ở xa và làm cong ánh sáng đi tới từ ngôi sao đó - một dấu hiệu yếu ớt nhưng đủ để các nhà khoa học suy luận ra bản chất thật sự của nó.
"Phân tích đường cong ánh sáng vi thấu kính và các phép đo thiên văn đã dẫn chúng tôi cũng như các nhóm độc lập khác sau này đến kết luận rằng vật thể này là một lỗ đen khối lượng sao cô lập", nhóm nghiên cứu viết trong bản tóm tắt công bố kèm theo nghiên cứu của mình. "Đây là khám phá đầu tiên và hiện là duy nhất về một lỗ đen như vậy".
Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu thứ hai, từng phản đối giả thuyết lỗ đen cũng đã xem xét lại dữ liệu của họ trong năm 2023 và đi đến kết luận tương tự. Theo phân tích của họ, vật thể này có khối lượng gấp sáu lần Mặt Trời, mặc dù có độ không chắc chắn cao hơn, nhưng con số này vẫn nằm trong phạm vi phù hợp với ước tính của nhóm nghiên cứu ban đầu.
Sự đồng thuận hiếm hoi này giữa hai nhóm nghiên cứu độc lập càng làm tăng độ tin cậy của phát hiện, và đưa nó trở thành một minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại của các lỗ đen trôi dạt trong không gian, không gắn liền với bất kỳ hệ sao nào.
Khám phá này được đán.h giá là có tầm quan trọng lớn không chỉ vì tính độc đáo mà còn vì nó mở ra một kênh hoàn toàn mới trong việc nghiên cứu và phát hiện lỗ đen.
Cho đến nay, các nhà thiên văn học thường dựa vào các tín hiệu phụ trợ như bức xạ tia X hoặc sóng hấp dẫn để xác định sự hiện diện của lỗ đen. Nhưng việc chứng minh rằng chúng ta có thể phát hiện một lỗ đen chỉ bằng hiệu ứng hấp dẫn vi mô đã khẳng định hiệu quả của phương pháp vi thấu kính, một công cụ sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc khám phá các vật thể tối trong vũ trụ.
Dưới góc nhìn khoa học, đây là một thành tựu có sức ảnh hưởng lâu dài. Nếu có một lỗ đen đơn độc như vậy, thì có thể còn vô số lỗ đen tương tự khác đang âm thầm trôi nổi trong Dải Ngân Hà và các thiên hà khác, không hề để lại dấu vết nào ngoài hiệu ứng hấp dẫn.
Bí mật vũ trụ: 55 ngôi sao bỏ trốn, báo hiệu đại biến động ngân hà sắp xảy ra? Mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện 55 ngôi sao đang "chạy trốn" khỏi cụm sao R136 với tốc độ siêu thanh, gấp 80 lần vận tốc âm thanh trên Trái Đất. Hiện tượng kỳ lạ này làm dấy lên nhiều nghi vấn về một đại biến động vũ trụ sắp xảy ra. Cụm sao R136, nơi những ngôi sao...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị ch.ỉ tríc.h vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ

PKK tuyên bố giải tán, kết thúc 4 thập kỷ đối đầu với Ankara

Ấn Độ thu chiến lợi phẩm đặc biệt từ Pakistan sau cuộc đối đầu trên không
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) b.ị ch.ê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đán.h công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025