Bỉ cảnh báo về sự gia tăng đáng lo ngại của bệnh sởi
Trước sự gia tăng đáng lo ngại của các ca bệnh sởi tại nhiều quốc gia châu Âu, Cơ quan Y tế thành phố Brussels , Bỉ vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp về việc tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa căn bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch ở Brussels, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các chuyên gia cho biết để đạt được miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi, ít nhất 95% dân số cần được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, tại Bỉ, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh hiện chỉ đạt 83% và thậm chí còn thấp hơn tại một số khu vực như Wallonie và Brussels. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2020-2022, việc tiêm chủng chống sởi cũng bị gián đoạn do dịch COVID-19, khiến hơn 1,8 triệu trẻ sơ sinh trên toàn cầu không được tiêm phòng, tạo ra nguy cơ bùng phát các đợt dịch sởi mới.
Trước những diễn biến đáng lo ngại này, cơ quan y tế Brussels kêu gọi người dân chủ động kiểm tra lại tình trạng tiêm chủng của bản thân và gia đình để nhanh chóng bổ sung. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng vaccine là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh sởi. Họ đặc biệt khuyến nghị các bậc phụ huynh đảm bảo trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 9 đến 12 tháng tuổi được tiêm liều vaccine đầu tiên, và liều thứ hai nên được tiêm khi trẻ từ 7 đến 8 tuổi để đạt hiệu quả miễn dịch tối ưu.
Ngoài ra, cơ quan y tế cũng nhắc nhở phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước bệnh sởi. Việc tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi các biến chứng nguy hiểm.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh dịch sởi đang gia tăng tại nhiều khu vực, đặc biệt ở các quốc gia như Áo, Thụy Sĩ và Italy – những điểm đến phổ biến của du khách trong mùa Đông. Virus sởi lây lan qua đường không khí, với tốc độ lây nhiễm cao hơn nhiều so với dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, một người mắc bệnh có thể lây cho khoảng 10 người khác ngay cả trước khi xuất hiện triệu chứng, do đó dễ dàng bùng phát dịch.
Video đang HOT
Giải mã khả năng châu Âu cử binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Ukraine
Lãnh đạo nhiều quốc gia châu Âu đã ngỏ ý cử binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine trong trường hợp lệnh ngừng bắn lâu dài được hiện thực hóa.
Vậy lực lượng này sẽ có quy mô và hoạt động như thế nào?
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo bọc thép trong cuộc xung đột với Nga gần Bahmut, vùng Donetsk. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Việc duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình có thể tạo thêm gánh nặng đè lên vai quân đội châu Âu, vốn đã cạn kiệt kho vũ khí do cung cấp hỗ trợ Ukraine. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cho cam kết quân sự mở rộng này cũng đem đến bài toán hóc búa đối với một số quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn về ngân sách.
Quan điểm của các quốc gia châu Âu
Pháp là nước nhiệt tình nhất, ủng hộ triển khai lực lượng tới Ukraine. Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại thủ đô Paris của Pháp ngày 17/2, để cùng thảo luận về những nội dung liên quan đến thỏa thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đạt được với Nga cũng như kêu gọi các nước thành viên tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine trong năm nay.
Tổng thống Emmanuel Macron đã tiếp đón Thủ tướng Anh Keir Starmer, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte tại Điện Elysee.
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết London sẵn sàng điều lực lượng đến Ukraine để tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình sau khi xung đột kết thúc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức ngày 17/2 cho biết nước này "sẽ không ngần ngại" đóng góp binh sĩ đến Ukraine nếu có khung pháp lý cho động thái như vậy.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói rằng "hoàn toàn có khả năng" nước này gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đén Ukraine, nếu có nhiệm vụ rõ ràng. Chính phủ Hà Lan vào cuối tuần cũng bắn tín hiệu rằng họ có thể đóng góp, với điều kiện có nhiệm vụ rõ ràng và Mỹ cam kết hỗ trợ trong trường hợp leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan, quốc gia có quân đội lớn thứ ba trong NATO, cho biết họ sẽ không cử binh sĩ. Trong khi đó, Tây Ban Nha nhận định vẫn còn quá sớm cho đề nghị như vậy.
Tiềm năng của lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine
Binh sĩ Đức tham gia tập trận tại Altengrabow ở miền Đông nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Matthew Savill, tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), lập luận rằng có một số cấp độ tiềm năng cho lực lượng gìn giữ hòa bình triển khai ở Ukraine sau lệnh ngừng bắn. Đầu tiên là một lực lượng răn đe trên bộ lớn, về lý thuyết có thể chiến đấu, với 100.000 đến 150.000 quân như Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong muốn.
Nhưng với việc Mỹ loại trừ khả năng tham gia, chưa rõ liệu riêng mình châu Âu có thể đáp ứng đủ quân số như vậy hay không. Do đó, ông Savill tin rằng giải pháp thay thế đáng tin cậy hơn sẽ là lực lượng gồm hàng chục nghìn binh sĩ ở một số khu vực tiền tuyến. Mô hình khiêm tốn hơn nữa sẽ là lực lượng lớn chuyên về huấn luyện.
Chuyên gia quân sự Ben Barry tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) bổ sung rằng lực lượng trên không và trên biển cũng cần thiết cho bất kỳ hỗ trợ nào trong tương lai cho Ukraine.
Tờ Guardian (Anh) đánh giá binh sĩ châu Âu được triển khai tới Ukraine sẽ khó có khả năng được xếp vào nhóm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Liên hợp quốc (LHQ) thường đảm nhận bố trí các nhiệm vụ như vậy, và sẽ tham gia theo cách công bằng.
Nhiều khả năng lực lượng quân đội châu Âu ở Ukraine sẽ nằm dưới chỉ huy của chính châu Âu, bất kể quy mô nào. Ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết NATO sẽ không đảm bảo an ninh cho lực lượng như vậy.
Theo Guardian (Anh), có khả năng Nga sẽ phản đối sự hiện diện của quân đội châu Âu bên trong lãnh thổ Ukraine.
Cơ quan y tế của 6 nước châu Âu kêu gọi tăng cường hỗ trợ WHO sau động thái của Mỹ Sáu quốc gia châu Âu đã kêu gọi tăng cường sự tham gia tích cực của khu vực vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khả năng Mỹ rút lui khỏi tổ chức này. Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN. Cụ thể, những người đứng đầu Viện Y tế và Phúc lợi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ ngừng cung cấp vũ khí quan trọng cho Ukraine báo hiệu sự chuyển hướng chiến lược?

Trung Quốc kích hoạt phản ứng khẩn cấp đối phó với lũ lụt tại 5 tỉnh

Trung Quốc khẳng định duy trì nguồn cung đất hiếm cho châu Âu

Google gửi thông báo quan trọng đến người dùng Chrome

Bắt nạt ở trường, trên mạng sẽ bị tước bằng lái xe ở tiểu bang Mỹ

Nổ lớn san bằng cơ sở pháo hoa ở California, 7 người mất tích

Trung Quốc đưa tua bin thủy điện lớn nhất thế giới đến Tây Tạng

Tàu sân bay Trung Quốc vào cảng Hồng Kông

Sống với đàn chó nhiều năm, bé trai bị mẹ bỏ mặc chỉ biết sủa thay vì nói

Khẳng định của Tổng thống Trump giữa đồn đoán Mỹ dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine

Tổng thống D.Trump: Mỹ, Nga chưa đạt được tiến triển trong vấn đề Ukraine

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
Có thể bạn quan tâm

Mercedes-Benz mang xe cổ gần 70 năm tuổi trưng bày tại TP HCM
Ôtô
18:36:58 04/07/2025
Ông ngoại quốc dân" TVB qua đời: Cả showbiz Hong Kong bàng hoàng tiếc thương
Sao châu á
17:56:08 04/07/2025
Tây Ninh: Phát hiện 29 người Việt từng làm tại ổ lừa đảo Campuchia, lý lịch sốc
Tin nổi bật
17:45:21 04/07/2025
Những rắc rối đời tư của ngôi sao Kill Bill trước khi qua đời
Sao âu mỹ
17:24:54 04/07/2025
Cloudflare ngăn chặn AI ăn cắp bản quyền website
Thế giới số
17:21:10 04/07/2025
Angela Phương Trinh lộ body thật qua "camera thường", khác xa hình ảnh tự đăng?
Sao việt
17:18:37 04/07/2025
Nắng - cô gái 27 tuổi 2 lần mắc ung thư: Sống ở Hà Nội, mua nhà ở Đà Nẵng sau 3 ngày tìm hiểu
Netizen
17:15:45 04/07/2025
Song Hye Kyo bất ngờ đeo nhẫn ngón áp út, cư dân mạng sốc "Chị cưới ai?"
Phim châu á
16:30:56 04/07/2025
Samsung sẽ tung Galaxy Z Flip màn hình gập giá rẻ trong năm nay
Đồ 2-tek
16:17:33 04/07/2025
5 món ăn tưởng đại bổ nhưng hóa ra cực kỳ bình thường
Ẩm thực
16:14:00 04/07/2025